Danh mục

TOBRAMICINA IBI (Kỳ 2)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 193.04 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Kiểm tra nồng độ trong huyết thanh :Cần kiểm tra nồng độ đỉnh và nồng độ cặn trong thời gian điều trị. Nồng độ đỉnh trong huyết thanh không nên vượt quá 12 mg/ml trong thời gian dài. Nồng độ cặn tăng cao (trên 2 mg/ml) có thể là dấu hiệu tích lũy thuốc tại mô. Sự tích lũy thuốc, nồng độ đỉnh quá cao, lớn tuổi và tổng liều dùng là những yếu tố góp phần gây độc tính trên tai và trên thận. Một cách tổng quát, nên kiểm tra nồng độ của thuốc trong huyết thanh...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TOBRAMICINA IBI (Kỳ 2) TOBRAMICINA IBI (Kỳ 2) Kiểm tra nồng độ trong huyết thanh : Cần kiểm tra nồng độ đỉnh và nồng độ cặn trong thời gian điều trị. Nồng độđỉnh trong huyết thanh không nên vượt quá 12 mg/ml trong thời gian dài. Nồng độcặn tăng cao (trên 2 mg/ml) có thể là dấu hiệu tích lũy thuốc tại mô. Sự tích lũythuốc, nồng độ đỉnh quá cao, lớn tuổi và tổng liều dùng là những yếu tố góp phầngây độc tính trên tai và trên thận. Một cách tổng quát, nên kiểm tra nồng độ củathuốc trong huyết thanh sau liều thứ hai và liều thứ ba, sau đó mỗi 3-4 ngày trongsuốt thời gian điều trị, nếu có dấu hiệu suy thận thì nên kiểm tra thường xuyênhơn. Bằng cách này, có thể duy trì việc điều trị (xem Liều lượng và Cách dùng),nhất là ở những bệnh nhân bị bệnh nặng và suy thận, hay ở những bệnh nhân bịnhiễm bởi các vi khuẩn ít nhạy cảm hay bệnh nhân dùng liều cao. Bệnh nhân bị bỏng :Ở bệnh nhân bị bỏng diện rộng, dược động củaaminoglycosides bị thay đổi. Ở những bệnh nhân này, nên kiểm tra nồng độ củatobramycin trong máu và tính toán để cho liều thích hợp. Bệnh nhân đang được gây vô cảm : Khả năng ngưng thở kéo dài hay thứ phát có thể xảy ra khi dùngtobramycin ở những bệnh được gây vô cảm bằng các tác nhân gây chẹn thần kinhcơ như succinylcholine, tubocurarin, decamethone hay bệnh nhân được truyền mộtlượng lớn máu có citrat. Nếu xảy ra nghẽn thần kinh cơ, có thể điều trị bằng muốicanxi. LÚC CÓ THAI và LÚC NUÔI CON BÚ Aminoglycosides có thể gây tổn thương bào thai khi dùng trong thời gianmang thai. Chống chỉ định dùng thuốc trong thời gian mang thai hay cho con bú,do có thể gây độc tính trên cho tai của bào thai và trẻ sơ sinh. TƯƠNG TÁC THUỐC Tránh dùng đồng thời với các thuốc lợi tiểu mạnh như furosemide vàethacrinic acid, do chúng tiềm tàng độc tính trên tai. Dùng phối hợp tobramycinvới các thuốc khác cũng có độc tính trên tai và trên thận như streptomycin,kanamycin, gentamycin, cephalosporin, polymixin B và cholistin có thể gây hiệpđồng tác động. TÁC DỤNG NGOẠI Ý Các tác dụng phụ thường chỉ xảy ra với một tỉ lệ thấp ở bệnh nhân có chứcnăng thận bình thường khi không vượt quá liều lượng và thời gian điều trị khuyếncáo. Ở người già, bệnh nhân bị suy thận, vượt quá liều lượng và thời gian điều trịkhuyến cáo thì nguy cơ xảy ra tác dụng ngoại ý sẽ gia tăng. Các phản ứng phụ đặctrưng của kháng sinh nhóm aminoglycosides được ghi nhận là độc tính trên ốc taicủa dây thần kinh số 8, như chóng mặt, giựt nhãn cầu, có tiếng vo vo trong tai vàgiảm thính lực. Tăng BUN và tiểu ít cũng đã được ghi nhận. Tác tác dụng phụ khác : Các tác dụng phụ khác có thể xảy ra khi dùng tobramycin gồm thiếu máu,mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, sốt, phát ban, ngứa, mề đay, buồn nôn, nôn, tiêuchảy, nhức đầu, ngủ lịm, hay lẫn lộn và mất khả năng định hướng, và đau tại nơitiêm thuốc. Các bất thường có thể xảy ra khi dùng tobramycin gồm tăngtransaminase huyết thanh (SGOT-SGPT) và lactic dehydrogenase, giảm canxi,magnê, natri và kali trong huyết thanh, giảm bạch cầu, tăng bạch cầu và tăng bạchcầu ái toan. LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG Tobramycin có thể được dùng bằng đường tiêm IM hay IV. Tiêm IM : Người lớn : ở bệnh nhân có chức năng thận bình thường, liều khuyến cáocủa tobramycin là 1 mg/kg mỗi 8 giờ. Thời gian điều trị trung bình là 7-10 ngày.Có thể tăng liều đến 5 mg/kg/ngày ở bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng. Liều này nênđược giảm xuống còn 3 mg/kg/ngày càng sớm càng tốt. Trẻ em : 3-5 mg/kg/ngày, chia làm các liều bằng nhau mỗi 8-12 giờ. Trẻ sơ sinh : 2 mg/kg mỗi 12 giờ, đối với các trẻ cân nặng từ 1,5 đến 2,5kg. Truyền IV : Chỉ nên dùng đường truyền IV khi không thể dùng đường tiêm IM. Nồngđộ tobramycin sau khi pha không vượt quá 1 mg/ml (0,1%). Thời gian truyền từ 1-2 giờ. Liều khi dùng đường IV tương tự như đối với đường tiêm IM. Không nêndùng phối hợp tobramycin với các thuốc khác. Ở bệnh nhân bị suy thận, nên chỉnhliều tùy theo mức độ suy thận. Tương hợp : Tobramycin tương hợp với đa số các dịch truyền đường tĩnh mạch thôngdụng hiện nay, nhưng không tương hợp với dung dịch heparin và có thể tương táchóa học với b-lactam. Tobramycin tương kỵ với các dịch truyền có chứa alcohol,sargramostin và clyndamycin phosphate nếu được pha loãng trong dung dịchglucose để tiêm. Tobramycin tương kỵ về mặt vật lý với carbenicillin. Khôngđược hòa lẫn với các thuốc khác trong cùng một bơm tiêm hay cùng một đườngtruyền tĩnh mạch. QUÁ LIỀU Nếu xảy ra quá liều hay phản ứng độc, tiến hành thẩm phân máu hay phúcmạc để làm giảm nồng độ của thuốc trong huyết thanh. ...

Tài liệu được xem nhiều: