Danh mục

Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp

Số trang: 60      Loại file: pdf      Dung lượng: 593.40 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sau gần 2 năm có hiệu lực thi hành, Luật đầu tư đã có những đóng góp tích cực vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh doanh; qua đó, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh ở nước ta. Tuy vậy, thực tế triển khai thực hiện đã gặp không ít khó khăn đối với cả nhà đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước có liên quan. Một số các nhóm vấn đề, khó khăn phát sinh từ sự không tương thích, trùng lặp và thậm chí mâu thuẫn giữa các quy định liên...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư 2005 -----***----- BÁO CÁO RÀ SOÁT ĐÁNH GIÁ CÁC NỘI DUNG KHÔNG TƯƠNG THÍCH GIỮA LUẬT ĐẦU TƯ VÀ CÁC LUẬT KHÁC CÓ LIÊN QUAN VÀ KIẾN NGHỊ BỔ SUNG SỬA ĐỔI Tháng 1- 2008 1 Lời mở đầu. Sau gần 2 năm có hiệu lực thi hành, Luật đầu tư đã có những đóng góp tích cực vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh doanh; qua đó, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh ở nước ta. Tuy vậy, thực tế triển khai thực hiện đã gặp không ít khó khăn đối với cả nhà đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước có liên quan. Một số các nhóm vấn đề, khó khăn phát sinh từ sự không tương thích, trùng lặp và thậm chí mâu thuẫn giữa các quy định liên quan đến đầu tư của các luật có liên quan, gồm Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật môi trường, Luật xây dựng và một số luậ khác có liên quan. Qua phản ánh của các địa phương và cộng đồng doanh nghiệp, Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư nhận thấy các vấn đề thuộc nhóm này không phải là cá biệt, mà là phổ biến. Đồng thời, nguyên nhân trước hết của nhóm vấn đề này cũng không phải xuất phát chủ yếu từ cách thức thực hiện. Trên thực tế, các cơ quan quản lý nhà nước ở nhiều địa phương đã hết sức sáng tạo và linh hoạt trong triển khai thực hiện chính sách phát triển kinh tế địa phương, tạm thời khắc phục các vướng mắc nói trên. Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư chia sẻ và cùng chung nhận xét với các bên có liên quan, và cho rằng nguyên nhân của loại vấn đề này nằm chính trong nội dung của các văn bản pháp luật có liên quan. Vì vậy, thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng, Tổ trưởng Tổ công tác Võ Hồng Phúc, Tổ công tác đã tiến hành rà soát, đánh giá các quy định liên quan đên đầu tư trong các luật, pháp lệnh và nghị định khác nhau; qua đó; phát hiện những bất hợp lý, kém rõ ràng, chồng chéo, trùng lặp và không tơng thích giữa chúng, đồng thời, có kiến nghị bổ sung, sửa đổi thích hợp. Đây là báo cáo đầu tiên trong nhóm các báo cáo nói trên. Báo cáo này ưu tiên tập trung ra soát đánh giá các quy định về thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư có trong các luật: Đầu tư, Đât đai, Môi trường, Xây dựng và các nghị định tương ứng hướng dẫn thi hành. Bởi vì, có thể nói, những khó khăn, vướng mắc “liên ngành” liên quan đến các lĩnh vực nói trên là hết sức bức xúc, và khá lớn, phức tạp xét về quy mô và mức độ. Nội dung của báo cáo này gồm 2 phần. Phần I: rà soát, đánh giá tính hợp lý, cụ thể và rõ ràng của các quy định trực tiếp liên quan đến đầu tư. 2 Trong phần I, trước hết, giới thiệu những rà soát, đánh giá, nhận xét và phát hiện vấn đề về thủ tục đầu tư quy định trong Luật Đầu tư, văn bản hướng dẫn thi hành; sau đó, lần lượt đến các quy định liên quan đến đầu tư trong lĩnh vực đất đai, môi trường và xây dựng. Trong từng phần nội dung nói trên, cáo không chỉ đánh giá bản thân các quy định trong từng lĩnh vực, mà còn so sánh với các quy định tương ứng trong các lĩnh vực khác. Nhờ đó, vấn đề và sự không tương thích đã được phát hiện một cách cụ thể và có căn cứ. Những nhận xét và đánh giá về sự khác biệt, không tương thích giữa các quy định có liên quan trong các luật và văn bản hướng dẫn thi hành đã được trình bày trong nội dung phần 2 của Phần I này. Phần II đưa ra các kiến nghị bổ sung, sửa đổi. Nội dung phần II cũng gồm 2 phần. Phần thứ nhất đưa ra 7 kiến nghị về những nội dung cần bổ sung sửa đổi theo hướng đơn giản hoá, hợp lý hoá và “liên ngành” hoá thủ tục hành chính về đầu tư; và phần 2 kiến nghị những văn bản cần ban hành mới hoặc bổ sung, sửa đổi để thể hiện bảy kiến nghị về nội dung của phần 1 nói trên. Báo cáo này được thực hiện trong khuôn khổ Hỗ trợ kỹ thuât cả UNDP cho Tổ Công tác thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật đầu tư. Đây là báo cáo ban đầu, là tài liệu phục vụ cho các cuộc hội thảo, trao đổi tham vấn với các bên có liên quan, nhất là đỗi ngũ tư vấn chuyên nghiệp, các nhà đầu tư, cộng đồng doanh nghiệp và các cán bộ, công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan. Kết quả tham vấn đó chắc chắn sẽ hữu ích và giúp chúng tôi hoàn thiện báo cáo này với chất lượng tốt nhất để trình Thủ tướng Chính phủ, để Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo sớm giải quyết vướng mắc về thủ tục hành chính tạo thêm thuận lợi cho các nhà đầu tư và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước. 3 Phần I Rà soát, đánh giá so sánh các quy định liên quan đến đầu tư: thực trạng và vấn đề. Phần 1. Rà soát, đánh giá và so sánh các quy định có liên quan trong luật Luật đầu tư, Luật Đất đai, Luật xây dựng, luật bảo vệ môi trường và quy định tương ứng hướng dẫn thi hành. I. Luật Đầu tư và nghị định hướng dẫn thi hành. 1. Phạm vi điều chỉnh của Luật Đầu tư là quy định về hoạt động đầu tư nhằm mục đích kinh doanh; quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, khuyến khích và ưu đãi đầu tư; quản lý nhà nước về đầu tư tại Việt nam và từ Việt nam ra nước ngoài (Điều 1 LĐT). Như vậy, có thể nói phạm vi điều chỉnh nói trên là rất rộng và chưa thật cụ thể. Với phạm vi đó, thì Luật Đầu tư có phạm vi điều chỉnh chồng lấn và liên quan đến phạm vi điều chỉnh của một số luật khác như Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán, Luật Xây dựng, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường.v.v… 2. Khái niệm Dự án đầu tư trong Luật Đầu tư (Khoản 8 Điều 3) được định nghĩa là “tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian nhất định”. Dự án đầu tư theo Luật Đầu tư được chia thành nhiều loại khác nhau theo các cách phân chia như sau: 3. Chia theo tính chất ngành, nghề của dự án , thì dự án đầu tư gồm gồm: (i)Dự án đầu tư có điều kiện và (ii) dự án đầu tư không điều kiện. 4. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: