Danh mục

Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Vật lí gắn với bối cảnh địa phương

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 549.33 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Vật lí gắn với bối cảnh địa phương" trình bày một trong những hình thức dạy học theo định hướng này thông qua việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo và các đề xuất mở rộng định hướng này trong dạy học vật lí. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Vật lí gắn với bối cảnh địa phươngHỘI NGHỊ GIẢNG DẠY VẬT LÍ TOÀN QUỐC Hà Nội, 06 – 11 – 2016 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ GẮN VỚI BỐI CẢNH ĐỊA PHƯƠNG Tưởng Duy Hải Tuongduyhai79@yahoo.fr Khoa Vật lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội TÓM TẮT Dạy học trong nhà trường gắn với bối cảnh sống của người học là một trong những địnhhướng quan trọng trong giáo dục. Các nghiên cứu toàn cầu đã đưa ra nhiều phương pháp, hìnhthức dạy học hiện thực hóa định hướng này trong nhà trường. Đặc biệt, trong dạy học vật lí, địnhhướng này lại càng quan trọng trong vai trò vận dụng kiến thức vật lí vào cuộc sống và giải quyếtcác vấn đề trong cuộc sống của học sinh. Do đó, bài báo trình bày một trong những hình thức dạyhọc theo định hướng này thông qua việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo và các đề xuất mởrộng định hướng này trong dạy học vật lí.Từ khóa: Dạy học vật lí, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo, Dạy học gắn với bối cảnh địa phương1. MỞ ĐẦU Một trong những xu hướng dạy học ngày nay là gắn dạy học trong nhà trường với bốicảnh thực tế của cuộc sống học sinh. Mục đích trong giáo dục phải mọc lên từ những nhucầu của cuộc sống hàng ngày. Việc học trong nhà trường của học sinh phải song hành vớicuộc sống của học sinh [1]. Xu hướng này làm tăng hứng thú của học sinh với các mônhọc, đặc biệt là môn vật lí khi mà thực tế dạy học cho thấy học sinh ngày càng không mặnmà với các môn học này [2]. Trong xu hướng này, tổ chức hoạt động học tập dựa trên sự trải nghiệm của học sinhhay dưới hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo 1 có vai trò đặc biệt quan trọngkhi đặt các hoạt động học tập của học sinh vượt ra “ngoài khuôn khổ” lớp học, kết nối vớithực tế đa dạng của cuộc sống, đem đến cho học sinh ý nghĩa của việc học. Các bài họckhông diễn ra tuần tự, định sẵn trong chương trình, mà chúng gắn trực tiếp với bối cảnhthực tế trong cuộc sống, ở đó học sinh được thể hiện các năng lực và các kinh nghiệmsống của mình nhiều hơn việc ngồi “giải các bài tập” trong lớp học. Trong thực tế, việc dạy học các môn học riêng rẽ làm phân mảnh, gián đoạn các kiếnthức về cùng một đối tượng [3]. Kiến thức học sinh thu được thiếu tính thống nhất, tínhtổng quát, nên khi giải quyết vấn đề trong cuộc sống thực tế, học sinh đã gặp nhiều khókhăn, đặc biệt là việc huy động kiến thức đã học vì học sinh không liên kết được kiến thứccủa các môn học vào cùng một vấn đề cần giải quyết [4].1 Tên gọi trong Dự thảo chương trình phổ thông tổng thể sau năm 2015 68HỘI NGHỊ GIẢNG DẠY VẬT LÍ TOÀN QUỐC Hà Nội, 06 – 11 – 2016 Hơn nữa, kiến thức người học thu được trong nhà trường cũng không bao quát đượchết các yếu tố của vấn đề cần giải quyết trong thực tế cuộc sống, vì các vấn đề trong cuộcsống rất phức tạp, đa dạng, đề cập đến cả các yếu tố khoa học, xã hội và lĩnh vực môitrường, thậm chí là cả các định hướng chính trị ẩn chứa trong đó. Mặt khác, các vấn đề củathực tế cuộc sống cũng luôn phát sinh và phát triển không ngừng, trong khi cải cách trongnhà trường thường chậm trễ và đi sau sự phát triển của các vấn đề trong cuộc sống. Điềunày đã tạo ra sự “trễ pha” giữa các lĩnh vực trong nhà trường và trong cuộc sống thực tế,khi mà học sinh được trải nghiệm hằng ngày trong cuộc sống, nhiều hơn trong nhà trường.Để khắc phục vấn đề “trễ pha” này thì cần:  Tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các nội dung học trong nhà trường với cuộc sống củahọc sinh bằng cách gắn kết những vấn đề học trong nhà trường với bối cảnh thực tế địaphương nơi học sinh sống;  Đưa những vấn đề của cuộc sống thực tế của địa phương học sinh vào nhà trườngđể học sinh nghiên cứu và tìm các giải pháp phù hợp. Thực hiện hai cách này sẽ đảm bảo hoạt động học có giá trị với học sinh và với cộngđồng nơi học sinh đang sống nhưng cũng đặt ra một số câu hỏi cho người tổ chức dạy họccần phải giải quyết như:  Những vấn đề nào trong cuộc sống thực tế của học sinh, của địa phương cần đượcđưa vào nhà trường trong hàng loạt các vấn đề xuất hiện và phát triển mạnh mẽ từng ngàyxung quanh học sinh?  Làm thế nào để dạy học hiệu quả các vấn đề gắn với thực tế địa phương học sinh,khi mà chương trình dạy học đã được xây dựng một cách logic chặt chẽ và đã định hình từtrước, mang tính chương trình hóa cao từ trình độ thấp đến trình độ cao và có khung thờigian xác định?  Làm thế nào đánh giá được việc học của học sinh, khi việc giải quyết các vấn đềthực tế của địa phương đòi hỏi nhiều thời gian và việc đánh giá học sinh đã có hệ thốngđịnh sẵn từ trư ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: