Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Các yếu tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ và vượt dự toán dự án đầu tư công tại Việt Nam

Số trang: 23      Loại file: pdf      Dung lượng: 566.62 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (23 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu cơ bản của luận án là khám phá các yếu tố dẫn đến tình trạng chậm tiến độ và vượt dự toán của dự án đầu tư công ở Việt Nam. Đầu tư công ở Việt Nam có khá nhiều đặc thù vốn có của một nền kinh tế đang chuyển đổi với thể chế và chính sách đầu tư đang trong quá trình hoàn thiện.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Các yếu tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ và vượt dự toán dự án đầu tư công tại Việt Nam 1 MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài Vượt dự toán và chậm tiến độ có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau đối với nhiều loại hìnhdự án khác nhau. Điều này dẫn đến nhiều tranh luận về việc làm thế nào để giảm thiểu tình trạng chậm tiếnđộ và vượt dự toán. Ðã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạngchậm tiến độ và vượt dự toán dự án đầu tư công (Mansfield và cộng sự, 1994; Kaming và cộng sự, 1996;Koushki và Kartam, 2004). Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm tiến độ và vượt dự toán các dự án đầu tưcó thể kể đến từ việc quản lý dự án yếu kém cho đến các yếu tố khách quan bên ngoài. Hàng loạt các nghiêncứu thực nghiệm trên thế giới tập trung khám phá các yếu tố gây chậm tiến độ và vượt dự toán tại các nướckhác nhau. Điều này cho thấy tình trạng chậm tiến độ và vượt dự toán thật sự là vấn đề phổ biến. Tại Việt Nam, tình trạng chậm tiến độ và vượt dự toán của các dự án đầu tư công được các nhà hoạchđịnh chính sách, quản lý dự án xem như là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả đầu tư công. Đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ và vượt dự toán dự án đầu tư công tại Việt Nam”được triển khai nghiên cứu gắn với bối cảnh thực tế của các dự án đầu tư công ở Việt Nam. Kết quả nghiêncứu được mong đợi sẽ góp phần vào lý thuyết về nguyên nhân và hiệu ứng vượt dự toán và chậm tiến độ cácdự án đầu tư công.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu cơ bản của luận án là khám phá các yếu tố dẫn đến tình trạng chậm tiến độ và vượt dự toáncủa dự án đầu tư công ở Việt Nam. Đầu tư công ở Việt Nam có khá nhiều đặc thù vốn có của một nền kinh tếđang chuyển đổi với thể chế và chính sách đầu tư đang trong quá trình hoàn thiện. Thực hiện nghiên cứu nàysẽ góp phần bổ sung lý thuyết quản trị tài chính công ở các nền kinh tế chuyển đổi. Nét đặc trưng cơ bản củaluận án là nghiên cứu cả hai vấn đề chậm tiến độ và vượt dự toán nghiên cứu trong một hệ thống đo lườngcác nhân tố, qua đó giúp nhận dạng một cách tổng quát hơn các yếu tố gây yếu kém hiệu quả đầu tư đầucông xét trên góc độ thời gian và chi phí đầu tư cũng như những hậu quả tiêu cực của nó gây ra cho xã hội. Từ các mục tiêu trên, các câu hỏi nghiên cứu của luận án là: - Chậm tiến độ ảnh hưởng như thế nào đến chi phí thực hiện và vượt dự toán có tác động làm chậmtiến độ thực hiện dự án công ở Việt Nam? - Những yếu tố nào gây chậm tiến độ và vượt dự toán của dự án đầu tư công tại Việt Nam? - Những nhà hoạch định chính sách quản lý dự án công tại Việt Nam cần có những điều chỉnh gì đểhạn chế đến mức thấp nhất tình trạng chậm tiến độ và vượt dự toán?3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1. Đối tượng nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu trên, đối tượng của luận án tập trung vào việc nghiên cứu tình hình triểnkhai và thực hiện các dự án công ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, tiến hành khảo sát và đánh giá các yếu tố ảnhhưởng đến chậm tiến độ, vượt dự toán các dự án đầu tư công tại Việt Nam. Đồng thời, luận án cũng phântích mối quan hệ giữa thời gian và chi phí của các dự án đầu tư công tại Việt Nam. Nền tảng lý thuyết chonghiên cứu dựa vào lý thuyết về quản lý dự án.3.2. Phạm vi nghiên cứu Dữ liệu sử dụng để phân tích về tác động của vượt dự toán và chậm tiến độ đến thời gian hoàn thànhvà giá trị quyết toán (hay chi phí) dự án đầu tư công là dữ liệu từ hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành của 227 2dự án đầu tư công triển khai tại Thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 2008 – 2013 lưu trữ tại Sở Tài chính Tp.Hồ Chí Minh. Để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng chậm tiến độ và vượt dự toán các dự án đầu tư côngtại Việt Nam, luận án sử dụng dữ liệu sơ cấp từ việc khảo sát 240 chuyên gia đang trực tiếp quản lý, thựchiện dự án đầu tư công công tác tại Bộ Tài chính, các tỉnh và Tp. Hồ Chí Minh. Thời gian tổ chức khảo sát:2013-2014.4. Phương pháp nghiên cứu Luận án kết hợp các phương pháp khác nhau để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu: - Nghiên cứu dùng phương pháp chuyên gia, thông qua việc phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm vớicác chuyên gia, với những người đang trực tiếp quản lý và thực hiện dự án đầu tư công nhằm điều chỉnh mộtsố khái niệm, thang đo cho phù hợp với điều kiện tại Việt Nam. Kết quả của nghiên cứu định tính làm cơ sởcho việc khảo sát, thu thập số liệu để phân tích định lượng với mô hình phân tích yếu tố khám phá (EFA) vàhồi quy (RA).. - Để nghiên cứu việc chậm tiến độ ảnh hưởng đến chi phí thực hiện và vượt dự toán tác động làmchậm tiến độ đối với các dự án đầu tư công, nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích hồi quy bội, áp dụngcho nhiều mô hình, có sử dụng biến giả để nhận diện và phân tích. - Để kiểm định và nhận diện các yếu tố gây chậm tiến độ và vượt dự toán các dự án đầu tư công tạiViệt Nam, luận án sử dụng phương pháp định lượng thực hiện qua các giai đoạn như sau:  Thu thập dữ liệu nghiên cứu bằng bảng câu hỏi khảo sát các chuyên gia quản lý dự án đầu tư côngtrên địa bàn nghiên cứu. Kích thước mẫu là 240 được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện.  Đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, sau đó phân tíchyếu tố khám phá (EFA) thông qua phần mềm xử lý SPSS 22.0, qua đó loại bỏ các biến quan sát không giảithích cho khái niệm nghiên cứu (không đạt độ tin cậy); đồng thời tái cấu trúc các biến quan sát còn lại vàocác yếu tố (thành phần đo lường) phù hợp làm cơ sở cho việc hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu và các giảthuyết nghiên cứu, các nội dung phân tích và kiểm định tiếp theo.  Sau đó, nghiên cứu dùng phương pháp phân tích hồi quy bội (RA) với các quan hệ tuyến tính đểkiểm định các yếu t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: