Danh mục

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Báo chí học: Phẩm chất nghề nghiệp nhà báo Việt Nam hiện nay - Tiếp cận từ quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 539.11 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án hệ thống hóa những vấn đề lý luận, xây dựng khung lý thuyết cho vấn đề phẩm chất nghề nghiệp nhà báo tiếp cận từ quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh, trên cơ sở ấy, khảo sát đánh giá thực trạng, phân tích các vấn đề đặt ra và đề xuất giải pháp, khuyến nghị khoa học để có thể góp phần hoàn thiện mô hình lý thuyết - thực tiễn về nhân cách nghề nghiệp nhà báo Việt Nam đương đại, cũng như hiện thực hóa nó để góp phần tối ưu hóa năng lực hoạt động của nhà báo Việt Nam hiện nay, cũng như trong tương lai.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Báo chí học: Phẩm chất nghề nghiệp nhà báo Việt Nam hiện nay - Tiếp cận từ quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN NGUYỄN THÙY VÂN ANHPHẨM CHẤT NGHỀ NGHIỆP NHÀ BÁO VIỆT NAM HIỆN NAY - TIẾP CẬN TỪ QUAN ĐIỂM TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH Ngành : Báo chí học Chuyên ngành : Báo chí học Mã số : 9 32 01 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC HÀ NỘI – 2019 2 Công trình hoàn thành tại HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀNNgười hướng dẫn khoa học: PGS, TS. Nguyễn Văn Dững Phản biện 1: PGS. TS. Đinh Văn Hường Phản biện 2: PGS.TS. Đỗ Chí Nghĩa Phản biện 3: TS. Nguyễn Tuấn PhongLuận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện,họp tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền – Hà Nộivào hồi giờ ngày tháng năm 2019Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia, Thư viện Học viện Báo chí và Tuyên truyền – Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh 3 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nhìn tổng thể, báo chí thế giới trong thập niên gần đây có nhiều biến động, phản ánhhiện trạng toàn cầu với bức tranh đa sắc màu. Các nền báo chí phát triển như Hoa Kỳ, Liênbang Đức, Pháp, Anh,...cuốn theo những vấn đề quốc gia và quốc tế, phát triển theo hướngcộng sinh,lan tỏa cùng mạng xã hội (MXH), gia tăng nhanh chóng sức mạnh của dư luận xã hội(DLXH) trong giám sát và phản biện xã hội đối với những quyết sách lớn, vấn đề lớn của quốcgia trong mối quan hệ quốc tế. Gần đây nhất, có thể thấy báo chí Hoa Kỳ trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 vớinhững biến thái khó lường, theo hướng chi phối bởi lợi ích của các nhóm, mà theo truyềnthống, báo chí nước này cần và luôn thể hiện tính chuyên nghiệp trong thông tin khách quan,trung thực với các vấn đề đối nội. Khác với một số nước, nhà báo chuyên nghiệp ở Hoa Kỳkhông được tham gia đảng phải chính trị, để thể hiện “tính chuyên nghiệp” trong thông tin.Thế những, truyền thông Mỹ nói chung trong chiến dịch trach cử, hầu như bị cuốn vào cácnhóm lợi ích của các ứng cử viên khá rõ nét. Tuy nhiên, trong các vấn đề quốc tế, báo chínước này thông tin đa dạng hơn, trong đó tính phản biện để tìm kiếm lối đi rõ nét hơn. Báo chí Châu Âu có sự khác biệt đáng kể so với báo chí Hoa Kỳ, thể hiện rõ hơn tínhđa dạng trong khuynh hướng khi phản ánh tình hình EU, NATO cũng như vấn đề khu vực vàthế giới, trong đó rõ nét nhất là thông tin cuộc khủng hoảng Ukraina, xung đột Trung Đông -Bắc Phí. Với vấn đề nội khối EU, báo chí châu lục này thể hiện lúng túng trong xu hướngphát triển, nhất là vấn đề bre-xit, vấn đề nhập cư hay quan hệ với Nga; kể cả vấn đề TrungĐông - Bắc Phí. Nhìn tổng thể, vẫn có một luồng thông tin không thể không nhận ra là luồng ý kiếnbái Nga của cả Châu Âu, nhất là Mỹ. Như vậy, dù luôn cho mình là “khách quan, trung thực”những báo chí Phương Tây vẫn luôn bị cuốn vào các khuynh hướng và dòng xoáy chính trịcủa các thế lực chính trị. Báo chí Mỹ đang “mắc kẹt” giữa cuộc khủng hoảng quyền lực củahai đảng Cộng hóa và Dân chủ, giữa đảng Dân chủ với Tổng thống D. Trump, kể từ sau bầucử năm 2016. Bên cạnh chúng ta, báo chí Trung Quốc luôn thể hiện rõ là công cụ chính trị, xungkích đi đầu của Đảng và Nhà nước Trung Quốc trong cả đối nội và đối ngoại. Tuy nhiên,cùng vời đó, báo chí mang đậm tính dân tộc trong lòng nền báo chí này vẫn luôn thể hiện“giọng điệu” màu sắc “đặc sắc Trung Hoa đương đại”, là tính hung hăng, bề trên theo kiểu“anh hùng xa lộ”. Như vậy, điểm qua đôi nét tổng quát báo chí thế giới và một số nước để thấy rằng.Câu hỏi nhà báo chuyên nghiệp là ai và cái gì thúc đẩy họ hoạt động nghề nghiệp? Hay nóicách khác, mô hình phẩm chất nghề nghiệp báo chí hay quan điểm về nhân cách nhà báođương đại vừa thể hiện tính truyền thống, vừa thể hiện tính khu vực hay bản địa khá rõ nét,dù ở nước phát triển hay đang phát triển, ở Âu - Mỹ hay Châu Á.... Ở Việt Nam, trong thời kỳ đổi mới, báo chí Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựuđáng kể, góp phần quan trọng làm nên thành công của sự nghiệp phát triển đất nước và hộinhập quốc tế. Báo chí Việt Nam phát triển nhanh về số lượng, loại hình, ấn phẩm, đội ngũngười làm báo, công chúng, cơ sở vật chất - kỹ thuật, công nghệ làm báo, năng lực tài chính,tác động xã hội của báo chí ngày càng được mở rộng. Những tin tức, sự kiện và vấn đề thờisự được cập nhật nhanh hơn... Những vấn đề đặt ra, các vấn đề bức xúc, nỗi niềm của ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: