Danh mục

TỔ CHỨC HỘI NGHỊ DÂN CHỦ VÀ ĐỐI THOẠI TRONG CƠ SỞ TRƯỜNG HỌC

Số trang: 9      Loại file: doc      Dung lượng: 82.00 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung cốt lõi của dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân hay sự kiểmsoát của nhân dân đối với toàn bộ quá trình ban hành và thực thi các quyết địnhchung của chính thể nhà nước. Tuy nhiên, trong từng phạm vi tổ chức cũng nhưhoạt động cụ thể thì nội hàm dân chủ và những yêu cầu của nó chứa đựngnhững nội dung, hình thức và những tiêu chí khác nhau.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TỔ CHỨC HỘI NGHỊ DÂN CHỦ VÀ ĐỐI THOẠI TRONG CƠ SỞ TRƯỜNG HỌC TỔ CHỨC HỘI NGHỊ DÂN CHỦ VÀ ĐỐI THOẠI TRONG CƠ SỞ TRƯỜNG HỌC **** Báo cáo: Phan Huy Hùng Phó chủ tịch Công đoàntrường A. TỔ CHỨC HỘI NGHỊ DÂN CHỦ TRONG CƠ SỞ TRƯỜNG HỌC I. Khái niệm chung 1. Quan niệm dân chủ Nội dung cốt lõi của dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân hay sự kiểmsoát của nhân dân đối với toàn bộ quá trình ban hành và thực thi các quyết địnhchung của chính thể nhà nước. Tuy nhiên, trong từng phạm vi tổ chức cũng nhưhoạt động cụ thể thì nội hàm dân chủ và những yêu cầu của nó chứa đựngnhững nội dung, hình thức và những tiêu chí khác nhau. Theo chủ nghĩa Mác-Lênin, dân chủ được xem là một nhu cầu khách quan của nhân dân lao động,là quyền lực của nhân dân; luôn với tư cách là một phạm trù lịch sử, một phạmtrù chính trị. Đồng thời, nó còn mang ý nghĩa là một hình thức nhà nước. 2. Hình thức của dân chủ Thực tế cho thấy có 2 hình thức dân chủ phổ biến là: (i) Dân chủ trực tiếp (ii) Dân chủ đại diện Dân chủ trực tiếp là sự thể hiện một cách trực tiếp ý chí của chủ thểquyền lực về những vấn đề quan trọng nhất, ở đó công dân được thể hiện ý chívà nguyện vọng của mình một cách trực tiếp mà hoàn toàn không lệ thuộc vàobất cứ sự đại diện nào. Những hình thức dân chủ trực tiếp phổ biến thườngthấy là trưng cầu dân ý, công dân bỏ phiếu trực tiếp bầu đại biểu quốc hội, hộiđồng nhân dân v.v... Dân chủ đại diện là hình thức dân chủ chung, trong đó việc ra nhữngquyết định chủ yếu thuộc thẩm quyền của hội nghị những người đại diện. Vídụ: các kỳ họp Quốc hội của các vị đại biểu quốc hội (đại biểu nhân dân); cáchội nghị hiệp thương nhân dân của các đại biểu các tầng lớp nhân dân ở địaphương v.v...). Ở nước ta, Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp là hình thức chủ yếucủa chế độ dân chủ đại diện. Tuy nhiên, xét về bản chất, cho dù có thực thi chếđộ đại diện tốt đến đâu đi nữa thì vẫn không thể thay thế hoàn toàn các hình 1thức trực tiếp. Trong những hoàn cảnh nhất định, nếu thiếu vắng dân chủ trựctiếp thì nền dân chủ đại diện cũng sẽ khó đứng vững. Dân chủ đại diện cùng với dân chủ trực tiếp là hai hình thức không thểthiếu được của việc quản lý, điều hành, kiểm soát và thực thi quyền lực củanhân dân. Việc vận dụng chúng hoàn toàn phụ thuộc vào tình hình cụ thể. II. Tổ chức hội nghị dân chủ trong nhà trường 1. Khái niệm Hội nghị dân chủ trong trường là hình thức sinh hoạt dân chủ củađoàn viên công đoàn, nhằm để học tập, phổ biến, hoặc để tổng kết công tác,quán triệt và bàn biện pháp triển khai một chủ trương, nội dung công táctrong phạm vi trách nhiệm nhất định. Thông thường, hội nghị dân chủ sẽ do một tập thể lãnh đạo hoặc phâncông người chủ trì, điều hành theo một chương trình đã được thống nhất. Kếtthúc hội nghị có ra nghị quyết rõ ràng hoặc có tổng kết, kết luận hội nghị. 2. Những hình thức tổ chức hội nghị dân chủ Trong trường học, hội nghị dân chủ có một số hình thức tổ chức phổ biếnnhư: (i) Hội nghị cán bộ, công chức (hoặc hội nghị đại biểu cán bộ, côngchức); (ii) Hội nghị đối thoại; (iii) Hội nghị liên tịch. Việc tổ chức hội nghị cán bộ, công chức được thực hiện theo Thông tưliên tịch số 09/1998/TTLT-TCCP-TLĐLĐ ngày 04/12/1998 của Ban Tổ chức-Cánbộ Chính phủ và TLĐLĐVN và Công văn số 254/CĐN ngày 26/09/2003 củaCĐGDVN “Hướng dẫn tổ chức Hội nghị cán bộ - công chức trong ngànhGD&ĐT” (Đề nghị xem chi tiết các văn bản này). Đối với việc tổ chức hội nghị đối thoại, các cấp công đoàn cần nhậnthức đây là hình thức tham gia quản lý của tổ chức công đoàn (ở khoa, trườngv.v…). Mục đích của hội nghị là nhằm thực hiện dân chủ trực tiếp của cán bộ,công nhân viên và giải quyết những vấn đề có liên quan trực tiếp đến quyền,nghĩa vụ và lợi ích của người lao động. Để tổ chức công đoàn các cấp tham gia ý kiến xây dựng kế hoạch,chương trình công tác, hoạch định chính sách và bàn về các vấn đề lớn củatrường, khoa, đơn vị thì chúng ta có thể tiến hành các hội nghị liên tịch. Hộinghị liên tịch giữa Ban Thường vụ công đoàn (lãnh đạo Công đoàn) và Ban giámhiệu (lãnh đạo Chính quyền) thường được tổ chức định kỳ theo quý (3 tháng)hoặc nữa năm (6 tháng) một lần. Sau mỗi Hội nghị liên tịch chúng ta phải đưa ra 2được thông báo kết quả. Đó là Nghị quyết liên tịch. Nghị quyết này có giá trịpháp lý trong phạm vi hoạt động của cấp ban hành. 3. Tổ chức hội nghị cán bộ-công chức Việc tổ chức hội nghị cán bộ-công chức được thực hiện theo Nghị địnhsố 99/2005/NĐ-CP ngày 28/7/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướngdẫn thi hành một số ...

Tài liệu được xem nhiều: