Mấy tiếng bề ngoài có vẻ tầm thường đó chứa nhiều thuốc nổ đấy. Vô số tác phẩm viết về vấn đề đó mà vẫn còn gây những cuộc tranh luận gay go, chứ chưa đưa ra được một câu giải đáp nào hoàn toàn đúng, làm cho ta thỏa mãn. Bạn chẳng hạn, bạn trả lời ra sao ? Riêng phần tôi thì tôi tự hỏi câu này trước đã: Thế nào là tự do? Và trước khi trả lời, tôi xét hoàn cảnh, tình trạng cụ thể của tôi xem có một khu vực nào tôi được...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tôi tự do không ?
Tôi tự do không ?
Mấy tiếng bề ngoài có vẻ tầm thường đó chứa nhiều thuốc nổ đấy.
Vô số tác phẩm viết về vấn đề đó mà vẫn còn gây những cuộc tranh
luận gay go, chứ chưa đưa ra được một câu giải đáp nào hoàn toàn đúng, làm
cho ta thỏa mãn. Bạn chẳng hạn, bạn trả lời ra sao ?
Riêng phần tôi thì tôi tự hỏi câu này trước đã: Thế nào là tự do? Và
trước khi trả lời, tôi xét hoàn cảnh, tình trạng cụ thể của tôi xem có một khu
vực nào tôi được tự do không.
Trong khu vực xã hội, muốn làm một nghề nào đó phải học tại trường
nào đó, dự những kỳ thi nào đó, rồi phải tuân theo tổ chức của nghề; muốn
lái xe hơi phải có bằng lái xe hơi; muốn xin cất nhà phải xin đầy đủ các thứ
giấy phép; muốn làm hôn thú phải trình đầy đủ các giấy tờ; mà những giấy
phép đó người ta có thể không cho hoặc cho rồi rút lại, sau cùng phải tôn
trọng nhiều điều lệ cảnh sát nếu không muốn bị hình phạt, bị nhốt khám, vậy
cũng không tự do nữa.
Còn trong đời tư, thế nào là tự do? Là mốn yêu ai thì yêu, cưới ai thì
cưới, tùy ý sanh con, đổi nghề, đi du lịch, chơi bời ... Phải, trong khu vực đó,
chúng ta được một chút tự do nào đó, nghĩa là muốn làm gì thì làm, không
muốn thì thôi. Nhưng như vậy có nghĩa là muốn cái gì thì thực hiện cái đó
được không? Trong đa số trường hợp khi ta quyết định điều gì, không thể
quyết định đơn phương, phải có sự thỏa thuận với người khác, đặc biệt là sự
thỏa thuận của người thân. Có gia đình rồi thì không còn tự do kết duyên với
người khác nữa. Một người chủ trong gia đình tự cho mình là làm chúa trong
nhà, nhưng sự thực là quyết định nào phải phụ thuộc vào một số điều kiện.
Nói ngay như việc rất tầm thường là muốn đi du lịch thì phải xét xem có đủ
tiền hay không, có công việc nào khẩn thiết không, lại phải đợi lúc trẻ được
nghỉ học mà cùng đi; ấy là chưa kể lúc sắp đi, trong nhà phải đừng có người
đau mới được, vân vân...
Khi người ta tưởng rằng được hoàn toàn tự do quyết định là người ta
lầm đấy, không biết rằng sự tự do đó đã bị hạn chế. Chẳng hạn ta tưởng đã
tự do quyết định mua một chiếc xe hơi, nhưng sự thực là ta đã theo một cái
mốt, đã bị ảnh hưởng của các lời quảng cáo khéo léo đập riết vào tai, vào
mắt ta, đa số các quyết định tự do của ta như tự do bận thứ y phục này,
dùng câu văn kia hoặc mua vật này vật nọ, chỉ là nhắm mắt theo lời xúi giục
trên các báo chí, yết thị, quảng cáo. Vậy: không có tự do. Hay nhiều lắm chỉ
có một thứ tự do với điều kiện.
Còn trong khu vực luân lí? Luật luân lí và dân luật liên hệ mật thiết
với nhau. Tôi không có quyền được ăn cắp, giết người, vu oan cho người, dụ
dỗ vị thành niên, có ngoại tình, phỉ báng một người nào do lẽ người đó có
khác tôn giáo, giống nòi, quốc tịch của tôi. Nếu tôi mắc các tội đó thì tôi là
kẻ vừa làm trái luân lí, vừa là kẻ phạm pháp. Vậy: cũng không tự do nữa,
hoặc nếu tôi tự do thì phải mang tội.
Về khu vực tinh thần? Người ta bảo sự tự do tư tưởng là tuyệt đối.
Nhưng tôi có thể thực sự suy nghĩ ra sao tùy ý không? Nếu tôi là một người
có ý thức luân lí và tôn giáo thì luật pháp và lương tâm tôi cấm tôi nuôi
dưỡng những ý nghĩ bậy đối với người khác, mà cũng không được có những
ý nghĩ tiêu cực đối với bản thân, chẳng hạn không được thất vọng, buông
xuôi.
Chúng ta cứ tưởng rằng, chúng ta được tự do về tinh thần mà thực sự
chúng ta bị tùy thuộc sự di truyền, nền giáo dục, tùy thuộc tập tục, truyền
thống, mốt của thời đại và tùy thuộc vào tính khí của chúng ta. Ấy là chưa
kể có những cái xâm phạm vào đời tư của chúng ta mà ta không hay. Biết
đâu chừng đường điện thoại của ta chẳng có người nghe trộm? Biết đâu
chừng một cái máy ghi âm được giấu đâu đó trong nhà ta? Và khi chúng ta
ra đường chẳng có mật vụ theo dõi? Biết đâu có một vài phương pháp tr ị
bệnh nào - đặc biệt bằng cách kích thích tố (hormones) - chẳng ảnh hưởng
tới tâm linh của ta? Sự lạm dụng máy thâu thanh và máy vô tuyến truyền
hình, cũng như thói coi quá nhiều phim, đọc quá nhiều nhật báo, tạp chí có
hình, chẳng lần lần làm cho ta mất óc phán đoán? Nhiều nhà bác học đã lo
ngại rằng con người bị cái nạn nhồi nặn, biến đổi một cách độc đoán, hoặc
bằng cách ảnh hưởng tới các tế bào truyền chủng của cha mẹ, hoặc bằng
cách tẩy não của sở mật vụ, công an nhiều nước thường dùng.
Vậy chúng ta khó biết được chân giá trị của sự tự do tinh thần ra sao,
nhưng có điều này ta chắc chắn: sự tự do bề ngoài của ta rất nhỏ, và sự tự do
trong tâm thâm của ta lại bị hạn chế.
Nhiều người nhận thấy vậy và hô cứ thản nhiên. Họ không coi trọng
sự tự do, miễn sống sao cho được tạm yên ổn là được; họ như những gia súc,
không ham được độc lập, vì độc lập có ích gì cho họ đâu.
Nhưng những kẻ đó không đáng gọi là người. Muốn xứng đáng làm
con người phải nhận định được sự tự do của mình, nó bị hạn chế ra sao và có
thể dùng nó để làm gì; phải thấy đau khổ khi mất tự do.
Vì vậy mà th ...