Danh mục

Tổ chức học đại cương

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 306.59 KB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

. Định nghĩa mục tiêu của tổ chức: - Mục tiêu của tổ chức là “ những mục đích mà vì chúng một tổ chức được thành lập và tổ chức cần phải đạt được những mục đích đó”. - Mục tiêu là “ các chuẩn đích mà mọi hoạt động của bất kỳ một bộ phận nào cũng đều phải hướng tới” ( Những vấn đề cốt yếu của quản lý).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổ chức học đại cương BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ..... KHOA .... Tổ chức học đại cương http://nhaquanlytre.wordpress.com 1 1. Định nghĩa mục tiêu của tổ chức: - Mục tiêu của tổ chức là “ những mục đích mà vì chúng một tổ chức được thành lập và tổ chức cần phải đạt được những mục đích đó”. - Mục tiêu là “ các chuẩn đích mà mọi hoạt động của bất kỳ một bộ phận nào cũng đều phải hướng tới” ( Những vấn đề cốt yếu của quản lý). 2. Xác lập mục tiêu của tổ chức: a. Định nghĩa: - Xác định mục tiêu là xây dựng một tập hợp các phương án hoạt động có thể và đánh giá các phương án đó theo một thứ tự ưu tiên nào đó. - Xác định mục tiêu của tổ chức phải được dựa trên cơ sở tổng kết thực tiễn và dự báo xu thế phát triển của môi trường. b. Nguyên tắc SMART: Nguyên tắc SMART được gọi là nguyên tắc xác lập mục tiêu thông minh. Theo nguyên tắc SMART, mục tiêu được xây dựng dựa trên những tiêu chí sau: - S-Specific: Cụ thể, rõ ràng và dễ hiểu. Ví dụ: Mục tiêu của công ty A là đến năm 2010 doanh số đạt 10 tỉ đồng. - M-Measurable: Mục tiêu phải đo đếm được. Mục tiêu đưa ra phải có đơn vị, con số cụ thể để có thể đo đếm được. Ví dụ: Với mục tiêu “khách hàng hài lòng”, ta có thể chuyển thành: “80% khách hàng trở lại”. - A-Achievable: Mục tiêu phải có tính khả thi, tức là có thể đạt được bằng chính khả năng của mình. Mục tiêu không được quá thấp hoặc quá cao. Nếu mục tiêu quá thấp thì sẽ không kích thích được sự cố gắng của mọi người khi thực hiện. Còn mục tiêu quá cao thì sẽ khiến các thành viên nhục chí ngay từ khi chưa bắt đầu. Vì vậy, mục tiêu tốt, http://nhaquanlytre.wordpress.com 2 là mục vừa mức khó khăn, nhưng vẫn có thể nắm bắt và điều khiển được. - R-Realistic: Mục tiêu phải thực tế, không viển vông. Mục tiêu đặt ra phải sát với năng lực và phải thực tế. - T-Time bound: Mục tiêu cần có một mốc thời gian cụ thể để kiểm tra và phân bổ khối lượng công việc phù hợp. Ví dụ: Mục tiêu đến năm 2020, thực hiện truyền tải điện năng không dây theo kiểu cảm ứng điện từ. c. Cây mục tiêu trong tổ chức: - Trong một tổ chức luôn tồn tại một hệ thống các mục tiêu có cấu trúc hình cây. - Có nhiều cách phân loại mục tiêu nhưng đối với tổ chức người ta thường phân ra mục tiêu dài hạn – đính đến cuối cùng cho mọi hoạt động của tổ chức và mục tiêu ngắn hạn. + Từ mục tiêu dài hạn, các mục tiêu ngắn hạn được soạn thảo và sắp xếp thứ tự ưu tiên theo nguyên lý xây dựng cây mục tiêu. + Từ những mục tiêu ngắn hạn của hệ thống, ta lại tiếp tục soạn thảo thành những mục tiêu của các tổ chức hợp thành hệ thống để từ đó triển khai thành các nhiệm vụ thực hiện mục tiêu. - Các mục tiêu có thể dẫn đến xung đột bởi những nhóm lợi ích khác nhau trong tổ chức trong vấn đề quyết định mức độ ưu tiên giữa chúng. Vì vậy, việc xây dựng cây mục tiêu như trên sẽ góp phần tránh tình trạng xung đột đó. - Muốn đạt được mục tiêu hợp lý ta phải hợp lý ta phải tự trả lời những câu hỏi sau: + Thời điểm xác định mục tiêu đã thích hợp chưa? + Những yêu cầu cạnh tranh có gây ra trì hoãn không? + Mục tiêu ngắn hạn có phù hợp với mục tiêu ngắn hạn hay không? + Mục tiêu xác lập có tác động như thế nào đến tổ chức? http://nhaquanlytre.wordpress.com 3 + Phản ứng của các cấp trên, cấp dưới và quần chúng sẽ phản ứng như thế nào? + Mục tiêu ấy sẽ thúc đẩy phát những kỹ năng, những lĩnh vực nào của tổ chức và liệu có hiệu ứng Đôminô không? d. Những sai lầm thường mắc phải khi xác lập mục tiêu của tổ chức: - Khi xác lập mục tiêu tổ chức thường phạm phải những sai lầm sau: + Đặt ra mục tiêu cao hơn khả năng đạt tới mục tiêu của tổ chức. + Xác lập đa mục tiêu trong khi nguồn lực có hạn và không sắp xếp được thứ tự ưu tiên của các mục tiêu đó. + Xác lập hay lựa chọn mục tiêu sai. + Lẫn lộn mục tiêu và phương tiện. - Sự xác lập mục tiêu như trên là do nhiều nguyên nhân: + Sức ép của các nhóm lợi ích. + Tham vọng của tổ chức và người xác lập mục tiêu. + Người lãnh đạo không đủ năng lực, hay có đủ năng lực nhưng lại không có đủ quyền lực cá nhân để thể hiện bản lĩnh cá nhân và chịu sự chi phối của tập thể kém hiểu biết, hoặc cố tình duy trì lợi ích nhóm trong tổ chức. + Do văn hóa tổ chức. PHẦN II: TIẾP CẬN SỰ THẤT BẠI CỦA ĐỀ ÁN 112 TỪ CÂY MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN I. Giới thiệu Đề án 112: Đề án 112 là tên gọi tắt của đề án “Tin học hóa hành chính Nhà nước”, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thông qua quyết định 112/2001 ngày 25/7/2001. Đây là 1 trong 7 chương trình hiện đại hóa http://nhaquanlytre.wordpress.com 4 hành chính nhà nước trong tổng thể 7 chương trình từ 2001 - 2010 về cải cách hành chính nhà nước. 1. Mục tiêu của đề án: a. Mục tiêu chung: Đề án được tiến hành qua 2 giai đoạn 2001- 2005 và 2006- 2010 với mục tiêu chung như sau: - Đến năm 2005, về cơ bản, xây dựng và đưa vào hoạt động hệ thống thông tin điện tử của Đảng và Chính phủ. - Đến năm 2010, xây dựng và đưa vào vận hành mạng Điện tử - Tin học thống nhất của Chính phủ hướng tới Hành chính điện tử, nhằm góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương các cấp. b. Mục tiêu cụ thể: Mục tiêu chung được xây dựng thành các mục tiêu cụ thể: - Xây dựng các hệ thống tin học hoá quản lý hành chính Nhà nước, phục vụ trực tiếp công tác chỉ đạo, điều hành trong hệ thống các cơ quan hành chính Nhà nước. - Tổ chức xây dựng và tích hợp các cơ sở dữ liệu Quốc gia, trước hết là ở những Bộ, ngành trọng điểm để sử dụng chung. - Tin học hoá các Dịch vụ công nhằm nâng cao năng lực của ...

Tài liệu được xem nhiều: