Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Chính sách lưu trữ ở Việt Nam hiện nay

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 690.88 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của luận án "Chính sách lưu trữ ở Việt Nam hiện nay" nhằm đánh giá thực trạng chính sách lưu trữ, chỉ ra những kết quả đạt được và hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế của chính sách lưu trữ; đề xuất quan điểm, giải pháp hoàn thiện chính sách lưu trữ ở Việt Nam trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Chính sách lưu trữ ở Việt Nam hiện nay VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI _____________ HOÀNG VĂN THANHCHÍNH SÁCH LƯU TRỮ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành: Chính sách công Mã số: 9 34 04 02TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI-2024 Công trình được hoàn thành tại Học viện Khoa học xã hội Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Minh Phương Phản biện 1: PGS.TS. Ngô Phúc Hạnh Phản biện 2: PGS.TS. Trịnh Thị Xuyến Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Xuân Dũng Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Khoa học xã hội vào hồi ………… giờ ………… phút, ngày …..…… tháng ………năm 2024 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Thư viện Học viện Khoa học xã hội MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tài liệu lưu trữ (TLLT) là một trong những nguồn di sản của dân tộc, có giá trịđặc biệt đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa(XHCN). Thông tin trong TLLT phản ánh mọi khía cạnh của đời sống chính trị, kinhtế, văn hoá, xã hội của đất nước, là minh chứng lịch sử quan trọng của mỗi thời đại,là nguồn lực tri thức quý giá của thế hệ hôm nay để lại cho thế hệ mai sau. Trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức và cá nhân hình thành cácvăn bản, tài liệu là bản gốc, bản chính có tính chính xác và chân thực, là bằng chứngvề quá trình hình thành, phát triển của cơ quan, tổ chức, cá nhân, của quốc gia, dântộc. Việc quản lý, lưu trữ và sử dụng văn bản, tài liệu có giá trị lịch sử là công việcrất quan trọng đối với cơ quan quản lý nhà nước về lưu trữ. Do đó chính sách lưu trữcó vai trò quan trọng đối với công tác quản lý tập trung thống nhất về lưu trữ nhằmquản lý, bảo quản an toàn và khai thác, sử dụng TLLT có hiệu quả đáp ứng nhu cầucủa xã hội. Năm 1975 đất nước Việt Nam thống nhất hai miền Nam-Bắc, Đảng và Nhànước đã từng bước ban hành chính sách pháp luật quản lý lưu trữ, tạo hành lang pháplý cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về lưu trữ; hệ thống tổchức lưu trữ các cấp, lưu trữ cơ quan và người làm lưu trữ từng bước được kiện toàn,cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; cơ sở vật chất và kinh phí dành cho lưu trữ đượcquan tâm đầu tư; TLLT bảo quản tại các Trung tâm Lưu trữ quốc gia, Trung tâm lưutrữ lịch sử ở địa phương và Lưu trữ cơ quan cơ bản đã được chỉnh lý, xác định giátrị, bảo vệ, bảo quản an toàn, sử dụng có hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế - xã hộivà hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, một số nội dung của chính sáchkhông còn phù hợp với tình hình thực tiễn, nhất là với các chủ trương, chính sáchcủa Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, trong đó có lĩnhvực lưu trữ để tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong giai đoạn hộinhập quốc tế: Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với sự phát triển và ứng dụng thành tựu củakhoa học, công nghệ theo yêu cầu phát triển xã hội hiện nay đã có tác động sâu sắcđến mọi mặt của đời sống xã hội Việt Nam, trong đó có ngành lưu trữ. Nổi bật củaquá trình này là sự hình thành của loại hình tài liệu mới có xu hướng ngày càng phổbiến đó là tài liệu điện tử. Trước thực tế đó, một số vấn đề cơ bản mang tính nguyêntắc trong quản lý TLLT điện tử bước đầu đã được quy định nhưng còn chưa cụ thểnên chưa thể áp dụng thống nhất trong hoạt động lưu trữ tài liệu điện tử. Điều nàydẫn đến cơ quan, tổ chức không có đủ cơ sở pháp lý và gặp nhiều khó khăn khi thựchiện chuyển đổi số toàn diện trong hoạt động và quy trình làm việc của mình. Từ đódẫn đến các yêu cầu chính sách quản lý phù hợp trong bối cảnh hiện tại, những quanhệ phát sinh, phát triển trong thực tiễn quản lý tài liệu điện tử đã và đang hình thành. 1 Đồng thời, trong bối cảnh hiện nay, việc quản lý và khai thác TLLT bên cạnhphục vụ các hoạt động của Nhà nước, còn phục vụ nhu cầu của đông đảo quần chúngnhân dân, xã hội. Nhu cầu được tiếp cận và khai thác thông tin từ TLLT ngày mộttăng lên theo tỉ lệ thuận với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Tài liệu hìnhthành qua các hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị với khối lượng lớn, thuộcnhiều thành phần xã hội khác nhau đã phát sinh nhu cầu giữ gìn, bảo quản, khai thácsử dụng ngày càng gia tăng. Khu vực công nói chung, ngành lưu trữ nói riêng cònthiếu hụt nhân lực, kinh phí, kỹ thuật trong việc quản lý, xử lý nghiệp vụ, khai thácTLLT đối với khối tài liệu hình thành trong chính cơ quan nhà nước. Tổ chức thựchiện dịch vụ lưu trữ là nhu cầu khách quan trong đời sống xã hội Việt Nam. Việctham gia của các tổ chức, cá nhân ngoài nhà nước vào hoạt động bảo quản, chỉnh lý,tu bổ, số hóa tài liệu, xử lý nghiệp vụ khối tài liệu tồn đọng trong các cơ quan hiệnnay là cần thiết và xã hội hóa hoạt động dịch vụ lưu trữ đã tạo điều kiện thuận lợicho việc này. Thực tế, một số vấn đề phát sinh trong hoạt động dịch vụ lưu trữ donội dung chính sách quy định về quản lý hoạt động dịch vụ lưu trữ còn chưa đầy đủ,chưa đáp ứng được các yêu cầu phát sinh trong thực tiễn. Nếu không quản lý chặtchẽ, kịp thời nhất là trong giai đoạn ứng dụng công nghệ thông tin mọi trong hoạtđộng, trong chuyển đổi số sẽ dẫn đến nguy cơ mất tài liệu, mất dữ liệu, lộ lọt thôngtin. Vì vậy, cần có chính sách quy định yêu cầu điều kiện về trình độ, năng lực, đạođức nghề nghiệp khi tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh dịch vụ lưu trữ và tiếpcận TLLT chứa thông tin quan trọng trong hoạt động quản lý của cơ quan, tổ chức,doanh nghiệp, cá nhân và TLLT có giá trị quốc gia. Trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, vai trò, vị thếcủa kinh tế tư nhân ở nước ta ngày càng được nâng lên và được xem là một trong nh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: