Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học vật lí ở trường phổ thông
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.48 MB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu cơ sở lí luận, xây dựng nội dung, chương trình của hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường đang mang tính thời sự hơn bao giờ hết. Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu cơ sở lí luận và đề xuất tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học bộ môn Vật lí ở trường phổ thông theo mục tiêu phát triển năng lực học sinh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học vật lí ở trường phổ thông JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8B, pp. 42-48 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0157 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG Tưởng Duy Hải Khoa Vật lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một trong những nội dung chính hợp thành chương trình tổng thể giáo dục phổ thông trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục sau 2015. Nghiên cứu cơ sở lí luận, xây dựng nội dung, chương trình của hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường đang mang tính thời sự hơn bao giờ hết. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu cở sở lí luận và đề xuất tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học bộ môn Vật lí ở trường phổ thông theo mục tiêu phát triển năng lực học sinh. Từ khóa: Hoạt động giáo dục, trải nghiệm sáng tạo, dạy học môn Vật lí, phát triển năng lực. 1. Mở đầu Theo dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể thì “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo” là hoạt động giáo dục. Học sinh được trực tiếp thực hiện các hoạt động trong hoặc ngoài nhà trường dưới sự hướng dẫn của giáo viên hoặc nhà giáo dục. Quá trình hoạt động trong môi trường cuộc sống sẽ kích thích và phát triển sự sáng tạo của học sinh. Như vậy, chính học sinh tự học qua sự trải nghiệm của bản thân để hình thành năng lực cho chính mình. Theo Dewey (1938), Balleux (2000) thì học sinh học tập qua sự trải nghiệm sẽ gắn kết nhà trường với cuộc sống. Khi môi trường học tập không tách khỏi xã hội thực tế thì sẽ tạo cơ hội học tập suốt đời cho học sinh [1, 2]. Theo Lindeman (1926), học sinh học tập qua hoạt động trải nghiệm sẽ có cơ hội khám phá cuộc sống ngoài nhà trường, giải quyết các tình huống thực tiễn bằng chính kinh nghiệm cá nhân của mình và hiểu được bản chất, hoạt động của những đối tượng xung quanh cuộc sống của mình [3]. Theo Piaget, Lewin, Kolb trong quá trình trải nghiệm, học sinh luôn phải huy động kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm cho phù hợp với bối cảnh, do đó học sinh luôn phải sáng tạo để thích nghi với các tình huống và sự biến đổi của môi trường học tập [4]. Cũng theo Dewey, Piaget et Kolb, quá trình học tập dựa trên sự trải nghiệm, học sinh luôn huy động các kiến thức, kĩ năng của mình cho phù hợp với cảm xúc, nhận thức của người khác, của bối cảnh xã hội mà học sinh sống. Quá trình điều phối sẽ giúp học sinh thích nghi với môi trường, với mọi người và bối cảnh xã hội và cũng giúp học sinh tự rèn luyện, phát triển năng lực sáng tạo của bản thân [5-8]. Như vậy, bản chất của hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục và hoạt động dạy học được tổ chức trong môi trường học tập trải nghiệm nhằm hình thành và phát triển năng Ngày nhận bài: 16/6/2016. Ngày nhận đăng: 5/9/2016. Tác giả liên lạc: Tưởng Duy Hải, địa chỉ e-mail: tuongduyhai79@yahoo.fr 42 Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông lực, nhân cách cho học sinh. Trong đó, học sinh là người được tham gia trực tiếp vào hoạt động để phát huy khả năng sáng tạo nhằm thích ứng với bối cảnh xã hội hiện thực của mình [9]. 2. 2.1. Nội dung nghiên cứu Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường phổ thông Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được tổ chức dưới dạng hoạt động học cho học sinh. Trong đó, học sinh được tự thực hiện trực tiếp các hoạt động học và trở thành chủ thể của hoạt động, của quá trình học. Như vậy, vai trò của giáo viên sẽ phải là người tổ chức, người đặt mục tiêu cho các hoạt động. Trong dạy học bộ môn, sự trải nghiệm của học sinh vẫn phải đảm bảo sự tự chiếm lĩnh kiến thức mục tiêu của bài học bên cạnh các hoạt động mang tính giáo dục để hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. Do đó, khi tổ chức hoạt động trải nghiệm, giáo viên cần phải thực hiện đầy đủ các bước được trình bày trong Bảng 1. Bảng 1. Các bước tổ chức hoạt động trải nghiệm Các bước xây dựng hoạt động Mục tiêu chính của hoạt động Mục tiêu cụ thể về năng lực Nội dung của mỗi hoạt động Các bước tiến hành, hoạt động cụ thể Nhóm và địa điểm làm việc Thời điểm, thời gian Thiết bị, vật tư Vai trò của giáo viên Hợp tác, phối hợp Đánh giá Các câu hỏi giáo viên cần trả lời Mục đích, mục tiêu học tập, hoạt động chính của học sinh là cái gì? Những năng lực cụ thể nào được hướng tới trong mỗi hoạt động? Học sinh phải học những cái gì? Giáo viên phải dạy những cái gì? Học sinh phải thu được kiến thức nào sau hoạt động? Làm thế nào để học sinh học những nội dung đó? Làm thế nào học sinh hình thành và phát triển được các năng lực đó? Học sinh hoạt động ở đâu và làm việc, hoạt động với ai? Học sinh học khi nào? Thời gian bố trí là bao nhiêu? Cần những cái gì để tổ chức học tập, hoạt động cho học sinh? Làm thế nào để kích thích, thúc đẩy, động viên, khuyến khích và tổ chức việc học cho học sinh? Cần phối hợp, hợp tác với ai để thúc đẩy việc dạy, hoạt động và việc học cho học sinh? Làm th ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học vật lí ở trường phổ thông JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8B, pp. 42-48 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0157 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG Tưởng Duy Hải Khoa Vật lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một trong những nội dung chính hợp thành chương trình tổng thể giáo dục phổ thông trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục sau 2015. Nghiên cứu cơ sở lí luận, xây dựng nội dung, chương trình của hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường đang mang tính thời sự hơn bao giờ hết. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu cở sở lí luận và đề xuất tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học bộ môn Vật lí ở trường phổ thông theo mục tiêu phát triển năng lực học sinh. Từ khóa: Hoạt động giáo dục, trải nghiệm sáng tạo, dạy học môn Vật lí, phát triển năng lực. 1. Mở đầu Theo dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể thì “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo” là hoạt động giáo dục. Học sinh được trực tiếp thực hiện các hoạt động trong hoặc ngoài nhà trường dưới sự hướng dẫn của giáo viên hoặc nhà giáo dục. Quá trình hoạt động trong môi trường cuộc sống sẽ kích thích và phát triển sự sáng tạo của học sinh. Như vậy, chính học sinh tự học qua sự trải nghiệm của bản thân để hình thành năng lực cho chính mình. Theo Dewey (1938), Balleux (2000) thì học sinh học tập qua sự trải nghiệm sẽ gắn kết nhà trường với cuộc sống. Khi môi trường học tập không tách khỏi xã hội thực tế thì sẽ tạo cơ hội học tập suốt đời cho học sinh [1, 2]. Theo Lindeman (1926), học sinh học tập qua hoạt động trải nghiệm sẽ có cơ hội khám phá cuộc sống ngoài nhà trường, giải quyết các tình huống thực tiễn bằng chính kinh nghiệm cá nhân của mình và hiểu được bản chất, hoạt động của những đối tượng xung quanh cuộc sống của mình [3]. Theo Piaget, Lewin, Kolb trong quá trình trải nghiệm, học sinh luôn phải huy động kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm cho phù hợp với bối cảnh, do đó học sinh luôn phải sáng tạo để thích nghi với các tình huống và sự biến đổi của môi trường học tập [4]. Cũng theo Dewey, Piaget et Kolb, quá trình học tập dựa trên sự trải nghiệm, học sinh luôn huy động các kiến thức, kĩ năng của mình cho phù hợp với cảm xúc, nhận thức của người khác, của bối cảnh xã hội mà học sinh sống. Quá trình điều phối sẽ giúp học sinh thích nghi với môi trường, với mọi người và bối cảnh xã hội và cũng giúp học sinh tự rèn luyện, phát triển năng lực sáng tạo của bản thân [5-8]. Như vậy, bản chất của hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục và hoạt động dạy học được tổ chức trong môi trường học tập trải nghiệm nhằm hình thành và phát triển năng Ngày nhận bài: 16/6/2016. Ngày nhận đăng: 5/9/2016. Tác giả liên lạc: Tưởng Duy Hải, địa chỉ e-mail: tuongduyhai79@yahoo.fr 42 Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông lực, nhân cách cho học sinh. Trong đó, học sinh là người được tham gia trực tiếp vào hoạt động để phát huy khả năng sáng tạo nhằm thích ứng với bối cảnh xã hội hiện thực của mình [9]. 2. 2.1. Nội dung nghiên cứu Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường phổ thông Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được tổ chức dưới dạng hoạt động học cho học sinh. Trong đó, học sinh được tự thực hiện trực tiếp các hoạt động học và trở thành chủ thể của hoạt động, của quá trình học. Như vậy, vai trò của giáo viên sẽ phải là người tổ chức, người đặt mục tiêu cho các hoạt động. Trong dạy học bộ môn, sự trải nghiệm của học sinh vẫn phải đảm bảo sự tự chiếm lĩnh kiến thức mục tiêu của bài học bên cạnh các hoạt động mang tính giáo dục để hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. Do đó, khi tổ chức hoạt động trải nghiệm, giáo viên cần phải thực hiện đầy đủ các bước được trình bày trong Bảng 1. Bảng 1. Các bước tổ chức hoạt động trải nghiệm Các bước xây dựng hoạt động Mục tiêu chính của hoạt động Mục tiêu cụ thể về năng lực Nội dung của mỗi hoạt động Các bước tiến hành, hoạt động cụ thể Nhóm và địa điểm làm việc Thời điểm, thời gian Thiết bị, vật tư Vai trò của giáo viên Hợp tác, phối hợp Đánh giá Các câu hỏi giáo viên cần trả lời Mục đích, mục tiêu học tập, hoạt động chính của học sinh là cái gì? Những năng lực cụ thể nào được hướng tới trong mỗi hoạt động? Học sinh phải học những cái gì? Giáo viên phải dạy những cái gì? Học sinh phải thu được kiến thức nào sau hoạt động? Làm thế nào để học sinh học những nội dung đó? Làm thế nào học sinh hình thành và phát triển được các năng lực đó? Học sinh hoạt động ở đâu và làm việc, hoạt động với ai? Học sinh học khi nào? Thời gian bố trí là bao nhiêu? Cần những cái gì để tổ chức học tập, hoạt động cho học sinh? Làm thế nào để kích thích, thúc đẩy, động viên, khuyến khích và tổ chức việc học cho học sinh? Cần phối hợp, hợp tác với ai để thúc đẩy việc dạy, hoạt động và việc học cho học sinh? Làm th ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hoạt động giáo dục Trải nghiệm sáng tạo Dạy học môn Vật lí Phát triển năng lực cho học sinh Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy họcTài liệu liên quan:
-
143 trang 62 0 0
-
8 trang 59 0 0
-
Bài thu hoạch: Tìm hiểu thực tế giáo dục
30 trang 50 0 0 -
6 trang 46 1 0
-
Quyết định 2245/QĐ-UBND năm 2013
2 trang 44 0 0 -
Quyết định 2153/QĐ-TTg năm 2013 Hải Phòng
2 trang 43 0 0 -
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 2
25 trang 43 0 0 -
Chương 2: Giáo dục và sự phát triển xã hội
5 trang 38 0 0 -
Quyết định 2101/QĐ-UBND năm 2013
1 trang 38 0 0 -
Quyết định số 3559/QĐ-BGTVT năm 2013
3 trang 37 0 0