Ra trường, khi tuổi đã lớn. Tôi về một vùng, nơi mà người ta còn nhìn anh bộ đội Bắc kì với con mắt lạ lẫm, và không ít người kì thị. Cũng chưa lâu lóm gì, mới mấy năm trước oánh nhau quá xá, vầy cũng phải thôi. Thế là bằng mọi cách, tôi giấu biệt tích tính danh của mình. Có như vậy, mới hi vọng tìm được cô vợ người bản xứ để định cư lâu dài. Nội cái việc có ý định tìm vợ người miền Tây, cha tôi đã phản đối hết chịu nổi.ầ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tôi lấy vợ miệt vườn Tôi lấy vợ miệt vườnRa trường, khi tuổi đã lớn. Tôi về một vùng, nơi mà người ta còn nhìn anh bộ đội Bắc kìvới con mắt lạ lẫm, và không ít người kì thị. Cũng chưa lâu lóm gì, mới mấy năm trướcoánh nhau quá xá, vầy cũng phải thôi. Thế là bằng mọi cách, tôi giấu biệt tích tính danhcủa mình. Có như vậy, mới hi vọng tìm được cô vợ người bản xứ để định cư lâu dài. Nộicái việc có ý định tìm vợ người miền Tây, cha tôi đã phản đối hết chịu nổi. Tôi nghĩ ramẹo, đưa cha vào chơi mấy tháng ròng. Hi vọng đi thăm thú, tiếp cận với lối sống Nambộ, lối sống xứ miệt vườn để ông khoái mà nhất trí với ý định mà ông cho là gàn rỡ củatôi. Chuyện thuyết phục ông già coi như ổn. Còn lại là ở sự nổ lực của bản thân.Việc trước tiên là luyện lại giọng nói Nam bộ cho chuẩn. Nói là luyện, chớ mấy năm ởlính, tôi đã ngụp lặn trong bưng, trong cứ, nên nói tiếng Nam cũng tàm tạm. Người ta bảo“chém cha không bằng pha giọng”. Biết vậy nhưng để đạt mục đích, để giao tiếp thuậnlợi là phải “pha”. Vả lại, cha cũng không phản đối. Thế rồi tôi cũng nói thuần thục khôngkhác mấy người địa phương. Làm vầy không phải là tôi cố tình xạo đâu. Rồi trước sau gìmình cũng khai báo lí lịch mà.***Lớp tôi dạy và chủ nhiệm năm ấy là một lớp Sử. Tôi lại dạy phần Lịch sử Việt Nam hiệnđại, thời kì có nhiều bài về cuộc kháng chiến vừa xẩy ra. Mình là người vừa bước ra từcuộc chiến, vầy mà giờ phải giấu mình. Thiệt là, buồn thấy mụ nội. Mấy đứa sinh viên cứhỏi:- Thầy có đi lính không thầy?- Không, lính quốc gia thì thầy trốn. Còn lính bên Việt cộng – ý quên, bên Giải phóng,thầy cũng không đi. Hồi đó thấy bom đạn ngút ngát vầy, sợ thấy mồ luôn.Khi cần lấy dẫn chứng để làm cho bài giảng sinh động hơn, tôi lấy chính những trận đánhmình đã tham gia ra kể, nhưng lại bảo là nghe mấy ông giải phóng kể lại.Lớp ấy có nhỏ Tuyến đã lọt vào tầm ngắm của tôi. Nói cho ngay, trước Tuyến cũng đã cómấy em, tôi ngắm nhưng rồi chẳng “bắn”. Còn Tuyến, em đã mê hoặc tôi bằng cái đẹp,cái hồn nhiên, đằm thắm của con gái miệt vườn. Ngày học chính thức, con gái phải mặcáo dài. Trắng rợp cả sân trường. Vầy mà dù em ở đâu tôi cũng nhận ra. Dáng cao, nướcda ngần trắng, tóc mượt dài, cổ ba ngấn...dáng ấy lẫn vào đâu được. Buổi không họcchính thức, Tuyến đến trường với áo bà ba đen bó chẽn hông, quần saten cũng đen. Tôikhông phải nhà văn nên không tả hết được. Đại để là Tuyến đẹp hết biết luôn. Tuyến nhưđã hớp hồn tôi.Chuyện dài dòng lắm. Tóm lại, sau đó Tuyến cũng đã cảm nhận được tình cảm tôi dànhcho em. Tôi biết, vì thấy Tuyến đến phòng tôi ngày một dày hơn. Hồi đầu, em còn kèthêm mấy nhỏ bạn. Dần dà, chỉ một mình.***Ba má Tuyến đã mất. Tuyến đang ở với người anh thứ hai – Ba Tuyên. Nhà anh Ba làmruộng. Ruộng vài chục công. Vườn hơn chục mẫu. Năm trúng, ruộng thu về ngót nghétngàn giạ. Chục mẫu vườn trồng rặt nhãn và chôm chôm. Heo gà trong chuồng, cá múdưới ao thì bề bề, tính chi hết. Tuyến bảo, ruộng vườn là nội để lại cho anh em Tuyến,anh Ba không muốn sang cho người ta. Chớ nhiều hôm ảnh cứ kêu oải. Mà không rángmần, thuê mướn, lấy chi nuôi em, nuôi sắp nhỏ học hành. Thấy anh Ba ruộng vườn ràngrịt vầy, cũng thương ảnh.Tôi biết rành rọt vầy, vì tôi đang tìm hiểu đối tượng. Còn điều quan trọng, cực kì quantrọng là anh của Tuyến trước giải phóng có đi lính hay không, Tuyến không kể. Gặnghỏi, Tuyến cũng không kể. Anh Ba trước nếu có đi lính, là lính bên mình thì khỏi nói.Chắc sẽ êm xui. Nhưng, nếu là lính cộng hoà, thì chuyện tôi xàng xê với Tuyến coi nhưtiêu. Không có cách nào hơn là phải về tận nhà, tiếp cận ảnh. Khi tình cảm giữa tôi vàTuyến đã đến độ chín, tôi gợi ý:- Hôm nào rảnh, em dẫn tôi về thăm anh chị và mấy đứa nhỏ, nghen.Tuyến chần chừ:- Em sợ ảnh rầy lắm thầy ơi. Ảnh khó lắm.- Sợ chi? Em cứ thưa với ảnh, thầy chủ nhiệm ghé về thăm, nhậu với ảnh chơi. Ảnh chịuliền à.Vầy rồi tôi và Tuyến dắt nhau về. Hồi ấy mần chi đã có xe máy. Thôi ráng chở em trênchiếc xe đạp, kể cũng hay. Khi đang yêu, chừng bốn chục cây nhằm nhò gì. Thầy trò vềđến đầu ấp, nhỏ Ba – cháu Tuyến nhìn thấy đã mừng húm, xấp xải chạy về. Nó chói lóigọi tía, gọi má:- Tía ơi! Má ơi! Cô hai về. Mà ai chở cô Hai về, lạ lắm nghen.Người ra đón chúng tôi là anh Ba – anh của Tuyến. Chắc cú là vậy. Vì Tuyến nhảy xuốngxe, đã nhoẻn miệng cười:- Anh Ba à! Tui mới về.***Khách lạ xuống miệt vườn, không thể không nói đến chuyện nhậu. Trưa đó, tôi, BaTuyến, cậu Năm, cậu Chín và mấy ông lối xóm tấp sang, nhậu tơi bời khói lửa luôn. Baonhiêu năm sống trong cứ, đã tôi luyện cho tôi bản tánh gan lì. Gan lì với địch, gan lì vớikhổ ải, và cả gan lì với rượu. Quà người thân gửi vô cứ chủ yếu là rượu, ít khô đuối, khôkhoai...cũng lai rai, nghiêng ngã được mấy ngày. Oánh xong một trận, về không có rượunó buồn thê thiết.Khi rượu đã làm ông ba bừng bừng, tôi bắt đầu ý định của mình:- Nè, chớ hồi ở lính, anh Ba ở đơn vị nào vậy ta?Hỏi hù hoạ vậy, chớ biết trúng tr ...