Danh mục

'Tôi ăn gỏi Sầu đâu'

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 141.88 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sầu đâu hay Xoan ăn gỏi (Azadiracta indica) lá 1 lần kép, ăn đượcNăm 2000, nhân chuyến cứu trợ lũ lụt ở huyện Tháp Mười, tôi tranh thủ ghé qua chợ để hỏi chỗ nào bán gỏi Sầu đâu? Thế là tôi được chỉ vào một quán nhậu, ở đó có 5 người đang ngồi với một dĩa lá Sầu đâu ăn gỏi và một dĩa khô cá sặt nướng và mấy xị rượu đế... Tôi lân la tới bàn nhậu, tặng họ mấy tờ báo để làm quen và hỏi món này ăn ra sao? Một người đứng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
“Tôi ăn gỏi Sầu đâu” “Tôi ăn gỏi Sầu đâu” Sầu đâu hay Xoan ăn gỏi (Azadiracta indica) lá 1 lần kép, ăn được Năm 2000, nhân chuyến cứu trợ lũ lụt ở huyện Tháp Mười, tôi tranhthủ ghé qua chợ để hỏi chỗ nào bán gỏi Sầu đâu? Thế là tôi được chỉ vào mộtquán nhậu, ở đó có 5 người đang ngồi với một dĩa lá Sầu đâu ăn gỏi và mộtdĩa khô cá sặt nướng và mấy xị rượu đế... Tôi lân la tới bàn nhậu, tặng họmấy tờ báo để làm quen và hỏi món này ăn ra sao? Một người đứng tuổi vuivẻ đưa tôi một lá Sầu đâu và con cá sặt và bảo ăn đi thì sẽ biết “đặc sản” mớiđem từ Châu Đốc về... Với sự dè dặt thường lệ, tôi nếm thử một lá chét, và không sao tránh nhănmặt được vì nó quá đắng. Thế là tôi xin lỗi cáo lui, viện lý do có người hối tôi về.Trên đường tôi cứ suy nghĩ miên man... Rõ ràng có mấy nhà báo, nhà văn đã viết:gỏi Sầu đâu ăn với khô cá sặt là đặc sản ngon và quý hiếm của miền sông nướcLong Xuyên, Châu Đốc mà tại sao nó đắng như vậy?... Năm 2001, tôi đi công tác xa một tháng, ở nhà bác sĩ T.V.S. gởi đăng mộtbài về “Gỏi Sầu đâu”. Đại ý ông nói: ăn gỏi Sầu đâu thì ngon lắm, nhưng nếu ăngỏi buổi sáng, trưa thì không sao; còn nếu ăn gỏi Sầu đâu vào buổi chiều tối thì dễngộ độc chết. Thế là tôi phải viết ngay một bài đính chánh, đại ý là không phải ăngỏi Sầu đâu vào ban đêm nó độc gây chết người mà chính là do ban đêm, có thểngười ta dễ hái nhầm lá cây Xoan (Sầu đâu lá hai lần kép) nên mới bị ngộ độcchết. Năm 2005, nhân dịp đến Deli (Ấn Độ), tôi ghé thăm một ngôi chùa cótrồng nhiều cây Nim (Xoan ăn gỏi - Azadiracta indica), có cây to đến 5 - 7 ngườiôm không giáp vòng cái gốc. Tôi vào chùa hỏi một vị sư trên 80 tuổi về cây Nim.Thầy nói Nim là cây linh thiên (sacred tree) của Ấn Độ. Nó che chở cho con ngườivà cho ta thức ăn cũng như thuốc trị bệnh. Nếu mỗi ngày bạn ăn ba lá Nim thìtrong dài lâu bạn sẽ không bị bệnh gì cả. Nói xong thầy lấy trong tủ thờ ra cho tôi10 hột Nim và một nắm bông Nim khô và bảo tôi đem về cúng Phật và trồng vàicây trong vườn để bảo vệ sức khỏe... Vì không có vườn nên tôi trồng cây Nim trong chậu kiểng trên sân thượng.Vài năm sau nó cho lá sum suê, tôi định bắt đầu ăn mỗi ngày 3 lá, nhưng khôngsao ăn được vì quá đắng... Dần dà đến năm thứ ba thì cây to quá, sợ sụp nhà nêntôi phải cưa gốc và không tưới suốt mùa nắng... Thế mà cây Sầu đâu ăn gỏi vẫnkhông chết mà đến mùa mưa còn đâm tược thành ba nhánh to bằng bắp tay vớinhiều cành lá sum suê... Một hôm có người bạn đi Long Xuyên về cho tôi một gói khô cá sặt. Tôinướng lên và đem lên sân thượng, ngồi bên gốc Nim, tôi bạo dạn cắn một miếngkhô sặt rồi hái nguyên một lá Nim gói 21 lá chét cho vào miệng, nhắm mắt nhắmmũi nhai lấy nhai để... Kỳ diệu thay, tôi cảm thấy thơm, ngọt chứ không đắng! Thì ra nhai chung lá Sầu đâu ăn gỏi với khô sặt hoặc khô mực thì gỏi rấtngon và không đắng... Một người bạn Thái Lan còn bày tôi trụng lá Sầu đâu ăn gỏitrong nước sôi rồi vớt ra nhúng liền vào nước lạnh thì nó cũng bớt đắng. Tôi thửnhai lá Sầu đâu với thịt, cá kho lạt nó vẫn đắng, chấm lá với nước mắm thì chỉ bớtđắng thôi. Như vậy lá Sầu đâu ăn gỏi (một lần kép, đắng) + protein + muối mặn =không đắng. Bây giờ thì hàng ngày, cây Sầu đâu ăn gỏi, tuy trồng trong chậu kiểng, vẫnđủ cho tôi ăn 3 - 7 lá to, với ít khô mực hoặc khô cá sặt, khô bò... một cách ngonlành và hy vọng ngừa chữa được nhiều bệnh do sự lão hóa... DS. PHAN BẢO AN Chảy máu cam Thứ bảy, 08/05/2010, 12:46 GMT+7 Bạn Phùng Cảnh T. viết: Con tôi 5 tuổi hay chảy máu cam, nhất làbuổi trưa khi cháu chạy giỡn nhiều. Xin cho biết tại sao và cách chữa trị? - Chảy máu cam (Epitaxis) là hiện tượng xuất huyết niêm mạc mũi, thườnggặp ở trẻ con và cả ở người lớn tuổi. Vách mũi là nơi có rất nhiều mạch máu (để sưởi ấm không khí trước khivào phổi) với sự gặp gỡ của 5 động mạch cho nên ta không lấy gì làm lạ khi thỉnhthoảng bị chảy máu mũi. + Chảy máu cam tự phát thường gặp ở trẻ con dưới 10 tuổi, thường khôngcó triệu chứng báo trước hoặc có khi sau sốt nóng, hoặc tại trẻ chạy nhảy chơi đùaquá mức, có khi do ngứa mũi, rồi lấy ngón tay móc gây trầy chảy máu mũi. Nơitrẻ gái vị thành niên thường là lúc thấy kinh, trẻ vị thành niên trai cũng có thể bịchảy máu cam. Máu cam chảy nơi vách ngăn của mũi và rất dễ cầm, nhưng cũngdễ tái phát. + Chảy máu cam do huyết áp cao, thường gặp nơi người lớn tuổi từ 40 trởđi, do động mạch trong mũi ở phía trên cao bị vỡ. Loại chảy máu mũi này rất khócầm và cũng có thể tái phát. + Xử lý: bệnh nhân ngồi, đầu hơi cúi tới trước (lỗ mũi ngó xuống đất). Đặtmột ngón tay trên cánh mũi (bên lỗ chảy máu) đè nhẹ trong 5 - 10 phút (thở bằngmiệng). Trong lúc này, bệnh nhân không nên nuốt, vì động tác nuốt làm máu khóđông hoặc bị phá vỡ quá trình đông máu. Nếu trong 10 - 20 phút mà máu vẫn cònc ...

Tài liệu được xem nhiều: