Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.14 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án "Chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc hoạch định, thực thi chính sách do Trung ương và Hà Nội ban hành về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI --------------------- NGUYỄN TUẤN ANH CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂNCÔNG NGHIỆP VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN THỦ ĐÔ HÀ NỘI Ngành: Chính sách công Mã số: 9.34.04.02TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI – 2024 Công trình được hoàn thành tại: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hà Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Hải Học viện Hành chính Quốc gia Phản biện 2: PGS.TS. Trịnh Thị Xuyến Học viện Chính trị Quốc gia HCM Phản biện 3: PGS.TS. Trần Thị An Đại học Quốc gia Hà Nội Luận án đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Họcviện, tại: Học viện Khoa học xã hội, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, HàNội vào hồi 14 giờ ngày 06 tháng 3 năm 2024 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Thư viện Học viện Khoa học xã hội MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thuật ngữ công nghiệp văn hóa và chính sách phát triển công nghiệp vănhóa đã trở thành những thuật ngữ được sử dụng phổ biến trên thế giới, còn ở ViệtNam mới được sử dụng và quan tâm trong những năm gần đây. Quá trình nhậnthức của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển văn hóa, công nghiệp văn hóa bắtđầu được thể hiện trong Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII (Nghị quyết số 03-NQ/TW ngày 16/7/1998) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiêntiến, đậm đà bản sắc dân tộc [7]. Tiếp đó, tại Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày16/6/2008 của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuậttrong thời kỳ mới [9]. Đặc biệt, lần đầu tiên Đảng Cộng sản Việt Nam đề cập đếnthuật ngữ “công nghiệp văn hóa” là tại Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trungương Đảng khóa XI. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thay mặt Ban Chấp hànhTrung ương khóa XI ký ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 cóviết:“Xây dựng thị trường văn hóa lành mạnh, đẩy mạnh phát triển công nghiệpvăn hóa, tăng cường quảng bá văn hóa Việt Nam” [8]. Kết luận số 76-KL/TWngày 4/6/2020 của Bộ Chính trị [10] về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về xây dựng và phát triểnvăn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Nghịquyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng xác định nhiệm vụ: “Pháttriển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hóa”[27]. Tiếp theo, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đãnhấn mạnh:“Khẩn trương triển khai phát triển có trọng tâm, trọng điểm ngànhcông nghiệp văn hóa và dịch vụ văn hóa trên cơ sở xác định và phát huy sức mạnhmềm của văn hóa Việt Nam, (...), gắn phát triển văn hóa với phát triển du lịch,đưa du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn, đồng thời bảo vệ, gìn giữ tàinguyên văn hóa cho các thế hệ mai sau” [29]. Có thể nói, đây là lần đầu tiên,thuật ngữ “sức mạnh mềm văn hóa” được đề cập trong Văn kiện của Đảng. Đặcbiệt, phát biểu tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, Tổng Bí thư NguyễnPhú Trọng đã nêu 6 nhiệm vụ lớn, trong đó: “Khẩn trương phát triển các ngànhcông nghiệp văn hóa, xây dựng thị trường văn hóa lành mạnh”. Thực hiện Chiến lược 1755 nêu trên và các chính sách khác về côngnghiệp văn hóa do Trung ương ban hành, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đãxây dựng Kế hoạch số 112/KH-UBND ngày 29/5/2017 [129]. Đặc biệt, Thủ đô HàNội là địa phương đầu tiên ban hành nghị quyết chuyên đề về phát triển côngnghiệp văn hóa. Ngày 22/02/2022, Thành ủy Hà Nội đã ban hành “Nghị quyết số09-NQ/TU về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” [109]. Tiếp đó, Ủy bannhân dân Thành phố Hà Nội đã xây dựng “Kế hoạch số 217/KH-UBND ngày12/8/2022 về thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU” [131]. Với những chính sách cụthể như trên, công nghiệp văn hóa của Thủ đô Hà Nội đã từng bước có sự chuyểnđộng tích cực, năm 2018 đã đóng góp khoảng 1,49 tỷ USD vào tổng sản phẩm 1trên địa bàn, chiếm tỷ trọng 3,7% GRDP của Thành phố [109]. Thủ đô Hà Nội có nhiều lợi thế cho phát triển các ngành công nghiệp vănhóa vì sở hữu nguồn tài nguyên di sản văn hóa giàu có nhất cả nước. Hiện nay, HàNội đang sở hữu kho tàng di sản vô giá và cực kỳ phong phú. Trong đó có 5.922di tích, 1 di sản văn hóa thế giới, 1.793 di sản văn hóa phi vật thể; 3 di sản đượcUNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, 1 di sản tưliệu thế giới. H ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: