Danh mục

Tổ chức quần chúng công ở Việt Nam - Ước lượng chi phí kinh tế: Phần 1

Số trang: 85      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.17 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cuốn sách "Ước lượng chi phí kinh tế cho các Tổ chức quần chúng công ở Việt Nam" phần 1 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Mục đích và phương pháp nghiên cứu; tổng quan hệ thống các tổ chức quần chúng công; nguồn thu từ ngân sách của các tổ chức quần chúng công; các chi phí kinh tế khác của xã hội cho các tổ chức quần chúng công. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổ chức quần chúng công ở Việt Nam - Ước lượng chi phí kinh tế: Phần 1 ƯỚC LƯỢNG CHI PHÍ KINH TẾ CHO CÁC TỔ CHỨC QUẦN CHÚNG CÔNG Ở VIỆT NAM (Lưu hành nội bộ) Cuốn sách này được thực hiện với sự hỗ trợ kinh phí của Quỹ Viện trợ nhân dân Nauy (NPAID) và Cơ quan Viện trợ Ai-len (Irish Aid). Cuốn sách này được viết dựa trên quan điểm của các tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Quỹ Viện trợ nhân dân Nauy (NPAID) và Cơ quan Viện trợ Ai-len (Irish Aid). TS. NGUYỄN ĐỨC THÀNH, THS. NGUYỄN KHẮC GIANG, PGS. TS. VŨ SỸ CƯỜNG ƯỚC LƯỢNG CHI PHÍ KINH TẾ CHO CÁC TỔ CHỨC QUẦN CHÚNG CÔNG Ở VIỆT NAM (Lưu hành nội bộ) NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC HÀ NỘI - THÁNG 9 NĂM 2015 Ước lượng chi phí kinh tế cho các tổ chức quần chúng công ở Việt Nam Bản quyền © 2014 của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Mọi sự sao chép và lưu hành không được sự đồng ý của VEPR là vi phạm bản quyền. Liên lạc: Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội Địa chỉ: Phòng 707, Nhà E4, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Tel: (84) 4 6275 3894; (ext: 704) Fax: (84) 4 6275 3895 Email: info@vepr.org.vn Website: www.vepr.org.vn HỘI LUẬT GIA VIỆT NAM NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC Địa chỉ: 65.Tràng Thi - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội Email: nhaxuatbanhongduc@yahoo.com Điện thoại : 04.3 9260024 Fax :04.3 9260031 Chịu trách nhiệm xuất bản: Giám đốc Bùi Việt Bắc Chịu trách nhiệm nội dung: Tổng biên tập Lý Bá Toàn Biên tập viên: Nguyễn Thế Vinh Thiết kế bìa: Cupib Trình bày: Vi Xuân Sửa bản in: Khắc Giang In 500 cuốn, khổ 16 x24cm, tại Công ty Cổ phần In Sách Việt Nam, địa chỉ: 22B. Hai Bà Trưng – Hà Nội. Số XNĐKXB: 2403-2015/CXBIPH/04-53/HĐ. Số QĐXB của NXB: 2095/QĐ-NXBHĐ. In xong và nộp lưu chiểu năm: 2015. Mã số sách tiêu chuẩn quốc tế (ISBN): 978-604-86-6964-5 Tranh bìa: Bên ngoài khung cửa sổ, họa sĩ Vũ Dương, 2005, sơn dầu trên vải, 60x50 cm, sưu tập của VEPR. LỜI NÓI ĐẦU Ở Việt Nam, có nhiều tổ chức mang tính xã hội được bao cấp hoặc hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước, thành lập từ rất sớm và có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội. Nhóm này bao gồm Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam và năm tổ chức chính trị - xã hội, còn gọi là đoàn thể (Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Công đoàn, và Hội Cựu chiến binh), cùng 28 hội đặc thù theo quy định của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP. Các nhóm tổ chức này, do mang tính quần chúng rộng lớn và có bản chất chính trị gắn với nhà nước, được nhà nước hỗ trợ toàn phần hay một phần kinh phí hoạt động, trong báo cáo này được định nghĩa là nhóm các tổ chức quần chúng công. Các tổ chức quần chúng công được phân bổ một lượng ngân sách nhà nước và hưởng nhiều chính sách ưu đãi, tuy vậy hiệu quả hoạt động của nhóm tổ chức này vẫn là một dấu hỏi. Trong bối cảnh ngân sách nhà nước đang gặp nhiều khó khăn, xã hội đang ngày càng phát triển theo chiều hướng phức tạp hơn, việc đánh giá một cách toàn diện hệ thống các tổ chức nói trên là vô cùng cấp thiết. Vì vậy, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) chủ trì thực hiện nghiên cứu “Ước lượng chi phí kinh tế cho các Tổ chức quần chúng công ở Việt Nam”. Kết quả nghiên cứu được kỳ vọng sẽ đóng góp cho các thảo luận tại Quốc hội khóa XIII trong năm 2015 liên quan đến vấn đề cải cách hành chính và ngân sách nhà nước. Nghiên cứu cũng nhằm mong muốn đánh giá chính xác để giúp các tổ chức quần chúng công hoạt động hiệu quả hơn. v Trong giới hạn về thời gian cũng như quy mô, nghiên cứu này kỳ vọng giải quyết một số vấn đề sau: • Hệ thống hoá Tổ chức quần chúng công ở Việt Nam • Hệ thống hoá hệ thống văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động của các tổ chức trên • Hệ thống hoá vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức trên • Ước lượng chi phí kinh tế của xã hội dành cho các tổ chức nói trên • Đánh giá sơ bộ hiệu quả hoạt động thực tế của hệ thống các tổ chức đoàn thể và hội đặc thù tại một số địa phương khảo cứu • Đánh giá sơ bộ mối quan hệ giữa các tổ chức đoàn thể và hội đặc thù được nhà nước tài trợ tại một số địa phương khảo cứu Với sự trợ giúp và hỗ trợ nhiệt tình từ các cơ quan đoàn thể, các tổ chức quần chúng công ở cả trung ương và địa phương, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát thực địa tại ba địa phương là Hà Nội, Bình Định, và Kiên Giang. Nhóm cũng đã trao đổi với nhiều chuyên gia hàng đầu về các tổ chức quần chúng công ở Việt Nam, các ban, ngành, cơ quan chuyên trách thực hiện việc quản lý các tổ chức này. Tuy nhiên, do giới hạn về mặt thời gian, nguồn lực, cũng như tính khai mở của nghiên cứu, nghiên cứu này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy, nhóm nghiên cứu mong nhận được những ý kiến đóng góp, phản biện, đề xuất về phương pháp để cải thiện trong những nghiên cứu sâu hơn về đề tài này về sau. vi NHÓM TÁC GIẢ TS. Nguyễn Đức Thành: Nhận bằng Tiến sỹ Kinh tế Phát triển tại Viện Nghiên cứu Chính sách Quốc gia Nhật Bản (GRIPS), là chuyên gia về kinh tế vĩ mô, thành viên Nhóm Tư vấn Kinh tế cho Thủ tướng Chính phủ. TS. Thành là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR). ThS. Nguyễn Khắc Giang: Nhận bằng Thạc sỹ về Truyền thông và Toàn cầu hóa tại Aarhus University (Đan Mạch) và City University, London (Anh Quốc), nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) PGS. TS. Vũ Sỹ Cường: Nhận bằng Tiến Sỹ về Kinh tế tài chính tại Đại học Paris Pantheon Sorbonne, là chuyên gia về tài chính công và chính sách phát triển, từng tham gia các nhóm tư vấn chính sách cho Bộ Tài chính, Ủy ban Kinh tế Quốc hội. PGS.TS. Vũ Sỹ Cường ...

Tài liệu được xem nhiều: