Danh mục

Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong dạy học lịch sử ở các trung tâm giáo dục thường xuyên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 853.45 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung phân tích thực trạng việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn học lịch sử tại Trung tâm giáo dục thường xuyên, từ đó đề xuất các biện pháp để tổ chức hiệu quả hoạt động trải nghiệm nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong dạy học lịch sử ở các trung tâm giáo dục thường xuyên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2019-0049Educational Sciences, 2020, Volume 65, Issue 4C, pp. 286-295This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 Nguyễn Thị Bích Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội : Tóm tắt. Hoạt động trải nghiệm được coi là một cấu phần quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam 2018, được thiết kế từ cấp Tiểu học đến Trung học phổ thông. Là môn học bắt buộc, hoạt động trải nghiệm xác định mục tiêu nhằm hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kĩ năng sống và những năng lực chung cần có ở con người trong xã hội hiện đại. Nội dung hoạt động trải nghiệm được thiết kế theo hướng tích hợp, hình thức và phương pháp tổ chức đa dạng, linh hoạt. Ở từng môn học, hoạt động trải nghiệm cũng được đặc biệt quan tâm. Giáo dục thường xuyên là một bộ phận của hệ thống giáo dục quốc dân, cùng thực hiện một chương trình trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Tuy nhiên, các Trung tâm giáo dục thường xuyên có đối tượng học sinh, điều kiện dạy học với nhiều điểm khác biệt nên việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sẽ có những thuận lợi và khó khăn nhất định. Cách thức tiến hành hoạt động trải nghiệm cũng cần phải được tổ chức một cách linh hoạt để phù hợp với thực tiễn mang tính đặc thù. Bài viết tập trung phân tích thực trạng việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn học lịch sử tại Trung tâm giáo dục thường xuyên, từ đó đề xuất các biện pháp để tổ chức hiệu quả hoạt động trải nghiệm nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh. Từ khóa: hoạt động trải nghiệm, tổ chức, dạy học lịch sử, học sinh, Trung tâm giáo dục thường xuyên.1. Mở đầu John Dewey (1859-1952) - nhà lí luận giáo dục có ảnh hưởng nhất của thế kỉ XX cho rằng nhàtrường có nhiệm vụ chuẩn bị những điều kiện cho trẻ em tự mình tạo dựng kiến thức cho chính mìnhbằng các công cụ của chúng như đôi mắt, đôi tai, đôi tay, đôi chân, đặc biệt là tư duy. Trẻ em cầnđược phát triển hết khả năng, sẵn sàng sử dụng mọi công cụ của chúng, đó chính là sự chuẩn bịđích thực cho cuộc sống tương lai. Với cách nhìn như vậy, John Dewey đã đưa ra triết lí: “Việchọc của trẻ em phải đi từ trải nghiệm của chúng. Trải nghiệm vừa là nội dung vừa là phươngpháp… Không có nội dung hoặc giá trị giáo dục hoặc giá trị bản thân mang tính tuyệt đối, bấtbiến được áp đặt từ bên ngoài cho trẻ em. Mọi thứ đều phải do từng cá nhân trẻ em tự mình tìmra. Khi trẻ em tự mình trải nghiệm thì chúng mới tìm ra được giá trị của điều chúng trải nghiệm”[1, tr.16]. Triết lí của John Dewey, tập trung vào ba vấn đề: i. Hoạt động trải nghiêm (HĐTN) làcần thiết và việc học của học sinh (HS) nên bắt đầu từ HĐTN; ii. Trải nghiệm vừa được xem lànội dung học tập vừa là phương pháp dạy học (PPDH) trong nhà trường phổ thông; iii. Tham giavào HĐTN, HS khẳng định được năng lực và giá trị của chúng. Triết lí của John Dewey đã có ảnhrất lớn đến những nghiên cứu sau này của các nhà giáo dục về HĐTN.Ngày nhận bài: 2/3/2020. Ngày sửa bài: 18/3/2020. Ngày nhận đăng: 25/3/2020.Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Bích. Địa chỉ e-mail: bichnt@hnue.edu.vn286 Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong dạy học Lịch sử ở các trung tâm giáo dục thường xuyên... Nghiên cứu về vai trò của HĐTN, Kurt Lewin [2] cho rằng học tập tốt nhất là được đặttrong môi trường, ở đó kinh nghiệm của cá nhân là thành phần quan trọng để trải nghiệm. CarlRogers [3] phân tích: kiến thức chỉ có ý nghĩa khi nó được vận dụng vào thực tiễn, vai trò củahọc tập qua trải nghiệm là rất quan trọng hướng tới cung cấp nhiều cơ hội cho HS tương tác vớicác đối tượng học tập, với môi trường học tập. Học tập trải nghiệm tạo điều kiện cho cá nhântham gia, được đánh giá bởi người học, tạo các hiệu ứng rộng rãi đến người học. Susan Hart [4]đưa ra một cách tiếp cận mới đầy thách thức để tăng cường học tập của trẻ em thông qua mộtquá trình phản ánh được gọi là “tư duy đổi mới” để xem xét và phản ánh các trải nghiệm tronglớp học. Marjorie Schiering [5] cho rằng HS thường thích cách học tập thông qua các hoạt độngmang tính tương tác, người dạy nên tập trung vào thiết kế các hoạt động vui nhộn để HS tham giavào quá trình tương tác với bạn bè, với giáo viên (GV). Sự cần thiết phải tổ chức cho HS tham giavào các HĐTN trở thành quan điểm được đưa vào trong triết lí cải cách giáo dục của nhiều quốcgia. Tại Trung Quốc, Lữ Đạt, Ch ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: