Danh mục

Tội phạm tài chính và vấn đề nâng cao khả năng ứng phó của Việt Nam trong chiến lược xây dựng và phát triển thị trường tài chính

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 370.62 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (15 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết phân tích những ảnh hưởng đến kinh tế và xã hội của tội phạm tài chính, những hậu quả tiêu cực đối với thị trường tài chính và uy tín quốc gia, nếu các biện pháp ứng phó tội phạm tài chính không được triển khai đúng đắn trong quá trình phát triển thị trường tài chính. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tội phạm tài chính và vấn đề nâng cao khả năng ứng phó của Việt Nam trong chiến lược xây dựng và phát triển thị trường tài chính HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM 16. 1Thomas Hung Tran* Tóm tắt Bài viết này tìm hiểu những thách thức cho sự phát triển thị trường tài chính của các quốc gia mới nổi dưới lăng kính tội phạm tài chính, vốn đang có chiều hướng gia tăng mạnh trên toàn thế giới. Bài viết phân tích những ảnh hưởng đến kinh tế và xã hội của tội phạm tài chính, những hậu quả tiêu cực đối với thị trường tài chính và uy tín quốc gia, nếu các biện pháp ứng phó tội phạm tài chính không được triển khai đúng đắn trong quá trình phát triển thị trường tài chính. Bài viết cũng chỉ ra những thách thức chính phủ Anh đã trải qua trong quá trình kìm hãm tội phạm tài chính để phát triển thị trường tài chính và bất động sản, cũng như những thay đổi mà chính phủ quốc gia này đặt ra cho cơ quan quản lý để gia tăng năng lực phòng thủ trước tội phạm tài chính trong giai đoạn mới. Cuối cùng, tác giả nêu ra những gợi ý để các nhà quản lý trong chính phủ Việt Nam tham khảo, nhằm mục tiêu đảm bảo sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam theo hướng tạo ra động lực cho sự phát triển của đất nước, không đi vào vết xe đổ của các quốc gia khác. Từ khóa: Tội phạm tài chính, trung tâm tài chính, rửa tiền 1. Giới thiệu Thị trường tài chính, với chức năng cơ bản tạo ra kênh truyền dẫn hiệu quả để nguồn vốn lưu thông từ các nhà đầu tư đến các doanh nghiệp và tổ chức có nhu cầu sử dụng vốn, là thực thể quan trọng đóng vai trò đòn bẩy cho sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, sự phát triển của thị trường tài chính về vai trò, quy mô và khối lượng giao dịch, đã khiến thị trường này trở thành mục tiêu hấp dẫn của giới tội phạm tài chính. Tội phạm tài chính là khái niệm không mới đối với nhiều quốc gia phát triển và mới nổi trên thế giới, đề cập đến hành vi các tổ chức tội phạm lạm dụng thị trường tài chính * Công ty PricewaterhouseCoopers Anh Quốc | Email liên hệ: tran.d.k.hung@pwc.com 228 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM và các tổ chức tài chính của một quốc gia, nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của các khoản vốn, đưa nguồn vốn này vào lưu thông trong nền kinh tế, thu hồi nguồn vốn đã được hợp pháp hóa về lại các tổ chức tội phạm. Quá trình mà qua đó các tổ chức tội phạm hợp pháp hóa các nguồn vốn bất hợp pháp được gọi là rửa tiền, đã và đang tạo ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế, bất ổn xã hội và sự toàn vẹn của các thị trường tài chính trên thế giới. Một thị trường tài chính mất hoặc không có khả năng kiểm soát tính hợp pháp của các nguồn vốn và giao dịch, qua đó bị lũng đoạn bởi giới tội phạm tài chính, không chỉ mất đi vai trò vốn có, còn có khả năng tạo ra những trở lực và bất ổn đối với sự phát triển của một quốc gia. Dưới góc nhìn của giới chủ doanh nghiệp và nhà đầu tư, cũng như với các tổ chức tài trợ vốn phát triển như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và các quốc gia cấp vốn ODA, quyết định đầu tư hoặc mở rộng quy mô đầu tư vào một quốc gia phụ thuộc nhiều vào danh tiếng của thị trường tài chính và sự minh bạch trong quản lý của quốc gia đó. Rất ít giới chủ doanh nghiệp và nhà đầu tư muốn thực sự đưa tài sản, chất xám, công nghệ, quy trình quản lý vào các quốc gia và vùng lãnh thổ được biết đến như các thiên đường trốn thuế hoặc rửa tiền trên thế giới. Điều này đặt ra câu hỏi lớn cho nhiều quốc gia mới nổi, đang tìm kiếm cơ hội nắm bắt đà phát triển kinh tế, xã hội và công nghệ trên thế giới, để trở thành cường quốc và trung tâm tài chính mới: làm thế nào để tự bảo vệ mình trước giới tội phạm tài chính nhằm đảm bảo tính toàn vẹn của thị trường tài chính quốc gia. Trong hơn 10 năm trở lại đây, Việt Nam đã trở thành một hiện tượng trên trường quốc tế về tốc độ phát triển kinh tế và xã hội, đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong xóa đói giảm nghèo, cải thiện an sinh xã hội và nâng cao chất lượng y tế và giáo dục. Việt Nam đang trên đường tích lũy nội lực để vươn lên nhóm quốc gia có thu nhập trung bình và trong tương lai xa trở thành quốc gia phát triển. Trên chặng đường này, nhu cầu cấp thiết là xây dựng thương hiệu và uy tín của Việt Nam như điểm đến an toàn và hiệu quả cho các chủ doanh nghiệp và nhà đầu tư trên thế giới, thu hút nguồn vốn và các yếu tố quan trọng cho sự phát triển bền vững như chất xám, công nghệ, và kinh nghiệm quản lý. Và chiến lược phát triển Việt Nam thành một trung tâm tài chính là bước đi chiến lược đúng đắn. Tuy nhiên, trước những thách thực đặt ra bởi giới tội phạm tài chính, cũng như những diễn biến phức tạp về tình hình hối lộ, tham nhũng và tội phạm kinh tế trong nước, Việt Nam cần xác định rõ mục tiêu phát triển thị trường tài chính và trở thành trung tâm tài chính nhằm mục đích thu hút nguồn vốn, chất xám, công nghệ và kinh nghiệm quản lý để phát triển quốc gia. Việt Nam cần học bài học từ nhiều quốc gia đã trải qua giai đoạn này, khi không ít trong số quốc gia đó đã trở thành các thiên đường rửa tiền và trốn thuế, 229 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM nơi nguồn vốn chảy vào với quy mô lớn nhưng không hề tạo ra các động lực phát triển cần thiết. Bài viết này tóm tắt các sự kiện về tội phạm tài chính và rửa tiền đã diễn trong giai đoạn 2000-2020 tại các quốc gia phát triển, cũng như các khuynh hướng mới do loại hình tội phạm này tạo ra trong tầm nhìn 2030. Qua đó ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: