Danh mục

Tối ưu hoá quy trình chiết dược liệu cần ta Oenanthe javanica (Blume) DC.

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 546.29 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Tối ưu hoá quy trình chiết dược liệu cần ta Oenanthe javanica (Blume) DC. nghiên cứu phương pháp tối ưu hoá quy trình chiết xuất dược liệu cần ta để đáp ứng nhu cầu sử dụng đang ngày càng tăng là cần thiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tối ưu hoá quy trình chiết dược liệu cần ta Oenanthe javanica (Blume) DC. TỐI ƯU HOÁ QUY TRÌNH CHIẾT DƯỢC LIỆU CẦN TA OENANTHE JAVANICA (BLUME) DC. Nguyễn Ngọc Thảo Nhi Khoa Dược, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. DS. Võ Thanh Hoá ThS. DS. Nguyễn Thị Phương TrangTÓM TẮTMở đầu: Các nghiên cứu đã công bố về dược liệu Cần ta Oenanthe javanica (Blume) DC. đã cho thấy,dược liệu này có tác dụng kháng viêm, giảm đau, hạ đường huyết, chống ung thư, chống hình thành huyếtkhối, chống oxy hoá, kháng vi-rút, bảo vệ gan, thần kinh và giải độc rượu.Mục tiêu: Tối ưu hoá được quy trình chiết xuất dược liệu Cần ta Oenanthe javanica (Blume) DC. Sử dụngphương pháp bề mặt đáp ứng – Response surface methodology (RSM)Phương pháp: Các biến độc lập được lựa chọn là tỷ lệ dung môi/dược liệu (X1), số lần chiết (X2), nồngđộ ethanol (X3). Toàn cây trên mặt đất sau khi sấy khô được chiết nóng bằng dung môi ethanol 30%, 50%,70% với tỷ lệ dung môi/dược liệu là 7/1, 10/1, 12/1 và số lần chiết là 1, 2, hoặc 3 lần. Xác định tỷ lệ caochiết được từ dược liệu.Kết luận: Điều kiện tối ưu nhất cho quy trình chiết xuất dược liệu Cần ta Oenanthe javanica (Blume) DC.là tỉ lệ dung môi/dược liệu 10/1, chiết 3 lần với ethanol 30%. Nghiên cứu sẽ góp phần hoàn thiện quy trìnhchiết xuất Cần ta trên quy mô công nghiệp, tạo điều kiện cho dược liệu này được ứng dụng nhiều hơn trongtrị liệu hiện tại và tương lai.Từ khoá: Cần ta, chiết xuất, Oenanthe javanica, phương pháp bề mặt đáp ứng, tối ưu hoá.1. ĐẶT VẤN ĐỀOenanthe javanica (Blume) DC., thường được gọi là Cần ta, từ lâu đã được xem là một trong những bàithuốc dân gian để giải độc rượu, chữa viêm phế quản, viêm gan siêu vi B... [1] Các nghiên cứu đã công bốvề Cần ta đã cho thấy, dược liệu này có tác dụng kháng viêm [2], giảm đau [3], hạ đường huyết [4], chốngung thư [5], chống hình thành huyết khối [6], chống oxy hoá [7], kháng vi-rút [8], bảo vệ gan [9], thần kinh[10], tim mạch [11], và giải độc rượu [12]. Tuy là một loại dược liệu với nhiều tiềm năng trị liệu nhưngCần ta vẫn chưa được khai thác và ứng dụng nhiều trong y học hiện đại mà chủ yếu được sử dụng trong trịliệu dân gian, nhiều nhất là ở các quốc gia đang phát triển và các quốc gia mạnh về y học cổ truyền. Ở cácnước đang phát triển, thuốc cổ truyền được sử dụng rộng rãi do chúng dễ tiếp cận và có giá thành hợp lí[13]. Hiện nay, có hơn 100 triệu người châu Âu đang sử dụng thuốc cổ truyền, với 1/5 trong số họ thườngxuyên sử dụng thuốc cổ truyền và 1/5 trong tổng số người thích chăm sóc sức khỏe với thuốc cổ truyền. Số 763lượng người sử dụng thuốc cổ truyền thậm chí còn nhiều hơn nữa ở các khu vực như Châu Phi, Châu Á,Úc và Bắc Mỹ [14]. Xu thế chung của thế giới hiện nay là sử dụng thuốc từ dược liệu vì ngày càng có nhiềunghiên cứu lâm sàng cho thấy giá trị của thuốc dược liệu trong điều trị và phòng ngừa bệnh tật. Do đó, việcnghiên cứu phương pháp tối ưu hoá quy trình chiết xuất dược liệu Cần ta để đáp ứng nhu cầu sử dụng đangngày càng tăng là cần thiết.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1 Đối tượng nghiên cứuDược liệu Cần ta thu hái tại Long An. Bộ phận dùng là toàn cây trên mặt đất. Dược liệu tươi được cắt bỏrễ và sấy khô về độ ẩm dưới 10% Hình 1. Oenanthe javanica (Blume) DC. - Dược liệu tươi (trái), bột dược liệu sau khi sấy khô (phải)2.2 Phương pháp nghiên cứu2.2.1 Thiết kế thí nghiệmMục đích: Xác định tác động của các biến độc lập lên các biến phụ thuộc với độ chính xác tối đa và sốlượng thí nghiệm tối thiểu.Biến độc lập: tỷ lệ dung môi/dược liệu (X1), số lần chiết (X2), nồng độ ethanol (X3).Biến phụ thuộc: tỷ lệ (%) cao chiết được từ dược liệu (Y1) Bảng 1. Các giá trị khảo sát của biến độc lập Biến độc lập Các giá trị khảo sát Tỷ lệ dung môi/dược liệu (X1) 7/1 10/1 12/1 Số lần chiết (X2) 1 2 3 Nồng độ ethanol (X3) 30% 50% 70%2.2.2 Tối ưu hoá dựa vào RSM 764Phương pháp bề mặt đáp ứng (RSM) được dùng để tối ưu hoá quy trình chiết xuất các chất có hoạt tínhsinh học bằng cách đánh giá tầm quan trọng tương đối của từng biến độc lập và xác định điều kiện tối ưucho mỗi kết quả [15]. Mục đích của RSM là giảm thiểu số lượng thử nghiệm cần thiết và xác định ảnhhưởng của các yếu tố khác nhau lên các thử nghiệm [16].Xác định các tác động khi thay đổi dung môi, tỷ lệ dung môi/dược liệu và số lần chiết lên quá trình dựatrên tỷ lệ cao c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: