![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Tối ưu hóa quy trình như thế nào để nâng cao hiệu quả hoạt động?
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 283.40 KB
Lượt xem: 29
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong tình hình cạnh tranh khắc nghiệt khi hòa nhập với kinh tế thế giới, các doanh nghiệp cần có sự chuyển mình và bắt tay vào việc tối ưu hóa các quy trình nghiệp vụ. Tuy nhiên, trước khi bắt tay vào tối ưu hóa, cần t í nh đến hiệu quả kinh tế
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tối ưu hóa quy trình như thế nào để nâng cao hiệu quả hoạt động? Tối ưu hóa quy trình như thế nào để nâng cao hiệu quả hoạt động? Trong tình hình cạnh tranh khắc nghiệt khi hòa nhập với kinh tế thế giới, các doanh nghiệp cần có sự chuyển mình và bắt tay vào việc tối ưu hóa các quy trình nghiệp vụ. Tuy nhiên, trước khi bắt tay vào tối ưu hóa, cần t í nh đến hiệu quả kinh tế đem lại mà nếu thiếu thì rất khó có thể chứng minh cho ban lãnh đạo biết được tính cấp thiết để xác định nguồn lực và ngân sách. Đâu là nơi tìm kiếm khả năng nâng cao hiệu quả? Để đánh giá hiệu quả của việc thay đổi quy trình nghiệp vụ trong doanh nghiệp, cần tính đến 2 phần: chi phí và thu nhập. Trong phần chi phí có bao gồm các chi phí để hình thành và phân tích quy trình nghiệp vụ, văn bản hóa và tự động hóa các quy trình, ngoài ra còn để đào tạo về công nghệ mới quản lý và thông tin. Lúc này, trong tính toán cần tính đến các nguồn lực ngoài như người tư vấn và triển khai, cũng như các nguồn lực bên trong như nhân viên của doanh nghiệp, bởi vì khi thay đổi quy trình nghiệp vụ thì họ cũng phải bỏ ra khá nhiều thời gian làm việc thêm. Để làm điều này, có rất nhiều các giải thuật, vì vậy có thể dễ dàng tính phần chi phí. Thế nhưng phần thu nhập thì không hề đơn giản như vậy, bởi vì cần phải tính đến vô số các yếu tố, bắt đầu từ việc có được ưu thế cạnh tranh nói chung, cho đến việc tăng tốc từng quy trình nghiệp vụ, tối ưu hóa các khoản chi phí nhân công và nâng cao chất lượng từng quy trình riêng biệt. Nếu như coi giá trị tổng thể của hiệu ứng chính trong việc triển khai quản lý theo quy trình thì trước tiên đó là sắp xếp lại trật tự trong công tác quản lý bằng cách củng cố các thủ tục như: văn bản hóa và tự động hóa các quy trình, ngoài ra còn có thể hoàn thiện không ngừng theo từng vòng lặp quản lý. Ví dụ, trong khuôn khổ quy trình quản lý hợp đồng, lộ trình thống nhất tất cả các hợp đồng có bao gồm hơn 20 người lấy ý kiến. Tuy nhiên, khi hiểu rằng đối với các hợp đồng có giá trị không lớn thì số lượng người lấy ý kiến có thể giảm xuống còn 8, có thể thay đổi quy trình thống nhất hợp đồng ở phần này. Văn bản hóa hay tự động hóa? Lúc này, điều quan trọng không chỉ là xây dựng cấu trúc và củng cố lộ trình làm việc trong khuôn khổ quy trình nghiệp vụ, mà còn cần đảm bảo cấu trúc hóa luồng thông tin. Đơn giản hơn cả là làm bằng cách chuyển văn bản thành dạng điện tử và áp dụng các bản mẫu. Việc tạo bản mẫu trong khuôn khổ quy trình nghiệp vụ cho phép giảm bớt số lượng vòng lặp thống nhất và đồng bộ hóa công việc của các bộ phận chức năng khác nhau. Ví dụ, khi tương tác công việc giữa các bộ phận kỹ thuật và bán hàng của một công ty viễn thông có chuyển cho nhau dữ liệu về khách hàng. Nếu như dữ liệu được chuyển dưới dạng không có cấu trúc, ví dụ như dưới dạng ghi chép nội bộ thì có thể thấy rằng, xung quanh việc chuyển thông tin này sẽ xuất hiện rất nhiều vòng lặp để làm rõ và thống nhất, và điều này làm tăng thời gian bán hàng cũng như chi phí. Để tối ưu hóa quy trình, cần tạo ra các mẫu để chuyển thông tin về khách hàng và nhu cầu của họ. Điều này cho phép xóa bỏ các vòng lặp trong quá trình do tất cả các bên quan tâm đều sẽ biết là ai và theo định dạng (đến từng trường) nào cần phải trình bày thông thông tin. Trên thực tế, việc triển khai một thay đổi nhỏnhư vậy có thể cắt giảm thời lượng của quy trình đi 10%, đồng thời giảm bớt chi phí của quy trình đi 5-7%. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc sắp xếp trật tự trong các quy trình nghiệp vụ thường bất khả thi nếu thiếu triển khai hệ thống thông tin, bởi vì nếu như ở Việt Nam mà tạo quy trình thì trong phần lớn các trường hợp, việc thực hiện và kiểm soát cần có rất nhiều cố gắng quản lý, bởi vì văn bản quản lý ở nước ta thường không được coi trọng. Trong trường hợp này, việc quan trọng để củng cố các quy trình nghiệp vụ chính là sử dụng hệ thống thông tin để củng cố các quy tắc chính để lộ trình hóa công việc và mẫu chuyển thông tin. Càng nhanh, càng tốt Như ở mô hình này có mặt trái của nó. Khi củng cố các quy trình nghiệp vụ trong hệ thống thông tin, cần hiểu rằng, vấn đề cốt lõi lại là tốc độ triển khai các thay đổi. Bởi vì nếu như quy trình “đã đóng xi măng” trong hệ thống thì thời hạn thay đổi càng lâu thì có làm thiệt hại cho công ty càng lớn khi chiếm thị phần, và có thể phải từ chối sử dụng hệ thống thông tin hiện có. Có thể lấy ví dụ như sau: khi nhận thấy tính phức tạp của việc triển khai hệ thống thông tin “liền khối”, một hãng bảo hiểm lớn đã phải từ bỏ việc sử dụng, đồng thời ghi lỗ gần nửa triệu EURO. Như vậy, điểm cốt yếu khi tính phần thu nhập của hiệu quả dự án BPM bao gồm: hiệu quản hoạt động của các quy trình nghiệp vụ (thời gian, giá trị và chất lượng), ngoài ra còn cả mức độ xác định và khả năng kiểm soát các quy tắc tiến hành nghiệp vụ, và khả năng thay đổi nhanh. Chính trong những vùng này cần tìm ra “ưu điểm” của việc triển khai hệ thống quy trình. Nếu như xem các ví dụ tính toán hiệu ứng của quản lý theo quy trình trên thế giới thì có thể thấy được số liệu mang tính ước lượng tối ưu như trên hình vẽ. Điểm cộng cho việc tối ưu hóa Kết quả ví dụ của việc triển khai quản lý theo quy trình 10-15% Cắt giảm chi phí của quy trình: 20-30% Nâng cao chất lượng quy trình: 10-30% Cắt giảm thời gian quy trình: 10-30% Cắt giảm thời gian đào tạo/yêu cầu đào tạo: 15-30% Cắt giảm yêu cầu trợ giúp hỗ trợ nội bộ: 20-30% Cắt giảm số lượng khiếu nại từ khách hàng: 15-30% Nâng cao độ chính xác của dự báo: Nguồn: CNews, 2011 Còn một tham số quan trọng khi tối ưu hóa quy trình nghiệp vụ, đó là giá trị trong một kỳ. Ví dụ, trong quy trình quản lý hợp đồng, xuất phát từ các đánh giá theo phương pháp phân tích tính năng và giá trị, một bản sao quy trình (thống nhất một hợp đồng) có giá trị là 100 EURO. Khi tối ưu hóa danh sách các thao tác trong quá trình hiện có và áp dụng phương pháp nén theo chiều ngang và theo chiều dọc, có thể giảm bớt giá trị của bản sao quy trình trung bình là 10%. Khi mà số lượng c ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tối ưu hóa quy trình như thế nào để nâng cao hiệu quả hoạt động? Tối ưu hóa quy trình như thế nào để nâng cao hiệu quả hoạt động? Trong tình hình cạnh tranh khắc nghiệt khi hòa nhập với kinh tế thế giới, các doanh nghiệp cần có sự chuyển mình và bắt tay vào việc tối ưu hóa các quy trình nghiệp vụ. Tuy nhiên, trước khi bắt tay vào tối ưu hóa, cần t í nh đến hiệu quả kinh tế đem lại mà nếu thiếu thì rất khó có thể chứng minh cho ban lãnh đạo biết được tính cấp thiết để xác định nguồn lực và ngân sách. Đâu là nơi tìm kiếm khả năng nâng cao hiệu quả? Để đánh giá hiệu quả của việc thay đổi quy trình nghiệp vụ trong doanh nghiệp, cần tính đến 2 phần: chi phí và thu nhập. Trong phần chi phí có bao gồm các chi phí để hình thành và phân tích quy trình nghiệp vụ, văn bản hóa và tự động hóa các quy trình, ngoài ra còn để đào tạo về công nghệ mới quản lý và thông tin. Lúc này, trong tính toán cần tính đến các nguồn lực ngoài như người tư vấn và triển khai, cũng như các nguồn lực bên trong như nhân viên của doanh nghiệp, bởi vì khi thay đổi quy trình nghiệp vụ thì họ cũng phải bỏ ra khá nhiều thời gian làm việc thêm. Để làm điều này, có rất nhiều các giải thuật, vì vậy có thể dễ dàng tính phần chi phí. Thế nhưng phần thu nhập thì không hề đơn giản như vậy, bởi vì cần phải tính đến vô số các yếu tố, bắt đầu từ việc có được ưu thế cạnh tranh nói chung, cho đến việc tăng tốc từng quy trình nghiệp vụ, tối ưu hóa các khoản chi phí nhân công và nâng cao chất lượng từng quy trình riêng biệt. Nếu như coi giá trị tổng thể của hiệu ứng chính trong việc triển khai quản lý theo quy trình thì trước tiên đó là sắp xếp lại trật tự trong công tác quản lý bằng cách củng cố các thủ tục như: văn bản hóa và tự động hóa các quy trình, ngoài ra còn có thể hoàn thiện không ngừng theo từng vòng lặp quản lý. Ví dụ, trong khuôn khổ quy trình quản lý hợp đồng, lộ trình thống nhất tất cả các hợp đồng có bao gồm hơn 20 người lấy ý kiến. Tuy nhiên, khi hiểu rằng đối với các hợp đồng có giá trị không lớn thì số lượng người lấy ý kiến có thể giảm xuống còn 8, có thể thay đổi quy trình thống nhất hợp đồng ở phần này. Văn bản hóa hay tự động hóa? Lúc này, điều quan trọng không chỉ là xây dựng cấu trúc và củng cố lộ trình làm việc trong khuôn khổ quy trình nghiệp vụ, mà còn cần đảm bảo cấu trúc hóa luồng thông tin. Đơn giản hơn cả là làm bằng cách chuyển văn bản thành dạng điện tử và áp dụng các bản mẫu. Việc tạo bản mẫu trong khuôn khổ quy trình nghiệp vụ cho phép giảm bớt số lượng vòng lặp thống nhất và đồng bộ hóa công việc của các bộ phận chức năng khác nhau. Ví dụ, khi tương tác công việc giữa các bộ phận kỹ thuật và bán hàng của một công ty viễn thông có chuyển cho nhau dữ liệu về khách hàng. Nếu như dữ liệu được chuyển dưới dạng không có cấu trúc, ví dụ như dưới dạng ghi chép nội bộ thì có thể thấy rằng, xung quanh việc chuyển thông tin này sẽ xuất hiện rất nhiều vòng lặp để làm rõ và thống nhất, và điều này làm tăng thời gian bán hàng cũng như chi phí. Để tối ưu hóa quy trình, cần tạo ra các mẫu để chuyển thông tin về khách hàng và nhu cầu của họ. Điều này cho phép xóa bỏ các vòng lặp trong quá trình do tất cả các bên quan tâm đều sẽ biết là ai và theo định dạng (đến từng trường) nào cần phải trình bày thông thông tin. Trên thực tế, việc triển khai một thay đổi nhỏnhư vậy có thể cắt giảm thời lượng của quy trình đi 10%, đồng thời giảm bớt chi phí của quy trình đi 5-7%. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc sắp xếp trật tự trong các quy trình nghiệp vụ thường bất khả thi nếu thiếu triển khai hệ thống thông tin, bởi vì nếu như ở Việt Nam mà tạo quy trình thì trong phần lớn các trường hợp, việc thực hiện và kiểm soát cần có rất nhiều cố gắng quản lý, bởi vì văn bản quản lý ở nước ta thường không được coi trọng. Trong trường hợp này, việc quan trọng để củng cố các quy trình nghiệp vụ chính là sử dụng hệ thống thông tin để củng cố các quy tắc chính để lộ trình hóa công việc và mẫu chuyển thông tin. Càng nhanh, càng tốt Như ở mô hình này có mặt trái của nó. Khi củng cố các quy trình nghiệp vụ trong hệ thống thông tin, cần hiểu rằng, vấn đề cốt lõi lại là tốc độ triển khai các thay đổi. Bởi vì nếu như quy trình “đã đóng xi măng” trong hệ thống thì thời hạn thay đổi càng lâu thì có làm thiệt hại cho công ty càng lớn khi chiếm thị phần, và có thể phải từ chối sử dụng hệ thống thông tin hiện có. Có thể lấy ví dụ như sau: khi nhận thấy tính phức tạp của việc triển khai hệ thống thông tin “liền khối”, một hãng bảo hiểm lớn đã phải từ bỏ việc sử dụng, đồng thời ghi lỗ gần nửa triệu EURO. Như vậy, điểm cốt yếu khi tính phần thu nhập của hiệu quả dự án BPM bao gồm: hiệu quản hoạt động của các quy trình nghiệp vụ (thời gian, giá trị và chất lượng), ngoài ra còn cả mức độ xác định và khả năng kiểm soát các quy tắc tiến hành nghiệp vụ, và khả năng thay đổi nhanh. Chính trong những vùng này cần tìm ra “ưu điểm” của việc triển khai hệ thống quy trình. Nếu như xem các ví dụ tính toán hiệu ứng của quản lý theo quy trình trên thế giới thì có thể thấy được số liệu mang tính ước lượng tối ưu như trên hình vẽ. Điểm cộng cho việc tối ưu hóa Kết quả ví dụ của việc triển khai quản lý theo quy trình 10-15% Cắt giảm chi phí của quy trình: 20-30% Nâng cao chất lượng quy trình: 10-30% Cắt giảm thời gian quy trình: 10-30% Cắt giảm thời gian đào tạo/yêu cầu đào tạo: 15-30% Cắt giảm yêu cầu trợ giúp hỗ trợ nội bộ: 20-30% Cắt giảm số lượng khiếu nại từ khách hàng: 15-30% Nâng cao độ chính xác của dự báo: Nguồn: CNews, 2011 Còn một tham số quan trọng khi tối ưu hóa quy trình nghiệp vụ, đó là giá trị trong một kỳ. Ví dụ, trong quy trình quản lý hợp đồng, xuất phát từ các đánh giá theo phương pháp phân tích tính năng và giá trị, một bản sao quy trình (thống nhất một hợp đồng) có giá trị là 100 EURO. Khi tối ưu hóa danh sách các thao tác trong quá trình hiện có và áp dụng phương pháp nén theo chiều ngang và theo chiều dọc, có thể giảm bớt giá trị của bản sao quy trình trung bình là 10%. Khi mà số lượng c ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
internet marketing internet marketing là gì bán hàng online kinh doanh tiếp thị tài chính marketing email marketing bán hàng trên mạngTài liệu liên quan:
-
28 trang 550 0 0
-
Tiểu luận: Chiến lược xâm nhập thị trường Việt Nam của Piaggio
25 trang 379 0 0 -
59 trang 363 0 0
-
Hai giải pháp contact center mới tại Việt Nam
4 trang 324 0 0 -
Tiểu luận: Định vị thị trường Piaggio ở Việt Nam
29 trang 317 0 0 -
Công ty cần nhân tài nhiều hơn nhân tài cần công ty
9 trang 315 0 0 -
20 trang 307 0 0
-
Điều cần thiết cho chiến lược Internet Marketing
5 trang 258 0 0 -
Tiểu luận: ĐÀM PHÁN VỀ CÔNG VIỆC GIỮA NHÀ TUYỂN DỤNG
9 trang 251 0 0 -
Dự báo trong kinh doanh - Tổng quan phân tích số liệu và dự báo kinh tế ( Phùng Thanh Bình)
36 trang 249 0 0