Danh mục

Tối đa hóa lợi ích từ các hiệp định thương mại tự do - thúc đẩy sản xuất xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 471.13 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết chủ yếu thu thập số liệu và dữ liệu thứ cấp từ: sách báo, báo cáo tổng kết của của ngành Hải quan năm 2021, 2022; Niên giám thống kê hải quan về hàng hóa xuất nhập khẩu năm 2021, 2022; các nghiên cứu khoa học đã được thực hiện; bài báo nghiên cứu trên Internet… từ đó nhận diện lợi ích, nhận diện và phân tích thách thức, cũng như đưa ra các kiến giải nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tối đa hóa lợi ích từ các hiệp định thương mại tự do - thúc đẩy sản xuất xuất khẩu của doanh nghiệp Việt NamKỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI”TỐI ĐA HÓA LỢI ÍCH TỪ CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO - THÚC ĐẨY SẢN XUẤT XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TS. Nguyễn Thị Minh Hòa Khoa Thuế và Hải quan, Học viện Tài chính TÓM TẮT: Việt Nam đã ký kết 17 Hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó cónhiều FTA thế hệ mới như CPTPP, Việt Nam-Chile, EVFTA, VN-EAEU FTA, UKFTA,RCEP… và tiếp tục tăng trong thời gian tới. Đã có hơn 60 thị trường ký FTA với Việt Nam,chiếm khoảng 2/3 kim ngạch xuất khẩu của nước ta. Hiện, Việt Nam là một trong số ít quốcgia ký kết Hiệp định thương mại tự do và tham gia các cơ chế hợp tác đa phương với nhữngđối tác kinh tế lớn như Trung Quốc, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh, Nga... Điều này manglại nhiều lợi ích cũng như đặt Việt Nam trước một sân chơi mới, với những thay đổi mangtính chiến lược nhằm nâng cao khả năng hợp tác kinh tế, gỡ bỏ những rào cản thuế, cũngnhư tác động tích cực tới thương mại và đầu tư, đặc biệt là tạo vị thế cho hàng hóa sản xuấtxuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. TỪ KHÓA: Hiệp định thương mại tự do, sản xuất xuất khẩu 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiệp định thương mại tự do là Hiệp định hợp tác kinh tế được ký giữa hai hay nhiềunước nhằm loại bỏ các rào cản với phần lớn hoạt động thương mại, đồng thời thúc đẩy traođổi thương mại giữa các nước thành viên với nhau. Rào cản thương mại có thể dưới dạngthuế quan, quota nhập khẩu, hàng rào phi thuế quan khác như tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêuchuẩn về vệ sinh dịch tễ, truy xuất nguồn gốc, an toàn vùng trồng … Bất kỳ quốc gia nào muốn đẩy mạnh phát triển kinh tế cần chủ động tích cực hội nhậpkinh tế quốc tế, gỡ bỏ rào cản thương mại và vận hành mô hình kinh tế mở. Khi đó, thamgia các FTA sẽ giúp các quốc gia tận dụng tốt hơn các nguồn lực, khai thác tối đa lợi thếso sánh của nền kinh tế, mở rộng thị trường, tiếp cận nguồn vốn và công nghệ tiên tiến,góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là kích thích sự phát triển của hoạt động sảnxuất hàng xuất khẩu. Theo làn sóng đó, Việt Nam, một quốc gia luôn chủ động đẩy mạnhngoại thương trong những năm qua luôn nỗ lực đàm phán, ký kết nhiều FTA thế hệ mớivới mục tiêu phát triển kinh tế, trở thành một trong những nước có hoạt động sản xuất xuấtkhẩu phát triển. 447Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” Dưới góc nhìn của người tham gia nghiên cứu quan tâm đến các Hiệp định thươngmại; đến hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, gia công, nhập sản xuấtxuất khẩu, doanh nghiệp chế xuất. Trong bài nghiên cứu, tác giả giới hạn phạm vi và mụcđích nghiên cứu qua việc điểm lại những lợi ích từ các FTA tới hoạt động sản xuất xuấtkhẩu của doanh nghiệp Việt, từ đó nhận điện phân tích những thách thức, cũng như đề xuấtcác kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Namtrong giai đoạn tới. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong bài viết bao gồm phương pháp phântích thống kê mô tả và phương pháp phân tích thống kê so sánh thông quan thu thập vàphân tích số liệu, dữ liệu. Bài viết chủ yếu thu thập số liệu và dữ liệu thứ cấp từ: sách báo,báo cáo tổng kết của của ngành Hải quan năm 2021, 2022; Niên giám thống kê hải quanvề hàng hóa xuất nhập khẩu năm 2021, 2022; các nghiên cứu khoa học đã được thực hiện;bài báo nghiên cứu trên Internet… từ đó nhận diện lợi ích, nhận diện và phân tích tháchthức, cũng như đưa ra các kiến giải nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất xuất khẩu của doanhnghiệp Việt Nam trong giai đoạn tới. 2. NỘI DUNG VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, PHÂN TÍCH LỢI ÍCH VÀTHÁCH THỨC TỪ FTA Lợi ích từ các FTA tới sản xuất xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Các nước công nghiệp phát triển trong các FTA tiếp tục đẩy mạnh chiến lược đa dạnghoá nguồn cung, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, đa dạng hoá đầu tư và đây là cơ hội giúpViệt Nam trở thành một trong số trung tâm sản xuất xuất khẩu quan trọng trong chuỗi giátrị toàn cầu. Việt Nam với vai trò ngày càng cao trong ASEAN, một khu vực trọng tâm ảnh hưởngvới các nước, khu vực và thị trường lớn, cũng là một trong những khu vực vẫn duy trì đượcđà tăng trưởng kinh tế khiến ASEAN trở thành thị trường ngày càng quan trọng trong chínhsách đối ngoại và kinh tế của các nước. Trong đó, EU xây dựng chiến lược Ấn Độ DươngThái Bình Dương, Hoa Kỳ thúc đẩy đàm phán IPEF, Anh đàm phán thành công gia nhậpCPTPP... tất cả sẽ tạo thuận lợi đối với hoạt động đầu tư vào sản xuất xuất khẩu ...

Tài liệu được xem nhiều: