Chương Thứ Sáu HỌC NHỮNG GÌ ?
Như ta đã thấy trước đây, đọc sách mà muốn có được kết quả phải là một công trình học tập, chứ không thể là một công việc giải trí của những kẻ nhàn hạ. Học, không có nghĩa là chỉ để ứng dụng lập tức, mà trước hết phải là một công trình văn hóa nghĩa là công việc đào luyện trí não và tinh thần. Vấn đề học vấn và văn hóa là vấn đề mà từ lâu người ta đã suy nghĩ và đặt ra khi lập ra chương trình học...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tôi tự học - HỌC NHỮNG GÌ
Chương Thứ Sáu
HỌC NHỮNG GÌ ?
Như ta đã thấy trước đây, đọc sách mà muốn có được kết quả phải là một công
trình học tập, chứ không thể là một công việc giải trí của những kẻ nhàn hạ. Học,
không có nghĩa là chỉ để ứng dụng lập tức, mà trước hết phải là một công trình văn
hóa nghĩa là công việc đào luyện trí não và tinh thần.
Vấn đề học vấn và văn hóa là vấn đề mà từ lâu người ta đã suy nghĩ và đặt ra khi
lập ra chương trình học chính cấp trung học. Đứng về phương diện nguyên tắc thì
chương trình học vấn ở các cấp trung học phải là một chương trình văn hóa.
*
* *
Như chúng ta điều biết : Cấp tiểu học là cấp chỉ lo dạy cho trẻ em một số kiến thức
cần thiết và cấp bách trong một thời gian hạn định. Dù làm nghề gì, một người
sống trong thời đại văn minh này cần phải biết đọc, biết văn, biết tính toán, biết
một trong những kiến thức về vệ sinh, về khoa học thường thức, về văn phạm và
sử kí địa dư. Đó là điều mà không ai có thể cãi gì được nữa.
Cũng như cái học của cấp Đại học là lo đào tạo những chuyên viên, những luật sư,
những bác sĩ, những nhà lí học, ngôn ngữ học, sử học hay triết học …vv. Còn về
nhiệm vụ của cấp Trung học là như thế nào ? – Tất cả các nhà giáo dục trên thế
giới đều đồng ý với nhau về điểm này: Cần phải lợi dụng thời gian cấp Trung học
này, giữa cấp Tiểu học và Đại học, để dạy cho trẻ em một cái vốn hiểu biết căn
bản thuần túy, dạy cho chúng ta biết sử dụng óc thong minh và tình cảm tốt đẹp,
taoc5 cho chúng một nếp sống tinh thần, một phương pháp làm việc có lề lối và
học hỏi kiểu mẫu, sử chữa cho chúng ta về tư tưởng và khuynh hướng sai lầm,
đồng thời tu bổ và khởi phát những khả năng tốt đẹp chưa có cơ hội phát triển
đúng đường lối.
Như thế, cấp Trung học có sứ mạng là lo tu tạo, bồi dưỡng, nuôi nấng cái tiềm lực
của con người. Vậy chứ những thói quen, nếp sống, cũng như những khuynh
hướng của con người không phải là những tiềm lực đang nằm yên lặng lẻ trong
đáy lòng của con người sao ? Nói tắt một lời, lối dạy dỗ ở cấp Trung học phải biết
làm sống lại cái sống tiềm tàng trong con người, tức là cái học về bề sâu, cái học
về con người sâu thẳm của mình.
Đành rằng cái học ở Tiểu học hay ở Đại học cũng đâu có hoàn toàn quển hẳn được
cách đào luyện những nếp sống cùng những khuynh hướng tốt. Nhưng ở cấp Tiểu
học, sự truyền giáo cho học sinh mốt số kiến thức sơ đẳng để ra đời, phải được thỉ
hành cấp bách : Đứa trẻ sắp xa nhà trường để ra đời và sống với cái vốn học thức
ấy. Còn cấp Đại học thì chỉ chuyên tạo những chuyên viên, tức người biết dung tài
năng mình trong một ngành hoạt động nhất định theo nghề nghiệp mình. Dĩ nhiên
là lối giáo dục ở đây, các nhà chuyên môn cũng phải đào tạo cho họ những nếp
sống và khuynh hướng của một nhà chuyên môn, nghĩa là hạn định, để trở thành
một luật sư, một bác sĩ hay một sử gia giỏi thôi.
Như vậy ta thấy, chương trình và phương pháp dạy ở cấp Trung học, theo nguyên
tắc, phải là chương trình và cách dạy để đào luyện óc thông minh. Tình cảm và
tính khí con người, nghĩa là đào luyện tinh thần toàn diện của con người, hay nói
một cách khác phải là một chương trình văn hóa.
*
* *
Hiện thời nếu mốt đào tạo cho mình mot65co7 sở học vấn và văn hóa trung bình,
ta cần để ý đến mục đích và phương pháp giáo dục của cấp Trung học ở những
nước tiên tiến nhất. Ta thấy những nhà giáo dục cao thâm nhất đều dành cho cấp
học này phần ưu tiên văn học và dành cho những bài tập luyện văn học thì giờ
nhiều nhất, mặc dù sự đào tạo một căn bản học vấn về khoa học là cần thiết. Giáo
dục về văn học không phải chỉ chuyên ở sự học hỏi kĩ lưỡng về tiếng mẹ đẻ mà lại
cũng cần chuyên chú về những bài tập về dịch thuật những bài văn ngoại ngữ qua
tiếng mẹ đẻ nghĩa là tập đem những tư tưởng của người ngoại quốc mà tập diễn
đạt bằng tiếng nước mình.
Chương trình Trung học cũng dành cho những khoa về sử học một địa vị không
kém quan trọng, nhưng không có tính cách nhồi sọ và bắt đầu óc của học sinh phải
nhớ những sự kiện, những niên biểu, những tiên tuổi các nhân vật lịch sử cùng
những câu chuyện vụn vặt, mà nó chỉ là một phương thế dạy cho học sinh cái ý
nghĩa của những gì đã xảy ra trong lịch sử. Người ta muốn dùng sử để tập cho ta
óc tưởng tượng, lí luận cùng đức dục, đồng thời tập cho ta phép phê bình sử liệu.
Bên Pháp, chương trình cuối cùng bao giờ cũng bắt buộc phải học một năm triết lí,
dù là ở ban toán cũng phải dạy về triết lí khoa học và triết lí đạo đức. Ở các nước
khác, triết học là môn học cao đẳng và dành riếng cho nhà chuyên môn. Bên Pháp
thì triết học là khoa bổ túc cho chương trình văn hóa tổng quát.
Đó là đại cương những nét đặc biệt nhất của nên học chính Trung học, trong đó ta
có thể tóm tắt như thế này :
Học viết, biết đem ý tưởng của tiếng nói nước này sang qua tiếng nói của một
nước khác, biết hướng mình trong thời gian và không gian, biết phân biệt được
những gì có thể chứng minh được bằng lí luận và thự ...