Danh mục

Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng phát triển du lịch tại di tích lịch sử - văn hóa Tháp Bà Pô Nagar, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 210.15 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng phát triển du lịch tại di tích lịch sử - văn hóa Tháp Bà Pô Nagar, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa nhằm tìm hiểu những thực trạng, các giá trị của di tích, đặc biệt là đối với sự phát triển du lịch, luận văn định hướng khai thác di tích phục vụ phát triển du lịch, và các giải pháp để bảo tồn khu du lịch. Hy vọng đây là một bài tham khảo hữu ích dành cho các bạn.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng phát triển du lịch tại di tích lịch sử - văn hóa Tháp Bà Pô Nagar, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Kim Liên PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong điều kiện kinh tế phát triển, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hoá xã hội và hoạt động du lịch đang được phát triển một cách mạnh mẽ, trở thành một ngành kinh tế quan trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Du lịch không chỉ để con người nghỉ ngơi giải trí, mà con nhằm thoả mãn nhu cầu to lớn về mặt tinh thần. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, mỗi tỉnh thành đều có những đặc trưng riêng về tự nhiên, lịch sử, văn hoá thu hút khách du lịch. Thông qua việc phát triển du lịch, sự hiểu biết và mối quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc ngày càng được mở rộng vì nền hoà bình và tình hữu nghị trên toàn thế giới. Ngày nay, du lịch mang tính nhận thức và tính phổ biến với mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho con người, củng cố hoà bình và hữu nghị giữa các dân tộc. Ở nước ta trong những năm gần đây ngành du lịch cũng từng bước phát triển ổn định. Trong hoạt động du lịch, kinh tế đối ngoại của nước ta du lịch giữ vai trò quan trọng, là nhân tố tích cực góp phần dịch chuyển cơ cấu kinh tế, rút ngắn khoảng cách so với trình độ phát triển của các nước trong khu vực. Với phương châm “muốn làm bạn với tất cả các nước” Việt Nam được coi là điểm đến của thiên niên kỉ mới, ngày càng là “sự quyến rũ tiềm ẩn” đối với du khách trong và ngoài nước. Thêm vào đó đời sống của người dân ngày càng được cải thiện thì du lịch trở thành nhu cầu không thể thiếu, đó cũng là cơ hội để ngành du lịch Việt Nam phát triển. Trong những năm gần đây, hoạt động du lịch trở nên hết sức đa dạng, phong phú với nhiều loại hình hấp dẫn. Một trong những loại hình được quan tâm, phát triển mạnh nhất là du lịch văn hoá. Loại hình du lịch này đã đáp ứng được nhu cầu tham quan giải trí, khơi gợi lòng ham hiểu biết và mang ý nghĩa giáo dục rất cao. Không những chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng mà chúng còn được coi là nền tảng phát triển của ngành du lịch. Hệ thống các di tích lịch sử - văn hoá bao gồm đình, chùa, đền, miếu… Hầu hết, chúng đều gắn liền với các sự kiện lịch sử, truyền thuyết, lễ hội, các nghi thức cầu cúng, các phong tục tập quán của cộng đồng và SVTH: Lê Thị Mỹ Diệu Lớp: K43 – Kinh Tế Du Lịch Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Kim Liên những trò chơi dân gian. Qua đó, đã phản ánh cuộc sống chiến đấu, lao động của con người Việt Nam; không chỉ gắn với lịch sử của dân tộc, các danh nhân văn hoá, mà nó còn phản ánh khát vọng trong đời sống tâm linh của con người và mang ý nghĩa giáo dục hướng tới chân - thiện - mĩ. Các di tích cũng chứa đựng các giá trị to lớn về kiến trúc, mỹ thuật, phản ánh từng giai đoạn lịch sử của đất nước và cùng với nó là những cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp; không chỉ có giá trị đối với các loại hình du lịch văn hoá mà còn có giá trị to lớn với du lịch sinh thái, có sức hút rất lớn đối với khách du lịch. Trong những năm gần đây, du lịch văn hoá với các tour theo các tuyến điểm du lịch được phân bố khắp chiều dài đất nước, theo vùng miền từ Bắc vào Nam. Khánh Hòa thuộc dải đất miền Trung – có tiềm năng về tài nguyên du lịch phong phú bên cạnh thế mạnh tài nguyên tự nhiên phát triển du lịch biển - đảo, du lịch văn hóa cũng đang ngày càng được khai thác phát triển. Trong số các di tích được đưa vào phục vụ du lịch, được nhắc đến nhiều nhất và thu hút du khách trong và ngoài nước là di tích lịch sử - văn hóa Tháp Bà Pô Nagar tại thành phố Nha Trang. Di tích có ý nghĩa lớn về nhiều mặt trong đời sống văn hóa tinh thần của các nhóm cư dân (người Chăm và người Việt) đã và đang sinh sống trên vùng đất Khánh Hòa và các tỉnh Nam Trung bộ. Bởi vậy, ngay từ thời Chămpa cho đến sau này, di tích có những mối liên hệ với một số di tích khác trên địa bàn Khánh Hòa. Tháp Bà được công nhận là di tích quốc gia năm 1979 và đặc biệt năm 2012, lễ hội Tháp Bà đã được công nhận là di sản phi vật thể quốc gia. Như vậy, cả di tích lịch sử - văn hóa Tháp Bà và lễ hội Tháp Bà đều được công nhận là di sản văn hóa cấp quốc gia. Đây là thế mạnh để phát triển du lịch Nha Trang nói riêng và cả Khánh Hòa nói chung, tạo nên một bước tiến mới cho loại hình du lịch văn hóa ở Khánh Hòa. Bên cạnh loại hình du lịch biển đảo thì du lịch văn hóa cũng cần được quan tâm đầu tư khai thác. Tuy nhiên, công tác trùng tu, tôn tạo và bảo tồn cũng như việc quản lí khu di tích Tháp Bà vẫn còn bất cập, chưa khai thác hết tiềm năng phục vụ hoạt động du lịch. Do đó đề tài “Thực trạng phát triển du lịch tại di tích lịch sử - văn hóa Tháp Bà Pô Nagar, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa” SVTH: Lê Thị Mỹ Diệu Lớp: K43 – Kinh Tế Du Lịch Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Thị Kim Liên nhằm góp phần vào việc nghiên cứu, khai thác, bảo tồn khu di tích Tháp Bà phục vụ phát triển du lịch thành phố Nha Trang nói riêng và tỉnh Khánh Hòa nói chung. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, các giá trị của di tích, đặc biệt là đối với sự phát triển du lịch, luận văn định hướng khai thác di tích phục vụ phát triển du lịch, và các giải pháp để bảo tồn khu di tích. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu Di tích lịch sử - văn hóa Tháp Bà Pô Nagar thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. 3.2 Phạm vi nghiên cứu 3.2.1 Về nội dung Nôi dung của luận văn tập trung nghiên cứu di tích lịch sử - văn hóa Tháp Bà, khai thác phục vụ phát triển du lịch thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. 3.2.2 Về không gian Đề tài nghiên cứu di tích lịch sử - văn hóa Tháp Bà tại phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. 3.2.3 Về thời gian Đề tài được thực hiện từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2013. Trong ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: