Chương thứ Ba (tt) NHỮNG ĐIỀU KIỆN THUẬN TIỆN
D. SỰ TẬP TRUNG TINH THẦN.
Muốn có được một nền tảng văn hoá vững vàng phải biết thống nhất tất cả sự hiểu biết cùng học hỏi của ta vào một chiều sâu nào đó.
Một nhà văn Pháp có nói: “Tất cả những trước tác danh tiếng của những bực tài hoa viết ra, toàn là những giải thích về chiều rộng một ý tưởng duy nhất nào đó, một tình cảm về cuộc sinh tồn đang tìm đường sống… Đào mãi một cái lỗ, đó là phương thế duy nhất để...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tôi tự học - NHỮNG ĐIỀU KIỆN THUẬN TIỆN (tt) - SỰ TẬP TRUNG TINH THẦN
Chương thứ Ba (tt)
NHỮNG ĐIỀU KIỆN THUẬN TIỆN
D. SỰ TẬP TRUNG TINH THẦN.
Muốn có được một nền tảng văn hoá vững vàng phải biết thống nhất tất cả sự hiểu
biết cùng học hỏi của ta vào một chiều sâu nào đó.
Một nhà văn Pháp có nói: “Tất cả những trước tác danh tiếng của những
bực tài hoa viết ra, toàn là những giải thích về chiều rộng một ý tưởng duy nhất
nào đó, một tình cảm về cuộc sinh tồn đang tìm đường sống… Đào mãi một cái lỗ,
đó là phương thế duy nhất để đi sâu vào lòng đất và khám phá được những bí ẩn
của nó”.
Nhờ sự tập trung tinh thần, ta lần lần tìm ra mối dây liên lạc duy nhất nối
liền những ý tưởng cùng những sự kiện tạp nhạp mà mới xem qua ta không thấy
ăn chịu với nhau chút nào cả. Nhưng chính cái chỗ “nhất dĩ quán chi” ấy là cái bí
quyết của tất cả những danh tác bất hủ của nhân loại.
Khổng tử có nói: “Ngô đạo nhất dĩ quán chi” (đạo của ta trước sau chỉ có
một lý mà thông suốt cả mọi việc).
Cái “một” ấy cũng là cốt tử của tất cả nghệ thuật và tư tưởng. Một học
thuyết, một quyển sách, một bài văn hay một bức hội hoạ… đều phải có điểm
chánh dùng làm trụ cốt.
Một danh hoạ bao giờ cũng gợi cho ta một cảm giác gì. Cảm giác ấy mạnh
hay yếu cũng nhờ nơi khéo lựa chọn một cách cẩn thận cân nhắc những chi tiết
vừa đủ để gây cho ta cái cảm giác ấy. Nếu trái lại, hoạ sĩ phung phí những chi tiết
vụn vặt không ăn, hoặc không mấy ăn vào đề thì đó là một bức hoạ thiếu tính cách
nhất quán, một bức hoạ hỏng. Người ta xem nó, không hiểu rõ nó muốn miêu tả
cái gì. Đứng trước nó, ta cảm thấy hoang mang.
Sự thuần nhất trong một tác phẩm hội hoạ hay văn chương là điều khó thì
hành nhất. Có gì dễ bằng chồng chất một cách hỗn độn nhưng chi tiết rất hay rất
ngộ, nhưng không liên lạc gì với ý chánh của tác phẩm mình. Trong mỗi ý tưởng
hay cảm giác hỗn tạp do sự kích thích của ngoại giới đưa đến cho ta, ta phải biết
lọc lừa, chọn những gì trọng yếu nhất ăn sát vào đề để sắp đặt lại và trình bày một
cách khéo léo, hầu gây cho kẻ khác một cảm tưởng thuần nhất mạnh mẽ. Không
khác nào người trồng nho: họ tỉa những nhánh lá không cần thiết hoặc đèo đẹt để
tăng sinh lực cho những nhánh lá khác có thể trổ sanh được nhiều trái hơn: hoạ sĩ
hay nhà văn cần phải biết hy sinh những chi tiết không cần thiết hoặc còn bạc
nhược để cho tác phẩm mình thêm nhiều sinh lực. Có nhiều nhà văn tư tưởng họ
dồi dào quá, họ phung phí tư tưởng họ trên mặt giấy không khác nào những cành
lá rườm rà của đám nho rừng…
Vì thế, viết một bài văn hay, hoặc vẽ một bức hoạ khéo, đâu có dễ. Người
viết nó phải, trong khi giải bày những ý phụ, đừng cho sa đà ra ngoài đề. Giá trị
của một nghệ sĩ là chỗ biết giản lược những gì phiền phức rườm rà để tăng gia
sinh lực cho cái cảm giác chung nghĩa là phải biết hy sinh. Mặc dầu là những chi
tiết hay, hoặc là những tài liệu quý đến bực nào, nếu thấy không liên lạc một cách
chặt chẽ với đầu đề, hãy có gan hy sinh nó đi. Nó là những thứ “chùm gởi” không
nên dung dưỡng trong tác phẩm của mình. Viết văn mà biết mình thi hành nguyên
tắc “nhất dĩ quán chi” ấy, đó là mình đã tập cho tinh thần mình bao giờ cũng được
tập trung sáng suốt.
Taine có nói: “Điều khó khăn nhất trong khi nghiên cứu là tìm cho ra cái
điểm đặc biệt và chủ yếu, do đó tất cả đều có thể quy về một mối…” Ông lại bày
giải phép làm văn của mình: “Trong khi viết lại một tác phẩm nào, tôi luôn luôn
làm một cái bản mục lục phân tích từng vấn đề. Tôi làm bản ấy, không phải lúc
mới khởi thảo, hoặc sau khi viết xong bản thảo, mà là lần lần sau khi viết xong
mỗi đoạn. Tôi tóm lại mỗi đoạn bằng một câu hết sức gọn gẫy và rõ ràng. Đâu
phải dễ dàng gì tìm ra được liền câu đại lược ấy, nhưng hễ đã một khi tìm ra được
nó rồi thì câu ấy chỉ cho ta thấy trong đoạn văn nầy có những gì dư, những gì thiếu,
những gì không ăn chịu nhau, hoặc không đầu đuôi, bởi thảy đều phải quy về câu
tóm tắt ấy. Hơn nữa, câu tóm tắt nầy cùng những câu tóm tắt khác của các đoạn
sau, gộp chung lại, giúp ta thấy cái yếu điểm của toàn chương”.
Đây chẳng những là phương pháp làm văn mà cũng là phương pháp đọc
văn và rộng hơn nữa, nó là tất cả phương pháp học hỏi bất cứ môn học nào.
Muốn có được luôn luôn một đầu óc sáng suốt mà cũng là phương pháp
đọc văn và rộng hơn nữa, nó là tất cả phương pháp học hỏi bất cứ môn học nào.
Muốn có được luôn luôn một đầu óc sáng suốt phải biết tập cho mình cái
thói quen tìm ngay cái ý chánh, biết phân biệt liền cái gì là yếu điểm với những gì
là phụ thuộc, nhất định không bao giờ để mình bị lôi cuốn theo những đề
phụ…mỗi khi đọc sách, xem tranh, làm văn, xem kịch hay nghe tiểu thuyết…
Nhất là khi đọc sách. Đọc sách là phương tiện quan trọng nhất trong khi tự
học. Đọc sách mà muốn tìm nắm lấy cái đại ý của toàn tập, phải đọc nó suốt một
hơi, đừng bận những tiểu tiết về văn từ cũng như về ý tưởng. Về sau sẽ đọc trở lại
vài lần mộ ...