Thông tin tài liệu:
Phân loại kênh logic a. Kênh lưu lượng TCH: Có hai loại kênh lưu lượng: − Bm hay kênh lưu lượng toàn tốc (TCH/F), kênh này mang thông tin tiếng hay số liệu ở tốc độ 22,8 kbit/s. − Lm hay kênh lưu lượng bán tốc (TCH/H), kênh này mang thông tin ở tốc độ 11,4 kbit/s b. Kênh điều khiển CCH (ký hiệu là Dm): bao gồm: − Kênh quảng bá BCH (Broadcast Channel). − Kênh điều khiển chung CCCH (Common Control Channel). − Kênh điều khiển riêng DCCH (Dedicate Control Channel). Kênh quảng bá BCH: BCH =...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tối ưu hóa GSM (P2)Chương II Hệ thống thông tin di động GSM Hình 2-3 Phân loại kênh logic a. Kênh lưu lượng TCH: Có hai loại kênh lưu lượng: − Bm hay kênh lưu lượng toàn tốc (TCH/F), kênh này mang thông tin tiếnghay số liệu ở tốc độ 22,8 kbit/s. − Lm hay kênh lưu lượng bán tốc (TCH/H), kênh này mang thông tin ở tốcđộ 11,4 kbit/s b. Kênh điều khiển CCH (ký hiệu là Dm): bao gồm: − Kênh quảng bá BCH (Broadcast Channel). − Kênh điều khiển chung CCCH (Common Control Channel). − Kênh điều khiển riêng DCCH (Dedicate Control Channel). Kênh quảng bá BCH: BCH = BCCH + FCCH + SCH. − FCCH (Frequency Correction Channel): Kênh hiệu chỉnh tần số cung cấptần số tham chiếu của hệ thống cho trạm MS. FCCH chỉ được dùng cho đườngxuống. − SCH (Synchronous Channel): Kênh đồng bộ khung cho MS.Hoàng Anh Dũng 16 Điện tử 3 K47Chương II Hệ thống thông tin di động GSM − BCCH (Broadcast Control Channel): Kênh điều khiển quảng bá cung cấpcác tin tức sau: Mã vùng định vị LAC (Location Area Code), mã mạng di độngMNC (Mobile Network Code), tin tức về tần số của các cell lân cận, thông số dảiquạt của cell và các thông số phục vụ truy cập. Kênh điều khiển chung CCCH: CCCH là kênh thiết lập sự truyền thônggiữa BTS và MS. Nó bao gồm: CCCH = RACH + PCH + AGCH. − RACH (Random Access Channel), kênh truy nhập ngẫu nhiên. Đó làkênh hướng lên để MS đưa yêu cầu kênh dành riêng, yêu cầu này thể hiện trong bảntin đầu của MS gửi đến BTS trong quá trình một cuộc liên lạc. − PCH (Paging Channel, kênh tìm gọi) được BTS truyền xuống để gọi MS. − AGCH (Access Grant Channel): Kênh cho phép truy nhập AGCH, làkênh hướng xuống, mang tin tức phúc đáp của BTS đối với bản tin yêu cầu kênhcủa MS để thực hiện một kênh lưu lượng TCH và kênh DCCH cho thuê bao. Kênh điều khiển riêng DCCH: DCCH là kênh dùng cả ở hướng lên vàhướng xuống, dùng để trao đổi bản tin báo hiệu, phục vụ cập nhật vị trí, đăng ký vàthiết lập cuộc gọi, phục vụ bảo dưỡng kênh. DCCH gồm có: − Kênh điều khiển dành riêng đứng một mình SDCCH dùng để cập nhật vịtrí và thiết lập cuộc gọi. − Kênh điều khiển liên kết chậm SACCH, là một kênh hoạt động liên tụctrong suốt cuộc liên lạc để truyền các số liệu đo lường và kiểm soát công suất. − Kênh điều khiển liên kết nhanh FACCH, nó liên kết với một kênh TCHvà hoạt động bằng cách lấy lên một khung FACCH được dùng để chuyển giao cell.2.4. Các mã nhận dạng sử dụng trong hệ thống GSM Trong GSM, mỗi phần tử mạng cũng như mỗi vùng phục vụ đều được địachỉ hoá bằng một số gọi là mã (code). Trên phạm vi toàn cầu, hệ thống mã này làđơn trị (duy nhất) cho mỗi đối tượng và được lưu trữ rải rác trong tất cả các phần tửmạng. Mã xác định khu vực LAI ( Location Area Identity ): LAI là mã quốc tếcho các khu vực, được lưu trữ trong VLR và là một thành phần trong mã nhận dạngHoàng Anh Dũng 17 Điện tử 3 K47Chương II Hệ thống thông tin di động GSMtế bào toàn cầu CGI (Cell Global Identity). Khi một thuê bao có mặt tại một vùngphủ sóng nào đó, nó sẽ nhận CGI từ BSS, so sánh LAI nhận được trước đó để xácđịnh xem nó đang ở đâu. Khi hai số liệu này khác nhau, MS sẽ nạp LAI mới cho bộnhớ. Cấu trúc của một LAI như sau: MCC MNC LAC Trong đó: • MCC (Mobile Country Code): mã quốc gia của nước có mạng GSM. • MNC (Mobile Network Code): mã của mạng GSM, do quốc gia có mạng GSM qui định. • LAC (Location Area Code): mã khu vực, dùng để nhận dạng khu vực trong mạng GSM. Các mã số đa dịch vụ toàn cầu (International ISDN Numbers): Các phầntử của mạng GSM như MSC, VLR, HLR/AUC, EIR, BSC đều có một mã số tươngứng đa dịch vụ toàn cầu. Mã các điểm báo hiệu được suy ra từ các mã này được sửdụng cho mạng báo hiệu CCS7 trong mạng GSM. Riêng HLR/AUC còn có một mã khác, gồm hai thành phần. Một phần liênquan đến số thuê bao đa dịch vụ toàn cầu - MSISDN (International MobileSubscriber ISDN Number) được sử dụng trong việc thiết lập cuộc gọi từ một mạngkhác đến MS trong mạng. Phần tử khác liên quan đến mã nhận dạng thuê bao diđộng quốc tế - IMSI (International Mobile Subscriber Identity) được lưu giữ trongAUC. Mã nhận dạng tế bào toàn cầu CGI: CGI được sử dụng để các MSC vàBSC truy nhập các tế bào. CGI = LAI + CI. CI (Cell Identity) gồm 16 bit dùng để nhận dạng cell trong phạm vi của LAI.CGI được lưu giữ trong cơ sở dữ liệu của MSC/VLR.Hoàng Anh Dũng 18 ...