Tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ cấp Đại học Đà Nẵng: Đánh giá tác động của việc lấy ý kiến phản hồi của sinh viên đến hoạt động giảng dạy của giảng viên tại trường Đại học sư phạm - Đại học Đà Nẵng
Số trang: 26
Loại file: pdf
Dung lượng: 290.71 KB
Lượt xem: 5
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ cấp Đại học Đà Nẵng: Đánh giá tác động của việc lấy ý kiến phản hồi của sinh viên đến hoạt động giảng dạy của giảng viên tại trường Đại học sư phạm - Đại học Đà Nẵng với mục tiêu nghiên cứu tác động của ý kiến phản hồi đến hoạt động giảng dạy của GV, từ đó xác định được
tính hiệu quả hoạt động khảo sát ý kiến SV trong việc nâng cao chất lượng hoạt động giảng dạy của GV, hướng đến việc đảm bảo và nâng cao chất lượng dạy học ở đại học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ cấp Đại học Đà Nẵng: Đánh giá tác động của việc lấy ý kiến phản hồi của sinh viên đến hoạt động giảng dạy của giảng viên tại trường Đại học sư phạm - Đại học Đà Nẵng BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ---------- TÓM TẮT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC LẤY Ý KIẾN PHẢN HỒI CỦA SINH VIÊN ĐẾN HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Mã số: Đ2013-03-56-BS Đà Nẵng, tháng 11 năm 2014 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ---------- TÓM TẮT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC LẤY Ý KIẾN PHẢN HỒI CỦA SINH VIÊN ĐẾN HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Mã số: Đ2013-03-56-BS Xác nhận của cơ quan chủ trì Chủ nhiệm đề tài (ký, họ tên, đóng dấu) (ký, họ vè tên) Trương Văn Thanh Đà Nẵng, tháng 11 năm 2014 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, với định hướng phát triển giáo dục phù hợp với nhu cầu xã hội (người học, phụ huynh và người sử dụng lao động) kèm theo đó là yêu cầu ngày càng tăng trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục về chất lượng đào tạo thì đánh giá chất lượng hoạt động giảng dạy (HĐGD) là một minh chứng cần thiết cho chất lượng đào tạo của các trường đại học. Có nhiều cách khác nhau để đánh giá chất lượng hoạt động giảng dạy, về cơ bản có thể chia thành các biện pháp: cán bộ quản lý đánh giá, đồng nghiệp đánh giá, giảng viên (GV) tự đánh giá và sinh viên (SV) đánh giá hoạt động giảng dạy (HĐGD) của GV. Chủ trương lấy ý kiến phản hồi từ người học để thay đổi cho phù hợp nhận được sự đồng tình từ phía các trường, GV và người học. Mục đích của hoạt động này nhằm góp phần thực hiện quy chế dân chủ; xây dựng đội ngũ GV có phẩm chất đạo đức, thái độ nghề nghiệp và trình độ chuyên môn cao, phương pháp và phong cách giảng dạy tiên tiến, hiện đại. Nhiều trường đại học nhận thức được vai trò việc đánh giá GV, đặc biệt là việc đánh giá HĐGD qua kênh SV. Hoạt động đánh giá GV được tổ chức ở mỗi trường đại học có những tên gọi khác nhau như: “SV đánh giá giảng viên”, “ý kiến của SV về giảng viên”, “lấy ý kiến SV về HĐGD” nhưng đều thống nhất ở nội dung đánh giá quá trình giảng dạy của GV, tất các đều tập trung vào các nội dung kiến thức giảng dạy, phương pháp giảng dạy, hiệu quả việc sử dụng phương tiện dạy học, hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập được GV tiến hành. Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của SV về HĐGD của GV từ năm 2010. Các câu hỏi được chia thành 5 nội dung đánh giá là kiến thức giảng dạy, phương pháp giảng dạy, các phương tiện giảng dạy, hoạt động kiểm tra đanh giá, mối quan hệ giữa GVvà SV. Trên cơ sở tham khảo ý kiến phản hồi của SV về HĐGD, GV có những sự điều chỉnh HĐGD hợp lý và phù hợp với nhu cầu của SV, nói cách khác ý kiến phản hồi từ SV đã có ảnh hưởng đến sự điều chỉnh quá trình dạy học của GV. 3 Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều về hiệu quả của hoạt động này, có những ý kiến cho rằng hoạt động này không có hiệu quả, thực hiện việc trò đánh giá thầy là không tôn trọng thầy cô, đi ngược lại với truyền thống tôn sư trọng đạo được coi trọng ở nước ta. Có những ý kiến lại cho rằng hoạt động này đã mang lại hiệu quả tốt, một số ý kiến lại khẳng định hoạt động có hiệu quả nhưng cần điều chỉnh hình thức, phương pháp và nội dung khảo sát cho phù hợp. Thực tế ở Việt Nam hiện nay chưa có những đánh giá chi tiết về hiệu quả của hoạt động khảo sát ý kiến phản hồi của người học trong việc cải tiến và nâng cao chất lượng dạy học, cũng như chưa có những đánh giá về những nội dung khảo sát và xây dựng quy trình thông qua ý kiến của các giảng viên, sinh viên. Xuất phát từ những thực tế hiện nay và bối cảnh của Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng, chúng tôi chọn đề tài “Đánh giá tác động của việc lấy ý kiến phản hồi từ SV đến HĐGD tại Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng” với mục tiêu đánh giá được sự tác động của việc lấy ý kiến phản hồi từ SV tới HĐGD của GV; xác định những tồn tại trong quy trình thực hiện khảo sát từ đó xây dựng được bộ công cụ khảo sát có chất lượng và một quy trình khảo sát hợp lý nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác lấy ý kiến phản hồi của người học về HĐGD của GVtại trường ĐHSP Đà Nẵng. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu tác động của ý kiến phản hồi đến hoạt động giảng dạy của GV, từ đó xác định được tính hiệu quả hoạt động khảo sát ý kiến SV trong việc nâng cao chất lượng hoạt động giảng dạy của GV, hướng đến việc đảm bảo và nâng cao chất lượng dạy học ở đại học. Nghiên cứu cần xác định ảnh hưởng của hoạt động khảo sát ý kiến đánh giá của SV đến các vấn đề sau: - Sự thay đổi trong nội dung dạy học của GV; - Sự thay đổi, cải tiến phương pháp dạy học; - Sự thay đổi trong thái độ, giao tiếp của GV với SV. 4 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Khách thể nghiên cứu: Hoạt động dạy- học, bao gồm chủ thể tham gia hoạt động dạy và chủ thể tham gia hoạt động học. Nghiên cứu tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá từ SV và ý kiến đánh giá từ GV về ảnh hưởng của ý kiến phản hồi từ SV đến HĐGD của GV. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động khảo sát ý kiến phản hồi của SV về công tác dạy học của giảng viên. 4. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nghiên cứu chỉ đề cập đến ảnh hưởng của việc lấy ý kiến phản hồi c ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ cấp Đại học Đà Nẵng: Đánh giá tác động của việc lấy ý kiến phản hồi của sinh viên đến hoạt động giảng dạy của giảng viên tại trường Đại học sư phạm - Đại học Đà Nẵng BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ---------- TÓM TẮT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC LẤY Ý KIẾN PHẢN HỒI CỦA SINH VIÊN ĐẾN HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Mã số: Đ2013-03-56-BS Đà Nẵng, tháng 11 năm 2014 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ---------- TÓM TẮT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC LẤY Ý KIẾN PHẢN HỒI CỦA SINH VIÊN ĐẾN HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Mã số: Đ2013-03-56-BS Xác nhận của cơ quan chủ trì Chủ nhiệm đề tài (ký, họ tên, đóng dấu) (ký, họ vè tên) Trương Văn Thanh Đà Nẵng, tháng 11 năm 2014 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, với định hướng phát triển giáo dục phù hợp với nhu cầu xã hội (người học, phụ huynh và người sử dụng lao động) kèm theo đó là yêu cầu ngày càng tăng trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục về chất lượng đào tạo thì đánh giá chất lượng hoạt động giảng dạy (HĐGD) là một minh chứng cần thiết cho chất lượng đào tạo của các trường đại học. Có nhiều cách khác nhau để đánh giá chất lượng hoạt động giảng dạy, về cơ bản có thể chia thành các biện pháp: cán bộ quản lý đánh giá, đồng nghiệp đánh giá, giảng viên (GV) tự đánh giá và sinh viên (SV) đánh giá hoạt động giảng dạy (HĐGD) của GV. Chủ trương lấy ý kiến phản hồi từ người học để thay đổi cho phù hợp nhận được sự đồng tình từ phía các trường, GV và người học. Mục đích của hoạt động này nhằm góp phần thực hiện quy chế dân chủ; xây dựng đội ngũ GV có phẩm chất đạo đức, thái độ nghề nghiệp và trình độ chuyên môn cao, phương pháp và phong cách giảng dạy tiên tiến, hiện đại. Nhiều trường đại học nhận thức được vai trò việc đánh giá GV, đặc biệt là việc đánh giá HĐGD qua kênh SV. Hoạt động đánh giá GV được tổ chức ở mỗi trường đại học có những tên gọi khác nhau như: “SV đánh giá giảng viên”, “ý kiến của SV về giảng viên”, “lấy ý kiến SV về HĐGD” nhưng đều thống nhất ở nội dung đánh giá quá trình giảng dạy của GV, tất các đều tập trung vào các nội dung kiến thức giảng dạy, phương pháp giảng dạy, hiệu quả việc sử dụng phương tiện dạy học, hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập được GV tiến hành. Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của SV về HĐGD của GV từ năm 2010. Các câu hỏi được chia thành 5 nội dung đánh giá là kiến thức giảng dạy, phương pháp giảng dạy, các phương tiện giảng dạy, hoạt động kiểm tra đanh giá, mối quan hệ giữa GVvà SV. Trên cơ sở tham khảo ý kiến phản hồi của SV về HĐGD, GV có những sự điều chỉnh HĐGD hợp lý và phù hợp với nhu cầu của SV, nói cách khác ý kiến phản hồi từ SV đã có ảnh hưởng đến sự điều chỉnh quá trình dạy học của GV. 3 Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều về hiệu quả của hoạt động này, có những ý kiến cho rằng hoạt động này không có hiệu quả, thực hiện việc trò đánh giá thầy là không tôn trọng thầy cô, đi ngược lại với truyền thống tôn sư trọng đạo được coi trọng ở nước ta. Có những ý kiến lại cho rằng hoạt động này đã mang lại hiệu quả tốt, một số ý kiến lại khẳng định hoạt động có hiệu quả nhưng cần điều chỉnh hình thức, phương pháp và nội dung khảo sát cho phù hợp. Thực tế ở Việt Nam hiện nay chưa có những đánh giá chi tiết về hiệu quả của hoạt động khảo sát ý kiến phản hồi của người học trong việc cải tiến và nâng cao chất lượng dạy học, cũng như chưa có những đánh giá về những nội dung khảo sát và xây dựng quy trình thông qua ý kiến của các giảng viên, sinh viên. Xuất phát từ những thực tế hiện nay và bối cảnh của Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng, chúng tôi chọn đề tài “Đánh giá tác động của việc lấy ý kiến phản hồi từ SV đến HĐGD tại Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng” với mục tiêu đánh giá được sự tác động của việc lấy ý kiến phản hồi từ SV tới HĐGD của GV; xác định những tồn tại trong quy trình thực hiện khảo sát từ đó xây dựng được bộ công cụ khảo sát có chất lượng và một quy trình khảo sát hợp lý nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác lấy ý kiến phản hồi của người học về HĐGD của GVtại trường ĐHSP Đà Nẵng. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu tác động của ý kiến phản hồi đến hoạt động giảng dạy của GV, từ đó xác định được tính hiệu quả hoạt động khảo sát ý kiến SV trong việc nâng cao chất lượng hoạt động giảng dạy của GV, hướng đến việc đảm bảo và nâng cao chất lượng dạy học ở đại học. Nghiên cứu cần xác định ảnh hưởng của hoạt động khảo sát ý kiến đánh giá của SV đến các vấn đề sau: - Sự thay đổi trong nội dung dạy học của GV; - Sự thay đổi, cải tiến phương pháp dạy học; - Sự thay đổi trong thái độ, giao tiếp của GV với SV. 4 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Khách thể nghiên cứu: Hoạt động dạy- học, bao gồm chủ thể tham gia hoạt động dạy và chủ thể tham gia hoạt động học. Nghiên cứu tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá từ SV và ý kiến đánh giá từ GV về ảnh hưởng của ý kiến phản hồi từ SV đến HĐGD của GV. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động khảo sát ý kiến phản hồi của SV về công tác dạy học của giảng viên. 4. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nghiên cứu chỉ đề cập đến ảnh hưởng của việc lấy ý kiến phản hồi c ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đề tài nghiên cứu khoa học Hoạt động giảng dạy của giảng viên Hoạt động khảo sát ý kiến sinh viên Nâng cao chất lượng giảng dạy Đảm bảo chất lượng giảng dạy giáo viên Chất lượng dạy học ở đại họcTài liệu liên quan:
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội
80 trang 1587 4 0 -
Tiểu luận: Phương pháp Nghiên cứu Khoa học trong kinh doanh
27 trang 504 0 0 -
95 trang 276 1 0
-
82 trang 224 0 0
-
Đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp trường: Hệ thống giám sát báo trộm cho xe máy
63 trang 211 0 0 -
Báo cáo tóm tắt đề tài: Thành phần phụ của câu tiếng Việt nhìn từ góc độ kết trị cúa từ
24 trang 202 0 0 -
61 trang 198 0 0
-
8 trang 196 0 0
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Tái cấu trúc nhân sự xí nghiệp xếp dỡ Hoàng Diệu - cảng Hải Phòng
68 trang 184 0 0 -
Tài liệu về phương pháp nghiên cứu khoa học
9 trang 183 0 0