Thông tin tài liệu:
Chương Thứ Năm ĐỌC NHỮNG GÌ?
1. Đọc tiểu thuyết tâm lý
Đọc tiểu thuyết, nhất là tiểu thuyết tâm lý hoặc kịch, là để xem người ta bày giãi tâm trạng con người quá nhiều khía cạnh trong khi tiếp xúc với đời để giúp cho ta suy nghĩ việc đời một cách sâu sắc hơn. Tiểu thuyết và kịch cũng giúp cho ta đặt lạivấn đề giá trị của cuộc đời, và đi sâu vào tâm lý của con người.
Nhưng làm cách nào, do tiêu chuẩn nào để nhận thấy một tiểu thuyết gia hay một kịch gia sành sỏi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tôi tự học - ĐỌC NHỮNG GÌ
Chương Thứ Năm
ĐỌC NHỮNG GÌ?
Đọc tiểu thuyết tâm lý
1.
Đọc tiểu thuyết, nhất là tiểu thuyết tâm lý hoặc kịch, là để xem người ta bày giãi
tâm trạng con người quá nhiều khía cạnh trong khi tiếp xúc với đời để giúp cho ta
suy nghĩ việc đời một cách sâu sắc hơn. Tiểu thuyết và kịch cũng giúp cho ta đặt
lạivấn đề giá trị của cuộc đời, và đi sâu vào tâm lý của con người.
Nhưng làm cách nào, do tiêu chuẩn nào để nhận thấy một tiểu thuyết gia hay một
kịch gia sành sỏi về tâm lý?
Tiểu thuyết gia hoặc kịch gia tầm thường bao giờ cũng miêu ta r nhân vật của họ
có một chiều thôi, nghĩa là nhân vật của họ rất thuần nhất, trung hay nịnh. Sự thật
trong đời, con người, dù là bực hiền hay ngu, quân tử hay tiểu nhân, không có một
tâm hồn nào thuần nhất cả. Người cao nghĩa không phải luôn luôn là người cao
nghĩa, người quân tử hay người anh hùng. Có những lúc tâm hồn họ bị nhiều thử
thách và có những cái tầm thường quá mức tầm thường. Bề mặt nào cũng có bề
trái của nó. Những nhân vật thuần thanh cao hay đê tiện là những nhân vật nguỵ
tạo. André Gide có bảo: “Chính nhờ nơi những mâu thuẫn của họ mà một nhân vật
làm cho ta lưu ý và chứng tỏ sự thành thật của y”. Pascal cũng có nói: “Con người
không phải là một vị tiên thánh, mà cũng không phải là một con vật. Và kẻ nào chỉ
muốn làm bực thánh lại trở làm con vật”.
Tâm hồn con người bao giờ cũng có hai mặt: một mặt phàm, một mặt thánh.
Không có một bực anh hùng vĩ nhân nào mà không có những lúc tầm thường và ti
tiện. Không có một bực thánh nào mà chẳng có những sa ngã cùng tội lỗi. Có điều
là bực thánh hay bực hiền là những kẻ trong cuộc tranh đấu với cõi lòng họ đã
đem ông thánh trong con người của họ thắng được cái con vật trong lòng họ.
Đời người thật là hết sức phức tạp. Trên thế, chưa từng có một người nào mà con
đường đi được luôn luôn phẳng phiu không trở ngại. Ai ai cũng phải hằng ngày
đụng chạm với người và vật chung quanh. Cách phản ứng phải có khi mềm, bao
giờ cũng còn phải biết chiều theo hoàn cảnh, theo biết bao nhiêu là sự bó buộc của
xã hội không thể nào tránh được.
Khi tạo một nhân vật điển hình yếm thế ghét đời, một nhà văn vụng về thiếu tâm
lý sẽ làm thế nào? Họ sẽ đặt nhân vật của họ ở trong những trường hợp và hoàn
cảnh luôn luôn thuận tiện để cho nhân vật ấy tha hồ thi thố tấm lòng hiếu tố của
mình không gặp gì trở ngại cả: họ tha hồ mỉa mai chỉ trích thiên hạ không sợ thù
oán, không chút thắc mắc gì cả. Tánh tình ấy vẫn luôn luôn không thay đổi bất cứ
ở vào trường hợp nào.
Cách miêu tả ấy rất sai với sự thực. Thực ra, không bao giờ có hạng người như thế
trong đời nầy. Dù là một “người chuyên quyền độc tài bực nào cũng phải có lúc lo
nghĩ và biết nể người chung quanh mình. Cũng phải có lúc biết sợ đến dư luận
chung quanh, biết sợ đến trời đất thánh thần, và cũng muốn được lòng người
chung quanh mình. Cho nên họ cũng phải biết chiều chuộng và nhún nhường.
Chính những lúc ấy, giữa sự xung đột của bản tánh và hoàn cảnh là những lúc gây
cấn và linh hoạt nhất làm cho câu chuyện trở nên thú vị.
Thật vậy, một nhà tâm lý sành sỏi như Moliere sẽ trình bày nhân vật ấy như thế
nào? Đọc vở “Misanthrope” của Moliere các bạn hẳn đã thấy kịch gia đại tài ấy
dùng những lối nào? Moliere để cho chàng “ghét đời” Alceste trong những trường
hợp khó khăn đặc biệt làm cho chàng ta không làm sao tha hồ kích bác chê bai như
ý muốn. Alceste rất ghét những kẻ luôn tươi cười và chiều đời, xu thời nịnh thế.
Anh ta rất bất bình đối với chàng Philinte, vì anh nầy mới vừa gặp người lạ là đã
niềm nở ngon ngọt không tiếc lời. Cái đó cũng có lý do: anh vừa bị kiện tụng bởi
một gã “lưu manh” mà tất cả mọi người đều biết mặt, nhưng trước mặt lại được
người người tươi cười niềm nở. Vì vậy, anh ta tức giận muốn điên. Qua màn nhì,
Alceste lại gặp một anh “nịnh thần” đến đọc cho anh ta nghe những bài thơ “ngửi”
không vô. Alceste cũng muốn nói tạt trong mặt ông ta sự thật chua cay…nhưng
làm sao mà nói cho thẳng được, nhất là địa vị của anh nầy kể ra cũng đáng sợ. Dù
sao một người có giáo dục chả lẽ lại nói thẳng một sự thật trắng trợn và không đẹp
đẽ ngay trong mặt một nhà thơ đã có mũ ý đến đọc thơ người ta cho mình nghe,
cũng như ai nỡ nào nói trắng trợn sự thật trước mặt một cô gái làm dáng rằng cô
ấy không đẹp chút nào cả và lại vô duyên là khác? Alceste biết rõ rằng ở trường
hợp nầy, anh ta phải bắt buộc không được nói sự thật…
Và ông ta đã phải đôi ba lần thối thác không dám nói thẳng một sự thật mà ông
biết sẽ làm nặng lòng, dù là đối với một người xấc xược hỗn láo. Lòng nhân của
Alceste cũng như lễ độ đã bắt buộc anh ta không đặng quyền nói thật những sự
thật đau lòng và làm nhục người ta một cách vô ích. Cái hay của tác phẩm là chỗ
mà tác giả khéo đặt nhân vật chánh của mình trong những nghịch cảnh như ta
thường thấy trong đời sống hằng ngày. Càng gặp nhiều nghịch cảnh càng làm cho
nhân vật càng tăng lòng cương quyết tranh đấu, càng làm cho vở kịch ...