Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Hệ thống chính trị cấp xã các huyện ngoại thành Hà Nội hiện nay - Thực trạng, vấn đề đặt ra và giải pháp đổi mới

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 489.91 KB      Lượt xem: 37      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của luận án "Hệ thống chính trị cấp xã các huyện ngoại thành Hà Nội hiện nay - Thực trạng, vấn đề đặt ra và giải pháp đổi mới" nhằm làm rõ một số vấn đề lý luận về hệ thống chính trị cấp xã; đánh giá thực trạng hệ thống chính trị cấp xã các huyện ngoại thành Hà Nội; luận án đề xuất một số giải pháp đổi mới hệ thống chính trị cấp xã các huyện ngoại thành Hà Nội trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Hệ thống chính trị cấp xã các huyện ngoại thành Hà Nội hiện nay - Thực trạng, vấn đề đặt ra và giải pháp đổi mới ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------- Nguyễn Quỳnh Nga HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CẤP XÃ CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI HIỆN NAY: THỰC TRẠNG, VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI Chuyên ngành: Chính trị học Mã số: 9310201.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC Hà Nội - 2023 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Quốc Thành Phản biện: PGS.TS. Trịnh Thị Xuyến Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Phản biện: PGS.TS. Trần Thị Thu Hoài Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Phản biện: PGS.TS. Trương Quốc Chính Học viện Chính trị Khu vực I Luận án được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia chấm luận án tiến sĩ họp tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn vào hồi 14 giờ 00 ngày 17 tháng 7 năm 2023 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hệ thống chính trị cấp xã (xã, phường, thị trấn) có vai trò quan trọng trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội tại địa phương. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn mới là: “Xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. Thời gian qua, với quyết tâm chính trị cao, tổ chức thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ chính trị, hệ thống chính trị cấp xã tại Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, hệ thống chính trị cấp xã còn tồn tại những hạn chế cần sớm được khắc phục. Do vậy, để bảo đảm thực hiện tốt được các vai trò trên tại địa phương thì nghiên cứu hệ thống chính trị cấp xã luôn là vấn đề quan trọng. Thành phố Hà Nội gồm 17 huyện với 21 thị trấn, 383 xã (377 xã thuộc các huyện ngoại thành Hà Nội, 6 xã thuộc thị xã Sơn Tây). So với các tỉnh thành khác, các xã, thị trấn thuộc các huyện ngoại thành Hà Nội có những đặc điểm riêng biệt, là vùng đệm, vùng chuyển tiếp giữa đô thị và nông thôn. Trong thời gian tới, nhiều huyện sẽ trở thành quận. Trong những năm qua, hệ thống chính trị cấp xã các huyện ngoại thành Hà Nội đạt được những kết quả quan trọng, góp phần vào sự ổn định và phát triển của địa phương nói riêng, thành phố Hà Nội và cả nước nói chung. Tuy nhiên, hệ thống chính trị cấp xã các huyện ngoại thành Hà Nội còn tồn tại một số hạn chế: tại một số xã, thị trấn, chức năng của hệ thống chính trị cấp xã đôi khi chưa được phát huy đầy đủ; tổ chức bộ máy hệ thống chính trị còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc; vai trò của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đôi lúc chưa được phát huy đầy đủ; chất lượng một bộ phận đội ngũ cán bộ, công chức chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Những hạn chế của hệ thống chính trị cùng với chuyển biến nhanh về kinh tế - xã hội không tạo ra sự tương thích giữa yêu cầu lãnh đạo, quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội với năng lực của hệ thống chính trị cấp xã, nhất là tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội ở các xã, thị trấn ngoại thành Hà Nội ngày càng phức tạp và có xu hướng gia tăng. Đây là những thách thức không chỉ đối với đổi mới hệ thống chính trị cấp xã mà còn đối với sự ổn định và phát triển bền vững của cả Thành phố Hà Nội và đất nước. Một trong những nguyên nhân của thực trạng trên là do cơ cấu tổ chức, sử dụng, bố trí nguồn nhân lực chưa thật sự phù hợp; chất lượng đào tạo chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, công chức chưa thực sự hiệu quả. Do vậy, việc nghiên cứu đánh giá thực trạng hệ thống chính trị cấp xã các huyện ngoại thành Hà Nội theo khung phân tích cụ thể sẽ chỉ rõ được mức độ thực tế của hệ thống chính trị cấp xã, từ đó sẽ đề xuất các 1 giải pháp đổi mới, nhất là giải pháp nâng cao trình độ, khả năng hoàn thành nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức cấp xã ở các xã, thị trấn thuộc các huyện ngoại thành Hà Nội trong thời gian tới. Cho đến nay, các công trình nghiên cứu về hệ thống chính trị rất đa dạng với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu về hệ thống chính trị cấp xã, chưa có học giả nào nghiên cứu về hệ thống chính trị cấp xã các huyện ngoại thành Hà Nội. Những kết quả nghiên cứu dự kiến như xây dựng khung phân tích hệ thống chính trị cấp xã; giải pháp đổi mới hệ thống chính trị cấp xã các huyện ngoại thành Hà Nội mang tính ứng dụng không chỉ đối với các xã thuộc các huyện ngoại thành Hà Nội mà còn đối với các địa phương khác trong cả nước, nhất là với các địa phương có các xã là vùng ven đô thị. Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu sinh quyết định lựa chọn đề tài Hệ thống chính trị cấp xã các huyện ngoại thành Hà Nội hiện nay: Thực trạng, vấn đề đặt ra và giải pháp đổi mới làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Chính trị học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận về hệ thống chính trị cấp xã; đánh giá thực trạng hệ thống chính trị cấp xã các huyện ngoại thành Hà Nội; luận án đề xuất một số giải pháp đổi mới hệ thống chính trị cấp xã các huyện ngoại thành Hà Nội trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Một là, tổng quan các nghiên cứu liên quan đến luận án; phân tích kết quả tình hình nghiên cứu; chỉ ra khoảng trống và các vấn đề luận án tập trung nghiên cứu; Hai là, làm rõ một số vấn đề lý luận về hệ thống chính trị cấp xã; Ba là, đánh giá thực trạng hệ thống chính trị cấp xã các huyện ngoại thành Hà Nội và chỉ ra các vấn đề đặt ra; Bốn là, làm rõ sự ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: