Danh mục

Tổ chức thông tin kế toán quản trị phục vụ phân tích và đánh giá hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp xây dựng hoạt động kinh doanh đa lĩnh vực

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 317.94 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đề xuất việc tổ chức thông tin kế toán quản trị trong doanh nghiệp xây dựng hoạt động kinh doanh đa lĩnh vực nhằm cung cấp đủ số liệu phục vụ cho phân tích và đánh giá hiệu quả kinh doanh theo từng lĩnh vực.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổ chức thông tin kế toán quản trị phục vụ phân tích và đánh giá hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp xây dựng hoạt động kinh doanh đa lĩnh vực KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG TỔ CHỨC THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ PHỤC VỤ PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐA LĨNH VỰC Nguyễn Minh Đức1, Thiều Thị Thanh Thúy2 Tóm tắt: Bài báo này đề xuất việc tổ chức thông tin kế toán quản trị trong doanh nghiệp xây dựng hoạt động kinh doanh đa lĩnh vực nhằm cung cấp đủ số liệu phục vụ cho phân tích và đánh giá hiệu quả kinh doanh theo từng lĩnh vực. Phương pháp phân tích, phương pháp so sánh và phương pháp tổng hợp là những phương pháp chủ yếu được sử dụng trong bài viết. Từ khóa: Thông tin kế toán; hiệu quả kinh doanh. Summary: This paper proposes a solution for organising the information system for managerial accounting in construc- tion firms running multiple business lines. The information system can assist the firms in providing sufficient data for the analysis and evaluation of the effectiveness for each business line. The paper uses several research methods such as analysis, comparison and synthesis. Keywords: Accounting information; business effectiveness. Nhận ngày 5/05/2016, chỉnh sửa ngày 19/05/2016, chấp nhận đăng 28/6/2016 1. Đặt vấn đề Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp được lựa chọn các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh mà pháp luật không cấm. Một doanh nghiệp có thể đăng ký kinh doanh nhiều lĩnh vực, những doanh nghiệp này được gọi là doanh nghiệp kinh doanh đa lĩnh vực [5]. Các doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây dựng có thể kinh doanh nhiều lĩnh vực. Trong phạm vi bài viết này, doanh nghiệp xây dựng hoạt động đa lĩnh vực được hiểu là các doanh nghiệp có các hoạt động sản xuất kinh doanh sau: - Thi công xây lắp công trình: Ở hoạt động này doanh nghiệp đóng vai trò là nhà thầu nhận thầu thi công xây lắp công trình. Doanh nghiệp sẽ cung ứng dịch vụ thi công xây lắp công trình cho chủ đầu tư. - Đầu tư dự án: Doanh nghiệp đầu tư vốn, xây dựng các công trình sau đó bán hoặc cho thuê. Trong trường hợp này doanh nghiệp đóng vai trò là chủ đầu tư. - Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng: Doanh nghiệp đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng hoặc buôn bán vật liệu xây dựng. - Hoạt động tư vấn xây dựng. Ngoài các lĩnh vực chủ yếu trên, các doanh nghiệp xây dựng có thể có các hoạt động khác như kinh doanh vận tải, sửa chữa thiết bị xây dựng, đầu tư tài chính… Trong kinh doanh, các doanh nghiệp rất cần biết lĩnh vực nào có hiệu quả cao để tập trung đầu tư, lĩnh vực nào kinh doanh không có hiệu quả hoặc hiệu quả thấp để cắt giảm đầu tư hoặc chấm dứt đầu tư. Muốn vậy, doanh nghiệp rất cần có số liệu để phân tích và đánh giá hiệu quả kinh doanh theo từng lĩnh vực. Hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp nó liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau và nó phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp. Mục tiêu cuối cùng của các hoạt động kinh doanh là lợi nhuận. Các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xây dựng nói riêng luôn mong muốn kinh doanh thu được nhiều lợi nhuận. Trong doanh nghiệp xây dựng hoạt động đa lĩnh vực, lợi nhuận chung của doanh nghiệp có sự đóng góp của tất cả các lĩnh vực. Để tạo ra lợi nhuận doanh nghiệp phải sử dụng một số tiền vốn nhất định và phải biết cách kinh doanh để số vốn đó tạo ra lợi nhuận. Một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả khi kết quả thu được lớn hơn chi phí chi ra. Hiệu quả kinh doanh của từng lĩnh vực đóng góp vào hiệu quả kinh doanh chung của doanh nghiệp ở nhiều mức độ khác nhau, vì thế cần phân tích, đánh giá chi tiết hiệu quả kinh doanh của từng lĩnh vực. 1 TS, Khoa Kinh tế và Quản lý Xây dựng. Trường Đại học Xây dựng. Email: bmktnv@yahoo.com.vn.. 2 ThS, Khoa Kinh tế và Quản lý Xây dựng. Trường Đại học Xây dựng. SỐ 29 78 6 - 2016 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG 2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Hiệu quả kinh doanh được đánh giá bằng hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh. Trong quản lý sản xuất kinh doanh, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được đánh giá thông qua các chỉ tiêu chủ yếu, gồm các chỉ tiêu về khả năng sinh lợi của vốn, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, hiệu quả sử dụng vốn. - Chỉ tiêu khả năng sinh lợi của vốn: Lợi nhuận sau thuế Khả năng sinh lợi của vốn = ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: