![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Tổ chức, hướng dẫn việc khai thác và phát triển các ngành nghề truyền thống ở tỉnh Thái Nguyên
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 203.03 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết sử dụng một số phương pháp nghiên cứu: Phân tích, thu thập, xử lý dữ liệu nhằm đề xuất những giải pháp cơ bản để tổ chức, hướng dẫn khai thác phát triển ngành nghề truyền thống ở Thái Nguyên hiện nay trên cơ sở phân tích thực trạng của vấn đề
nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổ chức, hướng dẫn việc khai thác và phát triển các ngành nghề truyền thống ở tỉnh Thái Nguyên Hứa Thị Minh Hồng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 137 - 142 TỔ CHỨC, HƯỚNG DẪN VIỆC KHAI THÁC VÀ PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở TỈNH THÁI NGUYÊN Hứa Thị Minh Hồng* Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên TÓM TẮT Bảo tồn và phát triển các ngành nghề truyền thống là yêu cầu khách quan, cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới hiện nay.Trên cơ sở phân tích thực trạng, đề xuất giải pháp tổ chức hướng dẫn, phát triển ngành nghề truyền thống ở tỉnhThái Nguyên hiện nay, qua đó đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới… Bài viết sử dụng một số phương pháp nghiên cứu: Phân tích; Thu thập, xử lý dữ liệu… nhằm đề xuất những giải pháp cơ bản để tổ chức, hướng dẫn khai thác phát triển ngành nghề truyền thống ở Thái Nguyên hiện nay trên cơ sở phân tích thực trạng của vấn đề nghiên cứu. Từ khóa: ngành nghề; truyền thống; phát triển; nông thôn; Thái Nguyên MỞ ĐẦU* Xuất phát từ vị trí, vai trò của ngành nghề truyền thống và yêu cầu khách quancủa quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mà việc phát triển các ngành nghề truyền thống ở cả nước nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng hiện có vị trí rất quan trọng. Mặc dù đã có những bài viết đề cập đến các ngành nghề truyền thống trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội dưới các khía cạnh khác nhau.Tuy nhiên, chưa có bài viết cụ thể nào tiếp cận đến việc tổ chức hướng dẫn, phát triển ngành nghề truyền thống nói chung và ở Thái Nguyên nói riêng. Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng và giải pháp tổ chức hướng dẫn, phát triển ngành nghề truyền thống ở Thái Nguyên hiện nay là cần thiết. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để nghiên cứu và giải quyết vấn đề, tác giả bài viết sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản như: thu thập nghiên cứu các văn bản quản lý nhà nước về phát triển ngành nghề truyền thống, thu thập thông tin để phân tích thực trạng và giải pháp… KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Việt Nam là đất nước có nhiều nghề thủ công truyền thống gắn liền với lịch sử dân tộc.Các * Tel: 0988 666550, Email: minhhongnnpl@gmail.com ngành nghề truyền thống được hình thành, tồn tại trải qua nhiều thăng trầm và phát triển cho đến tận bây giờ. Những nghề, làng nghề truyền thống đã chứng tỏ được sức sống bền bỉ của mình, góp phần giữ gìn nét đẹp văn hóa của ông cha để lại và tạo điều kiện cho xã hội phát triển. Tuy nhiên do những yếu tố chủ quan, khách quan mà hiện nay một số ngành nghề truyền thống ở các địa phương không phát huy được hết giá trị, ý nghĩa của nó mà thâm chí còn dần dần bị mai một. Do đó, việc bảo tồn và phát triển các ngành nghề truyền thống là yêu cầu khách quan, cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới hiện nay. Điều này xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản sau: Một là, vị trí, vai trò của ngành nghề truyền thống trong xây dựng nông thôn mới. Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, xây dựng nông thôn mới, việc khai thác và phát triển các ngành nghề truyền thống ở địa phương giữ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng. Cụ thể là: - Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn. Các vùng nông thôn chủ yếu là cơ cấu kinh tế nông nghiệp, hiện vẫn còn chiếm số lớn. Vì vậy, nếu các ngành nghề truyền thống phát triển sẽ trở thành hạt nhân - kinh tế cho địa phương, thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới, thu hút người dân tham gia 137 Hứa Thị Minh Hồng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ lao động, sản xuất trực tiếp tại địa phương, qua đó giảm tỷ lệ lao động đổ về các thành phố, đô thị lớn để mưu sinh góp phần giảm các vấn đề xã hội. Việc phát triển các ngành nghề truyền thống ở nông thôn sẽ tận dụng được các nguồn nguyên liệu là sản phẩm của ngành nông – lâm – ngư nghiệp, làm tăng khả năng tích lũy vốn và kỹ thuật hỗ trợ cho nông nghiệp, công nghiệp và các loại hình dịch vụ khác ở nông thôn phát triển. - Giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người lao động. Nông thôn là nơi sinh sống của trên 64% dân số cả nước, có 67,8% lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên[6], đó vừa là nguồn cung cấp lao động cho các ngành kinh tế quốc dân vừa là thách thức về vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn hiện nay. Do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ nên lao động cũng có tính mùa vụ, vì thế sẽ có thời gian nhàn rỗi, dẫn đến dư thừa lao động. Do đó, ngoài việc cung cấp lao động cho các khu công nghiệp và dịch vụ, người lao động ở nông thôn còn có thể tham gia vào sản xuất các sản phẩm truyền thống ở địa phương. Việc phát triển ngành nghề nông thôn không những giải quyết được việc làm tại chỗ cho nguồn lao động mà còn sử dụng triệt để sức lao động, tăng thu nhập, đảm bảo cuộc sống cho các hộ gia đình, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Đặc biệt, các ngành nghề truyền thống thường là lao động thủ công, không kén chọn nên có thể sử dụng lao động với độ tuổi phong phú, thậm chí cả người già, trẻ em, người khuyết tật cũng có thể tham gia sản xuất. - Phát triển ngành nghề truyền thống ở địa phương góp phần phát triển loại hình kinh tế hộ gia đình đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Bởi vì quá trình sản xuất các sản phẩm của làng nghề đã tận dụng một cách triệt để các yếu tố về vốn, kỹ thuật của từng hộ gia đình, các thành viên trong gia đình đều có thể tham gia sản xuất các mặt hàng truyền thống đáp ứng nhu cầu thị trường. 138 191(15): 137 - 142 - Bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc. Sản phẩm của những ngành nghề truyền thống là sự kết hợp giữa văn hóa và trình độ kỹ thuật của người làm nghề tạo nên. Những sản phẩm có độ thẩm mỹ cao, kết hợp tinh hoa qua nhiều thế hệ. Nó không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế cho người dân mà còn phản ánh sinh động đời sống kinh tế - văn hóa – xã hội của người dân đồng thời gìn giữ những nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam qua các thế hệ. Hai là, yêu cầu củ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổ chức, hướng dẫn việc khai thác và phát triển các ngành nghề truyền thống ở tỉnh Thái Nguyên Hứa Thị Minh Hồng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 137 - 142 TỔ CHỨC, HƯỚNG DẪN VIỆC KHAI THÁC VÀ PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở TỈNH THÁI NGUYÊN Hứa Thị Minh Hồng* Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên TÓM TẮT Bảo tồn và phát triển các ngành nghề truyền thống là yêu cầu khách quan, cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới hiện nay.Trên cơ sở phân tích thực trạng, đề xuất giải pháp tổ chức hướng dẫn, phát triển ngành nghề truyền thống ở tỉnhThái Nguyên hiện nay, qua đó đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới… Bài viết sử dụng một số phương pháp nghiên cứu: Phân tích; Thu thập, xử lý dữ liệu… nhằm đề xuất những giải pháp cơ bản để tổ chức, hướng dẫn khai thác phát triển ngành nghề truyền thống ở Thái Nguyên hiện nay trên cơ sở phân tích thực trạng của vấn đề nghiên cứu. Từ khóa: ngành nghề; truyền thống; phát triển; nông thôn; Thái Nguyên MỞ ĐẦU* Xuất phát từ vị trí, vai trò của ngành nghề truyền thống và yêu cầu khách quancủa quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mà việc phát triển các ngành nghề truyền thống ở cả nước nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng hiện có vị trí rất quan trọng. Mặc dù đã có những bài viết đề cập đến các ngành nghề truyền thống trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội dưới các khía cạnh khác nhau.Tuy nhiên, chưa có bài viết cụ thể nào tiếp cận đến việc tổ chức hướng dẫn, phát triển ngành nghề truyền thống nói chung và ở Thái Nguyên nói riêng. Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng và giải pháp tổ chức hướng dẫn, phát triển ngành nghề truyền thống ở Thái Nguyên hiện nay là cần thiết. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để nghiên cứu và giải quyết vấn đề, tác giả bài viết sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản như: thu thập nghiên cứu các văn bản quản lý nhà nước về phát triển ngành nghề truyền thống, thu thập thông tin để phân tích thực trạng và giải pháp… KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Việt Nam là đất nước có nhiều nghề thủ công truyền thống gắn liền với lịch sử dân tộc.Các * Tel: 0988 666550, Email: minhhongnnpl@gmail.com ngành nghề truyền thống được hình thành, tồn tại trải qua nhiều thăng trầm và phát triển cho đến tận bây giờ. Những nghề, làng nghề truyền thống đã chứng tỏ được sức sống bền bỉ của mình, góp phần giữ gìn nét đẹp văn hóa của ông cha để lại và tạo điều kiện cho xã hội phát triển. Tuy nhiên do những yếu tố chủ quan, khách quan mà hiện nay một số ngành nghề truyền thống ở các địa phương không phát huy được hết giá trị, ý nghĩa của nó mà thâm chí còn dần dần bị mai một. Do đó, việc bảo tồn và phát triển các ngành nghề truyền thống là yêu cầu khách quan, cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới hiện nay. Điều này xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản sau: Một là, vị trí, vai trò của ngành nghề truyền thống trong xây dựng nông thôn mới. Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, xây dựng nông thôn mới, việc khai thác và phát triển các ngành nghề truyền thống ở địa phương giữ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng. Cụ thể là: - Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn. Các vùng nông thôn chủ yếu là cơ cấu kinh tế nông nghiệp, hiện vẫn còn chiếm số lớn. Vì vậy, nếu các ngành nghề truyền thống phát triển sẽ trở thành hạt nhân - kinh tế cho địa phương, thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới, thu hút người dân tham gia 137 Hứa Thị Minh Hồng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ lao động, sản xuất trực tiếp tại địa phương, qua đó giảm tỷ lệ lao động đổ về các thành phố, đô thị lớn để mưu sinh góp phần giảm các vấn đề xã hội. Việc phát triển các ngành nghề truyền thống ở nông thôn sẽ tận dụng được các nguồn nguyên liệu là sản phẩm của ngành nông – lâm – ngư nghiệp, làm tăng khả năng tích lũy vốn và kỹ thuật hỗ trợ cho nông nghiệp, công nghiệp và các loại hình dịch vụ khác ở nông thôn phát triển. - Giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người lao động. Nông thôn là nơi sinh sống của trên 64% dân số cả nước, có 67,8% lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên[6], đó vừa là nguồn cung cấp lao động cho các ngành kinh tế quốc dân vừa là thách thức về vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn hiện nay. Do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ nên lao động cũng có tính mùa vụ, vì thế sẽ có thời gian nhàn rỗi, dẫn đến dư thừa lao động. Do đó, ngoài việc cung cấp lao động cho các khu công nghiệp và dịch vụ, người lao động ở nông thôn còn có thể tham gia vào sản xuất các sản phẩm truyền thống ở địa phương. Việc phát triển ngành nghề nông thôn không những giải quyết được việc làm tại chỗ cho nguồn lao động mà còn sử dụng triệt để sức lao động, tăng thu nhập, đảm bảo cuộc sống cho các hộ gia đình, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Đặc biệt, các ngành nghề truyền thống thường là lao động thủ công, không kén chọn nên có thể sử dụng lao động với độ tuổi phong phú, thậm chí cả người già, trẻ em, người khuyết tật cũng có thể tham gia sản xuất. - Phát triển ngành nghề truyền thống ở địa phương góp phần phát triển loại hình kinh tế hộ gia đình đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Bởi vì quá trình sản xuất các sản phẩm của làng nghề đã tận dụng một cách triệt để các yếu tố về vốn, kỹ thuật của từng hộ gia đình, các thành viên trong gia đình đều có thể tham gia sản xuất các mặt hàng truyền thống đáp ứng nhu cầu thị trường. 138 191(15): 137 - 142 - Bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc. Sản phẩm của những ngành nghề truyền thống là sự kết hợp giữa văn hóa và trình độ kỹ thuật của người làm nghề tạo nên. Những sản phẩm có độ thẩm mỹ cao, kết hợp tinh hoa qua nhiều thế hệ. Nó không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế cho người dân mà còn phản ánh sinh động đời sống kinh tế - văn hóa – xã hội của người dân đồng thời gìn giữ những nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam qua các thế hệ. Hai là, yêu cầu củ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Khai thác ngành nghề truyền thống ở tỉnh Thái Nguyên Phát triển ngành nghề truyền thống ở tỉnh Thái Nguyên Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp Phát triển ngành nghề nông thônTài liệu liên quan:
-
8 trang 22 0 0
-
Quyết định số: 19/2015/QĐ-UBND tỉnh Quảng Nam
20 trang 16 0 0 -
Ebook Lịch sử ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên (1945-2010): Phần 2
242 trang 13 0 0 -
Nghị quyết số 15/2019/NQ-HĐND tỉnh TâyNinh
6 trang 10 0 0 -
Thực trạng và giải pháp phát triển làng nghề truyền thống ở thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
16 trang 10 0 0 -
Phát triển ngành nghề ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ - Phạm Xuân Đại
0 trang 9 0 0 -
Ebook Lịch sử ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên (1945-2010): Phần 1
234 trang 7 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Đồng Nai
119 trang 5 0 0