Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học: Kèn đồng trong hòa tấu thính phòng và giao hưởng tại thành phố Hồ Chí Minh
Số trang: 27
Loại file: pdf
Dung lượng: 565.27 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục đích nghiên cứu của luận án "Kèn đồng trong hòa tấu thính phòng và giao hưởng tại thành phố Hồ Chí Minh" nhằm làm rõ các vấn đề liên quan đến các nhạc khí kèn đồng thuộc biên chế dàn nhạc giao hưởng trong âm nhạc cổ điển phương Tây
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học: Kèn đồng trong hòa tấu thính phòng và giao hưởng tại thành phố Hồ Chí Minh BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH NHẠC VIỆN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------------ HOÀNG NGỌC LONG KÈN ĐỒNG TRONG HÒA TẤU THÍNH PHÒNG VÀ GIAO HƯỞNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Âm nhạc học Mã số ngành: 62210201 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ÂM NHẠC HỌC TP. Hồ Chí Minh – Năm 2021 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI NHẠC VIỆN TP. HỒ CHÍ MINH Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.NSƯT. NGUYỄN MINH CẦM Phản biện độc lập 1: ................................................................................. Phản biện độc lập 2: ................................................................................. Phản biện 1: .............................................................................................. Phản biện 2: .............................................................................................. Phản biện 3: .............................................................................................. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại: Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh vào giờ ….. ngày ….. tháng ….. năm …… Có thể tìm hiểu luận án tại: ....................................................................... 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong tiến trình phát triển của âm nhạc thính phòng - giao hưởng nói chung, các nhạc khí kèn đồng nói riêng ở Việt Nam, việc nâng cao kỹ năng diễn tấu, khả năng cảm nhận, biểu hiện cảm xúc của mỗi nhạc công sẽ quyết định đến chất lượng nghệ thuật của cả dàn nhạc. Hòa tấu dàn nhạc là hoạt động tập thể có tính thống nhất và kỷ luật rất cao, hoàn toàn khác với biểu diễn độc tấu. Vào những năm 90 thế kỷ XX là giai đoạn mà đất nước ta có nhiều dự án hợp tác biểu diễn các chương trình âm nhạc giao hưởng với các nhạc trưởng nổi tiếng thế giới. Trong các chương trình hợp tác biểu diễn, các nhà chỉ huy quốc tế đã chỉ ra một trong những hạn chế của các nghệ sỹ, nhạc công dàn nhạc giao hưởng của chúng ta là kỹ năng hòa tấu dàn nhạc trong đó có các nhạc công kèn đồng. Âm nhạc thính phòng-giao hưởng trên thế giới đã có một chặng đường dài hình thành, phát triển và biến đổi phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ của công chúng. Trong âm nhạc hòa tấu giao hưởng-thính phòng, các nhạc cụ kèn đồng có vai trò đặc biệt, là một bộ phận không thể thiếu của dàn nhạc giao hưởng. Một tác phẩm hòa tấu âm nhạc không thể đạt được hiệu quả cao về chất lượng nếu một trong các nhạc công kèn đồng không đảm bảo được vai trò của mình về mặt xử lý kỹ thuật cũng như trong thể hiện âm nhạc. Trong giai đoạn hiện nay, trào lưu âm nhạc đóng vai trò chủ đạo trên thế giới là trào lưu âm nhạc đương đại. Trong âm nhạc đương đại tại các nước có nền âm nhạc tiên tiến, các nhạc sỹ thường có khuynh hướng sáng tác các tác phẩm thiên về xử lý tiết tấu và màu sắc âm thanh mà các đặc điểm này được tạo nên bởi chính các nghệ sỹ - nhạc công. Họ đồng thời cũng là người sáng tạo thứ hai sau nhà soạn nhạc. Như vậy, hòa tấu thính phòng-giao hưởng nói chung, hòa tấu thính phòng các nhạc khí kèn đồng nói riêng còn liên quan tới đội ngũ nhạc sỹ, những người sáng tạo nên tác phẩm. Để có thể xây dựng nền âm nhạc Việt Nam hiện đại, mang đậm bản sắc dân tộc đòi hỏi bản thân từng nghệ sỹ - nhạc công; từng nhạc sỹ sáng tác cũng như mỗi cơ sở đào tạo cần nhìn lại những mặt mạnh, yếu của mình, không ngừng tiếp cận với những tư duy, kỹ thuật biểu diễn, sáng tác mới trên thế giới; đáp ứng được nhu cầu, xu thế phát triển của âm nhạc thời đại, là một nhịp cầu hữu hiệu của đất nước trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hóa hiện nay của đất nước. Đây chính là lý do chúng tôi chọn đề tài “Kèn đồng trong hòa tấu thính phòng và giao hưởng tại thành phố Hồ Chí Minh” cho luận án của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 Nghiên cứu về kỹ thuật diễn tấu kèn đồng giao hưởng đã được nhiều tác giả, nhà nghiên cứu đề cập đến. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu của các nhà nghiên cứu là người nước ngoài và công trình của các nhà nghiên cứu là người Việt Nam. Các nghiên cứu bằng tiếng Việt (1) Sách “Các nhạc khí trong dàn nhạc giao hưởng” (1983) của Hồng Đăng (Nhà xuất bản Văn Hóa, xuất bản lần thứ hai). Tác giả đã giới thiệu các nhạc cụ trong dàn nhạc giao hưởng về các mặt âm vực của từng nhạc khí. Trong đó tác giả đã phân chia tính chất từng âm vực cho mỗi nhạc cụ, màu sắc âm thanh của từng âm vực, âm vực nào thường sử dụng khi hòa tấu dàn nhạc. Ngoài ra, tác giả còn trình bày về các kỹ thuật diễn tấu của từng nhạc cụ (kỹ thuật diễn tấu khi độc tấu và khi hòa tấu). Chương IV (từ trang 119 đến trang 150), tác giả trình bày về các nhạc khí bộ đồng gồm 5 nhạc cụ: horn, trumpet, cornet, trombone và tuba. (2) Sách “Âm nhạc Thính phòng Giao hưởng Việt Nam - Sự hình thành và phát triển” (2001) của Nguyễn Thị Nhung, Viện Âm nhạc xuất bản. (3) Luận văn của ThS. Đoàn Ngọc Nam “Đào tạo kèn Cor trong Quân nhạc” (1998), Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam (HVANQGVN). Luận văn đi sâu phân tích về vai trò của kèn horn (cor) trong Quân nhạc cùng các vấn đề thuộc kỹ thuật diễn tấu và giảng dạy kèn horn. (4) Luận văn thạc sĩ của Trần Quang Yển “Nâng cao hiệu quả giảng dạy chuyên ngành Trompette bậc trung học tại Học viện Âm nhạc Huế” (2012), Học viện Âm nhạc Huế. Luận văn đi sâu vào lĩnh vực nâng cao hiệu quả giảng dạy chuyên ngành trumpet bậc trung học tại Học viện Âm nhạc Huế. (5) Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thế Tuân “Nhạc giao hưởng Việt Nam một tiến trình lịch sử” (2006), HVANQGVN. Luận án đề cập đến sự ra đời của các dàn nhạc: Dàn quân nhạc, Ban nhạc Đài tiếng nói Việt Nam, Dàn nhạc đoàn Ca múa Nhân dân Trung ương, Dàn nhạc Xưởng phim truyện Việt Nam, Dàn nhạc củ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học: Kèn đồng trong hòa tấu thính phòng và giao hưởng tại thành phố Hồ Chí Minh BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH NHẠC VIỆN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------------ HOÀNG NGỌC LONG KÈN ĐỒNG TRONG HÒA TẤU THÍNH PHÒNG VÀ GIAO HƯỞNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Âm nhạc học Mã số ngành: 62210201 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ÂM NHẠC HỌC TP. Hồ Chí Minh – Năm 2021 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI NHẠC VIỆN TP. HỒ CHÍ MINH Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.NSƯT. NGUYỄN MINH CẦM Phản biện độc lập 1: ................................................................................. Phản biện độc lập 2: ................................................................................. Phản biện 1: .............................................................................................. Phản biện 2: .............................................................................................. Phản biện 3: .............................................................................................. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại: Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh vào giờ ….. ngày ….. tháng ….. năm …… Có thể tìm hiểu luận án tại: ....................................................................... 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong tiến trình phát triển của âm nhạc thính phòng - giao hưởng nói chung, các nhạc khí kèn đồng nói riêng ở Việt Nam, việc nâng cao kỹ năng diễn tấu, khả năng cảm nhận, biểu hiện cảm xúc của mỗi nhạc công sẽ quyết định đến chất lượng nghệ thuật của cả dàn nhạc. Hòa tấu dàn nhạc là hoạt động tập thể có tính thống nhất và kỷ luật rất cao, hoàn toàn khác với biểu diễn độc tấu. Vào những năm 90 thế kỷ XX là giai đoạn mà đất nước ta có nhiều dự án hợp tác biểu diễn các chương trình âm nhạc giao hưởng với các nhạc trưởng nổi tiếng thế giới. Trong các chương trình hợp tác biểu diễn, các nhà chỉ huy quốc tế đã chỉ ra một trong những hạn chế của các nghệ sỹ, nhạc công dàn nhạc giao hưởng của chúng ta là kỹ năng hòa tấu dàn nhạc trong đó có các nhạc công kèn đồng. Âm nhạc thính phòng-giao hưởng trên thế giới đã có một chặng đường dài hình thành, phát triển và biến đổi phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ của công chúng. Trong âm nhạc hòa tấu giao hưởng-thính phòng, các nhạc cụ kèn đồng có vai trò đặc biệt, là một bộ phận không thể thiếu của dàn nhạc giao hưởng. Một tác phẩm hòa tấu âm nhạc không thể đạt được hiệu quả cao về chất lượng nếu một trong các nhạc công kèn đồng không đảm bảo được vai trò của mình về mặt xử lý kỹ thuật cũng như trong thể hiện âm nhạc. Trong giai đoạn hiện nay, trào lưu âm nhạc đóng vai trò chủ đạo trên thế giới là trào lưu âm nhạc đương đại. Trong âm nhạc đương đại tại các nước có nền âm nhạc tiên tiến, các nhạc sỹ thường có khuynh hướng sáng tác các tác phẩm thiên về xử lý tiết tấu và màu sắc âm thanh mà các đặc điểm này được tạo nên bởi chính các nghệ sỹ - nhạc công. Họ đồng thời cũng là người sáng tạo thứ hai sau nhà soạn nhạc. Như vậy, hòa tấu thính phòng-giao hưởng nói chung, hòa tấu thính phòng các nhạc khí kèn đồng nói riêng còn liên quan tới đội ngũ nhạc sỹ, những người sáng tạo nên tác phẩm. Để có thể xây dựng nền âm nhạc Việt Nam hiện đại, mang đậm bản sắc dân tộc đòi hỏi bản thân từng nghệ sỹ - nhạc công; từng nhạc sỹ sáng tác cũng như mỗi cơ sở đào tạo cần nhìn lại những mặt mạnh, yếu của mình, không ngừng tiếp cận với những tư duy, kỹ thuật biểu diễn, sáng tác mới trên thế giới; đáp ứng được nhu cầu, xu thế phát triển của âm nhạc thời đại, là một nhịp cầu hữu hiệu của đất nước trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hóa hiện nay của đất nước. Đây chính là lý do chúng tôi chọn đề tài “Kèn đồng trong hòa tấu thính phòng và giao hưởng tại thành phố Hồ Chí Minh” cho luận án của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 Nghiên cứu về kỹ thuật diễn tấu kèn đồng giao hưởng đã được nhiều tác giả, nhà nghiên cứu đề cập đến. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu của các nhà nghiên cứu là người nước ngoài và công trình của các nhà nghiên cứu là người Việt Nam. Các nghiên cứu bằng tiếng Việt (1) Sách “Các nhạc khí trong dàn nhạc giao hưởng” (1983) của Hồng Đăng (Nhà xuất bản Văn Hóa, xuất bản lần thứ hai). Tác giả đã giới thiệu các nhạc cụ trong dàn nhạc giao hưởng về các mặt âm vực của từng nhạc khí. Trong đó tác giả đã phân chia tính chất từng âm vực cho mỗi nhạc cụ, màu sắc âm thanh của từng âm vực, âm vực nào thường sử dụng khi hòa tấu dàn nhạc. Ngoài ra, tác giả còn trình bày về các kỹ thuật diễn tấu của từng nhạc cụ (kỹ thuật diễn tấu khi độc tấu và khi hòa tấu). Chương IV (từ trang 119 đến trang 150), tác giả trình bày về các nhạc khí bộ đồng gồm 5 nhạc cụ: horn, trumpet, cornet, trombone và tuba. (2) Sách “Âm nhạc Thính phòng Giao hưởng Việt Nam - Sự hình thành và phát triển” (2001) của Nguyễn Thị Nhung, Viện Âm nhạc xuất bản. (3) Luận văn của ThS. Đoàn Ngọc Nam “Đào tạo kèn Cor trong Quân nhạc” (1998), Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam (HVANQGVN). Luận văn đi sâu phân tích về vai trò của kèn horn (cor) trong Quân nhạc cùng các vấn đề thuộc kỹ thuật diễn tấu và giảng dạy kèn horn. (4) Luận văn thạc sĩ của Trần Quang Yển “Nâng cao hiệu quả giảng dạy chuyên ngành Trompette bậc trung học tại Học viện Âm nhạc Huế” (2012), Học viện Âm nhạc Huế. Luận văn đi sâu vào lĩnh vực nâng cao hiệu quả giảng dạy chuyên ngành trumpet bậc trung học tại Học viện Âm nhạc Huế. (5) Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thế Tuân “Nhạc giao hưởng Việt Nam một tiến trình lịch sử” (2006), HVANQGVN. Luận án đề cập đến sự ra đời của các dàn nhạc: Dàn quân nhạc, Ban nhạc Đài tiếng nói Việt Nam, Dàn nhạc đoàn Ca múa Nhân dân Trung ương, Dàn nhạc Xưởng phim truyện Việt Nam, Dàn nhạc củ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học Âm nhạc học Âm nhạc thính phòng-giao hưởng Âm nhạc hòa tấu giao hưởng Kèn đồng trong hòa tấu thính phòngTài liệu liên quan:
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thú y trên địa bàn thành phố Hà Nội
25 trang 257 0 0 -
27 trang 218 0 0
-
27 trang 156 0 0
-
29 trang 148 0 0
-
27 trang 145 0 0
-
26 trang 135 0 0
-
27 trang 129 0 0
-
8 trang 129 0 0
-
27 trang 127 0 0
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Tác động của đầu tư nước ngoài đến an ninh kinh tế ở Việt Nam
27 trang 119 0 0