Danh mục

Tổ chức môi trường lớp học môn Công nghệ 12 THPT theo định hướng dạy học tiếp cận linh hoạt

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 203.38 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong lớp học Công nghệ 12 THPT, các yếu tố môi trường vật chất như: Ánh sáng, bàn ghế, phương tiện thiết bị và tài liệu học tập được tổ chức theo hướng linh hoạt là điều kiện cần thiết để triển khai các hình thức dạy học khác nhau. Trong khi đó, các yếu tố môi trường tâm lí như các mối quan hệ tương tác giữa giáo viên - học sinh, học sinh - học sinh có vai trò trong việc phát triển thái độ học tập của học sinh. Tham khảo bài viết "Tổ chức môi trường lớp học môn Công nghệ 12 THPT theo định hướng dạy học tiếp cận linh hoạt" để biết thêm nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổ chức môi trường lớp học môn Công nghệ 12 THPT theo định hướng dạy học tiếp cận linh hoạt JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Interdisciplinary Science, 2013, Vol. 58, No. 1, pp. 64-69 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn TỔ CHỨC MÔI TRƯỜNG LỚP HỌC MÔN CÔNG NGHỆ 12 THPT THEO ĐỊNH HƯỚNG DẠY HỌC TIẾP CẬN LINH HOẠT Bùi Văn Hồng Trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật TP. Hồ Chí Minh Tóm tắt. Trong lớp học Công nghệ 12 THPT, các yếu tố môi trường vật chất như: ánh sáng, bàn ghế, phương tiện thiết bị và tài liệu học tập được tổ chức theo hướng linh hoạt là điều kiện cần thiết để triển khai các hình thức dạy học khác nhau. Trong khi đó, các yếu tố môi trường tâm lí như các mối quan hệ tương tác giữa giáo viên - học sinh, học sinh - học sinh có vai trò trong việc phát triển thái độ học tập của học sinh. Từ khóa: Tiếp cận linh hoạt, môi trường lớp học.1. Mở đầu Môi trường học tập lớp học có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của học sinh.Tuy nhiên, hiện nay môi trường lớp học Công nghệ phổ thông nói chung và môi trườnglớp học môn Công nghệ 12 THPT nói riêng chưa được quan tâm khi tổ chức dạy học như:phương tiện dạy học chưa được đáp ứng về chất lượng, số lượng và hình thức; tổ chức lớphọc chưa phù hợp với đặc điểm môn học; sự quan tâm chưa đúng mức của các cấp quản lí,giáo viên; thái độ học tập của học sinh còn chưa tích cực. Do đó, chất lượng dạy học củamôn học còn thấp so với mục tiêu đặt ra. Vì vậy, việc nghiên cứu tổ chức môi trường lớphọc môn Công nghệ THPT là rất cần thiết để kết quả học tập của học sinh được nâng cao. Các nghiên cứu nổi tiếng về môi trường lớp học được thực hiện gần đây nhất củaFraser (1998b) [1], Dorman (2002) [2], Goh và Khine (2002) [3], Khine và Fisher (2003)[4] đều cho rằng, môi trường lớp học bao gồm các yếu tố của môi trường vật chất và yếutố của môi trường tâm lí có ảnh hưởng mạnh mẽ đến kết quả và thái độ học tập của họcsinh. Tuy nhiên, vì các nghiên cứu trên được thực hiện ở các quốc gia có nền giáo dụcphát triển, môi trường vật chất phong phú như Mĩ, Úc, Canada,... nên các tác giả chỉ đánhgiá tác động của môi trường tâm lí đến chất lượng dạy học. Trong khi đó, ở nước ta môiReceived Setember 27, 2011. Accepted April 26, 2012.Contact Bui Van Hong, e-mail address: bvhonglg@yahoo.com64 Tổ chức môi trường lớp học môn Công nghệ 12 THPT...trường vật chất vẫn chưa được tổ chức phù hợp, môi trường tâm lí chưa được quan tâmđúng mức. Với mục đích đề xuất hướng tổ chức môi trường lớp học phù hợp với đặc điểm nộidung và yêu cầu đổi mới phương pháp của môn công nghệ 12 THPT nhằm tích cực hoáthái độ học tập của học sinh, bài viết này sẽ giới thiệu kết quả nghiên cứu về dạy học theotiếp cận linh hoạt, môi trường lớp học tổ chức theo dạy học tiếp cận linh hoạt và ứng dụngvào môn Công nghệ 12 THPT.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Dạy học theo tiếp cận linh hoạt và vận dụng vào môn Công nghệ 12 THPT2.1.1. Khái niệm dạy học theo tiếp cận linh hoạt Theo từ điển Websters New Collegiate, cụm từ “Linh hoạt” (Flexible) được dùngđể mô tả các đối tượng hoặc các hệ thống có khả năng đáp ứng hoặc phù hợp với thay đổihay hoàn cảnh mới. Trong đó, tính linh hoạt (Flexibility) được định nghĩa là một hệ thốnghoặc một thành phần có thể được sửa đổi để sử dụng cho các ứng dụng hay các môi trườngkhác hơn so với những thiết kế hiện tại của nó. Theo University of Queensland (2002), dạy học linh hoạt (flexible teaching andlearning) là một tiếp cận bao quát trong đó nhấn mạnh một nền giáo dục ở đó cơ hội và sựlựa chọn học tập được nâng lên, nơi mà người học kiểm soát nhiều hơn quá trình học tậpcủa họ. Nó tập trung vào việc cải thiện kết quả học tập và tối đa hóa sự tham gia của ngườihọc trong học tập bằng cách sử dụng hiệu quả, đa dạng và phù hợp với các hình thức dạyhọc nhất [5]. Theo từ điển Wikipedia, dạy học linh hoạt là tập hợp các triết lí và hệ thốnggiáo dục, liên quan đến việc cung cấp cho người học nhiều sự lựa chọn phù hợp với nhucầu học tập hiện tại. Trong trường hợp cụ thể, dạy học linh hoạt cung cấp cho người họcsự lựa chọn về địa điểm, nơi chốn, và hình thức tham gia một khoá học. Từ các định nghĩa trên cho thấy, dạy học linh hoạt là một hình thức dạy học hướngvề người học, cung cấp cho người học nhiều sự lựa chọn và tự kiểm soát quá trình học tậpphù hợp với nhu cầu cá nhân. Theo phân tích trên có thể hiểu dạy theo tiếp cận linh hoạt là “dạy học mà các khoáhọc trong hệ thống giáo dục được thiết kế hướng vào người học, cung cấp cho người họcnhiều sự lựa chọn về địa điểm, thời gian, nội dung và cách thức học tập phù hợp với điềukiện và nhu cầu cá nhân để đạt được kết quả học tập tốt nhất mà không làm thay đổi mụctiêu chung của các khoá học”.2.1.2. Cấu trúc của dạy học theo tiếp linh hoạt ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: