Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Bảo vệ thực vật: Đặc điểm sinh học, sinh thái của ruồi đục quả Bactrocera spp. (Diptera: Tephritidae) trên quả nhãn và biện pháp xử lý nhiệt lạnh

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.13 MB      Lượt xem: 3      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Bảo vệ thực vật "Đặc điểm sinh học, sinh thái của ruồi đục quả Bactrocera spp. (Diptera: Tephritidae) trên quả nhãn và biện pháp xử lý nhiệt lạnh" được nghiên cứu với mục tiêu: Xác định thành phần loài ruồi đục quả trên nhãn, nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của một số loài ruồi đục quả Bactrocera spp. hại nhãn để làm cơ sở xây dựng thông số xử lý nhiệt lạnh trước khi xuất khẩu đảm bảo tiêu diệt hoàn toàn ruồi đục quả và đồng thời vẫn đảm bảo chất lượng quả nhãn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Bảo vệ thực vật: Đặc điểm sinh học, sinh thái của ruồi đục quả Bactrocera spp. (Diptera: Tephritidae) trên quả nhãn và biện pháp xử lý nhiệt lạnh HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN THỊ THU HƯƠNGĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA RUỒI ĐỤC QUẢBactrocera spp. (Diptera: Tephritidae) TRÊN QUẢ NHÃN VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ NHIỆT LẠNH Ngành : Bảo vệ thực vật Mã số : 9 62 01 12 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2024Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAMNgười hướng dẫn: 1. PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC TÙNG 2. PGS.TS. HỒ THỊ THU GIANGPhản biện 1: GS.TS. Trương Xuân Lam Viện Sinh thái và Tài nguyên thực vậtPhản biện 2: PGS.TS. Bùi Minh Hồng Trường Đại học Sư phạm Hà NộiPhản biện 3: TS. Nguyễn Văn Liêm Viện Bảo vệ thực vật Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi , ngày tháng nămCó thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin - Thư viện Lương Định Của, Học viện Nông nghiệp Việt Nam - Thư viện khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam PHẦN 1. MỞ ĐẦU1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Nhãn là loại cây ăn quả quan trọng của nước ta, diện tích trồng nhãn đến nay đã đạt trên80 ngàn ha, năng suất trung bình 8,8 tấn/ha, sản lượng ước đạt trên 500.000 tấn, dự kiến sẽcòn tăng mạnh trong thời gian tới (Tổng Cục Thống Kê, 2020). Nhu cầu xuất khẩu nhãn quảtươi để góp phần đẩy mạnh sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm qua đó tăng thu nhập chongười nông dân ngày càng trở thành mục tiêu quan trọng Ruồi đục quả là sinh vật gây hại kinh tế nghiêm trọng đối với ngành sản xuất cây ăn quảkhông chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia trên thế giới.Giống ruồi đục quả Bactrocerađược ghi nhận là quan trọng ở khu vực Thái Bình Dương và đa số các loài trong giống nàythuộc nhóm kiểm dịch thực vật của nhiều nước ở trên thế giới (Vargas & cs., 2015). Tại ViệtNam, chưa có nghiên cứu cụ thể nào về tổn thất trong nông nghiệp do ruồi đục quả tuy nhiêncác chi phí phòng trừ ruồi đục quả, các tổn thất do giảm năng suất tại các vườn nhiễm ruồiđục quả và nguy cơ ảnh hưởng đến xuất khẩu là đáng kể. Hàng năm Việt Nam xuất khẩu khoảng gần 100.000 tấn nhãn đi nhiều thị trường khácnhau trên thế giới. Trong quy định về kiểm dịch thực vật đối với quả nhãn tươi của Việt Namxuất khẩu cũng có nhiều nước yêu cầu lô hàng xuất khẩu phải không được nhiễm ruồi đụcquả hoặc nếu có phải được xử lý triệt để. Để trả lời cho các vấn đề khoa học và để làm cơ sởcho quá trình dỡ bỏ rào cản kỹ thuật, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu: “Đặcđiểm sinh học, sinh thái của ruồi đục quả Bactrocera spp. (Diptera: Tephritidae) trênquả nhãn và biện pháp xử lý nhiệt lạnh”1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI1.2.1. Mục tiêu chung Xác định thành phần loài ruồi đục quả trên nhãn, nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinhthái của một số loài ruồi đục quả Bactrocera spp. hại nhãn để làm cơ sở xây dựng thông sốxử lý nhiệt lạnh trước khi xuất khẩu đảm bảo tiêu diệt hoàn toàn ruồi đục quả và đồng thờivẫn đảm bảo chất lượng quả nhãn.1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Xác định được thành phần loài và diễn biến tỷ lệ hại của các loài ruồi đục quả hại nhãnở một số vùng trọng điểm trồng nhãn ở phía Bắc và phía Nam. - Tìm hiểu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của loài ruồi đục quả B. dorsalis,B. correcta trên các loại thức ăn khác nhau. - Đánh giá được sự ưa thích của ruồi đục quả B. dorsalis, B. correcta đối với quả tươicủa các giống nhãn phổ biến. 1 - Tìm ra được thông số xử lý nhiệt lạnh đối với ruồi đục quả hại quả nhãn trước khi xuấtkhẩu.1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Ruồi đục quả Bactrocera spp. hại nhãn1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu thành phần, diễn biến mật độ ruồi đục quả tại tại một số tỉnh trọng điểmtrồng nhãn Hưng Yên, Hải Dương, Sơn La, Tây Ninh và tp. Cần Thơ trên 3 giống nhãn trồngở phía Bắc (Miền Thiết, Hương Chi và T2) và 2 giống nhãn trồng ở phía Nam (Ido và Tiêuda bò) trong 2 năm 2021-2022. - Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của ruồi đục quả B. dorsalis và B.correcta ở Hà Nội. Các thí nghiệm về xử lý nhiệt lạnh đối với ruồi đục quả trên quả nhãn tươiđược thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh và Tiền Giang.1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Ghi nhận chỉ có loài ruồi đục quả B. dorsalis gây hại trên quả nhãn tươi ở các vườnnhãn của 5 giống nhãn khác nhau tại 5 tỉnh trọng điểm trồng nhãn của Việt Nam. - Cung cấp các thông tin mới về sự ưa thích (tập tính lựa chọn ký chủ) của hai loài ruồiđục quả B. correcta và B. dorsalis trên 5 giống nhãn khác nhau - Cung cấp dẫn liệu khoa học mới về đặc điểm sinh học khi nuôi bằng thức ăn là 5 giốngnhãn khác nhau và trên các loại thức ăn nhân tạo khác nhau. - Cung cấp thông số xử lý nhiệt lạnh để diệt trừ hoàn toàn B.dorsalis trên quả nhãn tươi,là căn cứ quan trọng để đàm phản mở cửa thị trường cho quả nhãn tươi của Việt Nam.1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI1.5.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của luận án là một trong những công trình đầu tiên cung cấp danhmục ruồi đục quả gây hại trên quả nhãn tươi. Cung cấp được diễn biến gây hại của ruồi đụcquả trên các giai đoạn phát triển của quả nhãn. Lần đầu tiên nghiên cứu, xác định sự ưa thíchcủa hai loài ruồi đục quả B.correcta và B.dorsalis trên các giống nhãn chủ lực của Việt Nam. Luận án đã bổ sung những dẫn liệu khoa học cơ bản về đặc điểm sinh vật học, sinhthái học của B.dorsalis và B.correcta khi nuôi trên 5 giống nhãn khác nh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: