Thông tin tài liệu:
Đó là lời bộc bạch của ông khi nói về sự nghiệp thơ ca của mình. Ông luôn thích cái mới, ưa chủ nghĩa xê dịch và cũng ưa những cái gì chưa ai đặt chân đến. Cũng bởi lẽ ấy ông đã đến với thơ Hai-kư Việt như một cuộc chạy đua hạnh ngộ. Tuy có hơi muộn nhưng cũng đủ để ông trải lòng trên câu chữ. Nhà thơ Đinh Nhật Hạnh sinh năm 1928, tại vùng Xóm Đá - Vĩnh Đức - Đô Lương - Nghệ An. Ông đã có một khoảng thời gian tham gia kháng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tôi đi tu Hai-kư Việt Tôi đi tu Hai-kư ViệtĐó là lời bộc bạch của ông khi nói về sự nghiệp thơ ca của mình. Ông luônthích cái mới, ưa chủ nghĩa xê dịch và cũng ưa những cái gì chưa ai đặt chânđến. Cũng bởi lẽ ấy ông đã đến với thơ Hai-kư Việt như một cuộc chạy đuahạnh ngộ. Tuy có hơi muộn nhưng cũng đủ để ông trải lòng trên câu chữ.Nhà thơ Đinh Nhật Hạnh sinh năm 1928, tại vùng Xóm Đá - Vĩnh Đức - ĐôLương - Nghệ An. Ông đã có một khoảng thời gian tham gia kháng chiến và cướpchính quyền chính tại một số địa phương.Từ năm 1952 trở đi, ông thi và trúng tuyển ngành y ở Angieri và năm 1954 ôngvào tiếp quản thủ đô rồi tiếp tục hoạt động trong nghành y cho đến khi nghỉ hưunăm 1990. Nhà thơ Đinh Nhật Hạnh.Từ đó cho đến nay, ông tham gia sáng tác thơ và là hội viên câu lạc bộ thơ củaThủ đô Hà Nội với những tập thơ đã được xuất bản, in riêng có “Vườn Hương(2004), Quầng Trăng (2005), Bụi thời gian (2006) và tập thơ in chung có “HươngLan (2003), Những vần thơ tâm tình I, II và một số những sáng tác thơ tiểu biểuđược in trong các tuyển thơ như Ngàn năm thương Nhớ (2003), Non nước một dải.Hiện nay, Đinh Nhật Hạnh đang là thành viên của Hội Hữu nghị Việt Nam –NhậtBản, Câu Lạc Bộ Văn Hóa Việt - Nhật Hai-kư Việt. Khi sự kiện động đất sóngthần xảy ra ở Nhật Bản, ông đã viết lên tập Hai-kư Việt với nhan đề “Khúc tưởngniệm” để thể hiện được nỗi niềm của một người đã từng có nhiều kỉ niệm với đấtnước nhiều duyên nợ này.Thoạt nhìn, không ai nghĩ rằng ông đã bước sang tuổi 85. Ngoài đời, trông ông trẻhơn so với trong ảnh. Bởi trong ông luôn chứa đựng một phong thái cần mẫn, ngaycả cái cách ứng xử cũng thật lịch thiệp mà vẫn cuốn hút đến lạ kì.Ở ông Đinh Hạnh cũng có cái gì đó khiến người ta dễ liên tưởng đến con ngườicủa xứ sở vừa trải qua cơn đại địa chấn kinh hoàng hôm 11/3. Đó là tinh thần củamột đất nước vốn có truyền thống hiếu học, tinh thần của những ng ười võ sĩ đạoKimono. Được biết, ông vừa viết hoàn chỉnh tập thơ Hai-kư với tinh thần của mộtngười từng có nhiều năm gắn bó với vùng đất đau thương này.Nếu ai đó nói rằng, Đinh Nhật Hạnh không phải là nhà thơ, ông sẽ phản ứngthế nào và ông nghĩ sao về nhận xét ấy?Tôi nghĩ đó là điều hoàn toàn bình thường và không có gì đáng trách cả. Dẫu saocũng hơi buồn một chút, chỉ một chút thôi nhé. Nhưng đôi lúc có phần lại cảmthấy vui đấy, vui vì đã có những người quá rõ hiểu về tiểu sử của mình, cho nênmới đưa ra những nhận xét như vậy. Còn thường thường đâu có ai gọi tôi vậy đâu,bạn bè tôi và ngay cả những người thân trong gia đình họ đều gắn tôi với cái biệtdanh “Đinh Hạnh Hai-kư Việt” đấy thôi.Ông có thể nói kỹ hơn một chút về biệt danh này?Thú thật, mình đã có những khoảng thời gian nhất định hoạt động trong nghề y,nhưng rồi sau này lại quyết định dành một phần tâm hồn cho thơ. Mình làm thơtuy không nhiều, song cho đến lúc này cũng có thể gọi là thành công. Thành côngbởi vì cũng được người này người kia biết đến, thỉnh thoảng họ có mời mình đithuyết giảng về thơ. Rồi thì khi mình chuyển hẳn sang địa hạt thơ HaiKư thì cáibiệt danh cũng theo mình suốt từ đó.Nếu cho ông chọn lại, ông có tiếp tục giữ nguyên con đường ấy?Bây giờ và mãi mãi sau này tôi vẫn cho rằng quyết định của mình ngày ấy là đúngđắn nhất. Nhưng cũng xin nói thêm rằng, tôi chỉ là người chuyển phần hồn củaThơ Hai-kư thôi, còn phần xác là tôi được người ta giúp đỡ hoàn toàn. Thú thật,mỗi khi đứng trước một quyết định quan trọng tôi đều nhớ đến lời dặn mẹ tôi:“Con hãy làm những gì con thích và cố gắng đi chọn con đường mà mình đã chọn,khi ấy con sẽ cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn nhiều”. Cứ nghĩ thế thôi mình đãcó đủ nghị lực để vượt qua tất cả rồi.Tập thơ Hai-kư Việt “Khúc Tưởng Niệm” phải chăng là tập hợp những bài thơông viết để dành riêng cho đất nước và con người Nhật ?Đúng, hoặc cũng có thể coi đó là những nỗi niềm tri ân tôi muốn gửi tới đất nướcnày. Ở đó có những bài tôi viết về cảnh li thương của các gia đình, có những cảnhhoang tàn đổ nát khi sóng thần đi qua và có những cảnh đám khói ngun ngút đangbốc lên từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Cuối tập thơ là hình ảnh một em bétrào đời trong vòng tay đùm bọc của mọi người.Được biết, trước khi đến với Hai-kư Việt, ông cũng đã sáng tác khá nhiều thơvà chủ yếu là dòng thơ trữ tình. Vậy tại sao ông lại đột ngột rẽ sang một dòngthơ mới?Được trở thành một nhà thơ là điều ước mơ của tôi. Khi tôi theo học trường làngtại quê hương Nghệ An, tôi đã có đôi lần thử làm thơ. Nhưng cùng lúc, tôi lạitrúng tuyển hai trường y. Một ở Nam Ninh (Trung Quốc) và một ở Angieri, sau đóvì trường ở Angieri gọi trước nên tôi sang đó học luôn. Trước khi đi tôi cứ đắn đomãi với quyết định của mình. Rồi má tôi từng ngày tâm sự, phân tích. Tôi nhớ mãicâu nói của mẹ ngày ấy: “Con cứ toàn tâm toàn ý với công việc trước mắt đi, rồisau này học gì làm gì cũng chưa muộn mà”. Bây giờ thì tôi vô cùng cảm ơn bà.Sau thờ ...