Tổ chức và hoạt động của luật sư Việt Nam - hiện tại và tương lai
Số trang: 15
Loại file: pdf
Dung lượng: 437.77 KB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong nội dung bài viết này tác giả điểm qua lịch sử của nghề luật sư, tổ chức và hoạt động hành nghề luật sư ở Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất một số ý kiến để tiếp tục phát triển và hoàn thiện nghề luật sư dưới ánh sáng của chiến lược cải cách tư pháp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổ chức và hoạt động của luật sư Việt Nam - hiện tại và tương lai CHỦ ĐỀ 4: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ LUẬT SƯ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA LUẬT SƯ VIỆT NAM- HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI Chu Hải Thanh TÓM TẮT: Nghề luật sư là một nghề nghiệp đặc biệt, có sứ mạng vừa bảo vệ công lý, vừa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho tổ chức, cá nhân. Cho đến nay, nghề luật sư ở nước ta đã trải qua một chặng dài hình thành và phát triển với nhiều biến động. Trong nội dung bài viết này tác giả điểm qua lịch sử của nghề luật sư, tổ chức và hoạt động hành nghề luật sư ở Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất một số ý kiến để tiếp tục phát triển và hoàn thiện nghề luật sư dưới ánh sáng của chiến lược cải cách tư pháp. Từ khoá: Tổ chức và hoạt động, Luật sư, Việt Nam, Hiện tại và tương lai ABSTRACT: Lawyer is a special legal profession, both assuming the role of protecting justice, laws, and the legitimate rights and interests of organisations and individuals. Up to now, the legal profession in our country has had a long way of formation and development. In this article, the author reviews the history of the lawyer, thereby giving some reflections on the future of the lawyer in the context of reforms to Vietnam's judicial framework. Keywords: Organization and activities, Lawyers, Vietnam, Present and future... 1. Nghề luật sư Việt Nam – mấy dòng lịch sử 1. Nói đến việc bào chữa ở tòa án người ta nghĩ ngay đến luật sư. Thế giới ghi nhận cái nôi của nghề luật sư là ở La Mã cách nay hơn 2.000 năm. Đó là những advocatus mà lừng danh trong số đó là một học giả rất uyên bác về triết học, chính trị và luật học vốn ban đầu mắc tật nói lắp - ông tên là Xixerôn - thường tình nguyện xin bào chữa luôn luôn miễn phí cho những người yếu thế trước tòa án ở La Mã. Những đêm dài trung cổ phong kiến nhiều thế kỷ sau đó không còn bóng dáng advocatus tại các phiên xử của tòa án giáo hội TS. LS, Trưởng Khoa Luật, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, TP.Hồ Chí Minh; Email: bacthanh2002@yahoo.com 431 nữa. Cho đến thời đại sau thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu thế kỷ XVI- XVII, mà thành tựu vĩ đại là sự ra đời của nhà nước tư sản và theo đó dân chủ tư pháp được thiết lập, chế định luật sư bào chữa được củng cố và hoàn chỉnh.1 2. Ở phương Đông phong kiến với chế độ quân chủ “trên trời, dưới vua” rất xa lạ với quyền bào chữa, hoạt động bào chữa ở pháp đình. Thần tượng Bao Chửng ở Trung Quốc nổi tiếng xử án như thần được lưu lại qua sách vở và nay còn được phim ảnh hóa cho thấy khi xử án quyền truy tố, tra khảo, kết tội, tuyên án và cả thi hành án đều do một mình ông quyết định. Các bị cáo chỉ có “quyền” nhận tội hay “nghĩa vụ” chịu tra tấn tại chỗ mà không được cãi cọ gì. Thực ra, ở Việt Nam thời phong kiến bị cáo cũng có chút quyền tự bào chữa. Chúng ta có thể tìm thấy trong bộ Quốc triều hình luật (hay còn gọi là Bộ luật Hồng Đức) của triều Lê thế kỷ XV tại một dòng có qui định hiếm hoi là “cho phép người bị kết tội được phép bào chữa” (Đ.691). Có lẽ đây là điều rất đáng được ca ngợi, rằng từ xưa ông cha ta đã từng gieo một hạt giống nhỏ về dân chủ chốn pháp đình. 3. Hoạt động luật sư với tư cách là một nghề ghề ở nước ta được “nhập khẩu” đầu tiên vào xứ Nam Kỳ với việc toàn quyền Pháp ký ban hành Nghị định về biện hộ tại toà án cho người Pháp hoặc người Việt Nam mang quốc tịch Pháp vào ngày 26 tháng 11 năm 1876. Sau đó, nghề luật sư được chính thức hóa bằng văn bản khi thực dân Pháp đặt được ách đô hộ của họ lên toàn cõi Đông Dương: Việt-Nam, Lào và Campuchia. Đó là sắc lệnh ngày 30 tháng 01 năm 1911 do Toàn quyền Pháp ký cho lập hai Luật sư đoàn ở Sài Gòn và Hà Nội để đảm trách việc bào chữa tại các tòa án ở Nam Kỳ, Campuchia, Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Ngày 21 tháng 7 năm 1931 với sắc lệnh mới của Toàn quyền Pháp danh xưng “Luật sư” (Advocat) được chính thức hóa, sử dụng để gọi những người hành nghề bào chữa tại các Tòa án. Đây là những “viên đá ngoại” đặt nền tảng pháp lý cho nghề luật sư ở Việt Nam, cho dù hoạt động luật sư chỉ là phương tiện nhằm mục đích hoàn thiện chế độ cai trị và khai thác thuộc địa của người Pháp2… 1 Chí Trung-Nguyên Hùng, Nghề luật sư ở Việt Nam đã ra đời và hoạt động như thế nào? http://thegioiluat.vn/nghe-luat-su-o-Viet-Nam da-ra-doi-va-hoat-dong-nhu-the-nao? Truy cập ngày 16/5/2021 2 Đoàn luật sư Hà Nội, Những luật sư nổi tiếng Việt Nam qua các thời kì lịch sử, http://trungtamtuvanphapluat.vn/chi-tiet/nhung-luat-su-noi-tieng-cua-viet-nam-qua-cac-thoi-ky-lich-su.html [Truy cập ngày 08/5/2021]. 432 4. Bước ngoặt vĩ đại là cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 của nhân dân ta thành công, lật đổ chế độ thực dân Pháp, quân phiệt Nhật Bản và phong kiến tay sai thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Sự kiện lịch sử này đã lập tức thay đổi cả số phận của nghề luật sư theo chính thể mới. Chỉ 38 ngày sau khi đọc Tuyên ngôn độc lập, ngày 10 tháng 10 năm 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 46 qui định về tổ chức đoàn thể luật sư với những thay đổi cho phù hợp với chế độ nhà nước mới và với thực tế cam go của cuộc đấu tranh giành độc lập sẽ còn tiếp diễn sau đó nhiều năm. Cụ thể Điều 1 tuyên bố: “Các tổ chức, các đoàn thể luật sư trong nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vẫn tạm giữ như cũ. Sắc lệnh ngày 25 tháng 5 năm 1930 quy định những tổ chức ấy vẫn tạm thi hành với các điều sửa đổi sau này”…Sắc lệnh qui định tổ chức luật sư được thành lập dưới hình thức Hội đồng luật sư hoặc Ban luật sư theo địa hạt và số lượng Văn phòng luật sư (Điều 4). Sắc lệnh 46 được ban hành không những rất kịp thời mà còn sáng suốt đặt nền móng cho mai sau: xác định tính chất “đoàn thể” - xã hội nghề nghiệp của tổ chức luật sư. Ngày 10 tháng 10 hàng năm đã trở thành ngày truyền thống, ngày khai sinh tổ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổ chức và hoạt động của luật sư Việt Nam - hiện tại và tương lai CHỦ ĐỀ 4: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ LUẬT SƯ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA LUẬT SƯ VIỆT NAM- HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI Chu Hải Thanh TÓM TẮT: Nghề luật sư là một nghề nghiệp đặc biệt, có sứ mạng vừa bảo vệ công lý, vừa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho tổ chức, cá nhân. Cho đến nay, nghề luật sư ở nước ta đã trải qua một chặng dài hình thành và phát triển với nhiều biến động. Trong nội dung bài viết này tác giả điểm qua lịch sử của nghề luật sư, tổ chức và hoạt động hành nghề luật sư ở Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất một số ý kiến để tiếp tục phát triển và hoàn thiện nghề luật sư dưới ánh sáng của chiến lược cải cách tư pháp. Từ khoá: Tổ chức và hoạt động, Luật sư, Việt Nam, Hiện tại và tương lai ABSTRACT: Lawyer is a special legal profession, both assuming the role of protecting justice, laws, and the legitimate rights and interests of organisations and individuals. Up to now, the legal profession in our country has had a long way of formation and development. In this article, the author reviews the history of the lawyer, thereby giving some reflections on the future of the lawyer in the context of reforms to Vietnam's judicial framework. Keywords: Organization and activities, Lawyers, Vietnam, Present and future... 1. Nghề luật sư Việt Nam – mấy dòng lịch sử 1. Nói đến việc bào chữa ở tòa án người ta nghĩ ngay đến luật sư. Thế giới ghi nhận cái nôi của nghề luật sư là ở La Mã cách nay hơn 2.000 năm. Đó là những advocatus mà lừng danh trong số đó là một học giả rất uyên bác về triết học, chính trị và luật học vốn ban đầu mắc tật nói lắp - ông tên là Xixerôn - thường tình nguyện xin bào chữa luôn luôn miễn phí cho những người yếu thế trước tòa án ở La Mã. Những đêm dài trung cổ phong kiến nhiều thế kỷ sau đó không còn bóng dáng advocatus tại các phiên xử của tòa án giáo hội TS. LS, Trưởng Khoa Luật, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, TP.Hồ Chí Minh; Email: bacthanh2002@yahoo.com 431 nữa. Cho đến thời đại sau thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu thế kỷ XVI- XVII, mà thành tựu vĩ đại là sự ra đời của nhà nước tư sản và theo đó dân chủ tư pháp được thiết lập, chế định luật sư bào chữa được củng cố và hoàn chỉnh.1 2. Ở phương Đông phong kiến với chế độ quân chủ “trên trời, dưới vua” rất xa lạ với quyền bào chữa, hoạt động bào chữa ở pháp đình. Thần tượng Bao Chửng ở Trung Quốc nổi tiếng xử án như thần được lưu lại qua sách vở và nay còn được phim ảnh hóa cho thấy khi xử án quyền truy tố, tra khảo, kết tội, tuyên án và cả thi hành án đều do một mình ông quyết định. Các bị cáo chỉ có “quyền” nhận tội hay “nghĩa vụ” chịu tra tấn tại chỗ mà không được cãi cọ gì. Thực ra, ở Việt Nam thời phong kiến bị cáo cũng có chút quyền tự bào chữa. Chúng ta có thể tìm thấy trong bộ Quốc triều hình luật (hay còn gọi là Bộ luật Hồng Đức) của triều Lê thế kỷ XV tại một dòng có qui định hiếm hoi là “cho phép người bị kết tội được phép bào chữa” (Đ.691). Có lẽ đây là điều rất đáng được ca ngợi, rằng từ xưa ông cha ta đã từng gieo một hạt giống nhỏ về dân chủ chốn pháp đình. 3. Hoạt động luật sư với tư cách là một nghề ghề ở nước ta được “nhập khẩu” đầu tiên vào xứ Nam Kỳ với việc toàn quyền Pháp ký ban hành Nghị định về biện hộ tại toà án cho người Pháp hoặc người Việt Nam mang quốc tịch Pháp vào ngày 26 tháng 11 năm 1876. Sau đó, nghề luật sư được chính thức hóa bằng văn bản khi thực dân Pháp đặt được ách đô hộ của họ lên toàn cõi Đông Dương: Việt-Nam, Lào và Campuchia. Đó là sắc lệnh ngày 30 tháng 01 năm 1911 do Toàn quyền Pháp ký cho lập hai Luật sư đoàn ở Sài Gòn và Hà Nội để đảm trách việc bào chữa tại các tòa án ở Nam Kỳ, Campuchia, Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Ngày 21 tháng 7 năm 1931 với sắc lệnh mới của Toàn quyền Pháp danh xưng “Luật sư” (Advocat) được chính thức hóa, sử dụng để gọi những người hành nghề bào chữa tại các Tòa án. Đây là những “viên đá ngoại” đặt nền tảng pháp lý cho nghề luật sư ở Việt Nam, cho dù hoạt động luật sư chỉ là phương tiện nhằm mục đích hoàn thiện chế độ cai trị và khai thác thuộc địa của người Pháp2… 1 Chí Trung-Nguyên Hùng, Nghề luật sư ở Việt Nam đã ra đời và hoạt động như thế nào? http://thegioiluat.vn/nghe-luat-su-o-Viet-Nam da-ra-doi-va-hoat-dong-nhu-the-nao? Truy cập ngày 16/5/2021 2 Đoàn luật sư Hà Nội, Những luật sư nổi tiếng Việt Nam qua các thời kì lịch sử, http://trungtamtuvanphapluat.vn/chi-tiet/nhung-luat-su-noi-tieng-cua-viet-nam-qua-cac-thoi-ky-lich-su.html [Truy cập ngày 08/5/2021]. 432 4. Bước ngoặt vĩ đại là cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 của nhân dân ta thành công, lật đổ chế độ thực dân Pháp, quân phiệt Nhật Bản và phong kiến tay sai thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Sự kiện lịch sử này đã lập tức thay đổi cả số phận của nghề luật sư theo chính thể mới. Chỉ 38 ngày sau khi đọc Tuyên ngôn độc lập, ngày 10 tháng 10 năm 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 46 qui định về tổ chức đoàn thể luật sư với những thay đổi cho phù hợp với chế độ nhà nước mới và với thực tế cam go của cuộc đấu tranh giành độc lập sẽ còn tiếp diễn sau đó nhiều năm. Cụ thể Điều 1 tuyên bố: “Các tổ chức, các đoàn thể luật sư trong nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vẫn tạm giữ như cũ. Sắc lệnh ngày 25 tháng 5 năm 1930 quy định những tổ chức ấy vẫn tạm thi hành với các điều sửa đổi sau này”…Sắc lệnh qui định tổ chức luật sư được thành lập dưới hình thức Hội đồng luật sư hoặc Ban luật sư theo địa hạt và số lượng Văn phòng luật sư (Điều 4). Sắc lệnh 46 được ban hành không những rất kịp thời mà còn sáng suốt đặt nền móng cho mai sau: xác định tính chất “đoàn thể” - xã hội nghề nghiệp của tổ chức luật sư. Ngày 10 tháng 10 hàng năm đã trở thành ngày truyền thống, ngày khai sinh tổ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nghề luật sư Hoạt động hành nghề luật sư Chiến lược cải cách tư pháp Dịch vụ pháp lý Bộ luật tố tụng dân sựGợi ý tài liệu liên quan:
-
LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ
20 trang 257 0 0 -
QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY TRÌNH IN, PHÁT HÀNH, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG BIÊN LAI THU TIỀN THI HÀNH ÁN
7 trang 169 0 0 -
6 trang 133 0 0
-
6 trang 131 0 0
-
8 trang 78 0 0
-
Bộ luật Tố tụng dấn sự năm 2004
127 trang 62 0 0 -
8 trang 50 0 0
-
SỬA ĐỔI BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
3 trang 47 0 0 -
69 trang 45 0 0
-
KỸ NĂNG ĐẶC THÙ TRONG THỤ LÝ VỤ ÁN DÂN SỰ
12 trang 39 0 0