Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế: Quan hệ đối tác hợp tác chiến lược Hàn Quốc – Việt Nam và triển vọng trong bối cảnh thay đổi hệ thống quản trị toàn cầu trong thế kỷ 21

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 363.19 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế: Quan hệ đối tác hợp tác chiến lược Hàn Quốc – Việt Nam và triển vọng trong bối cảnh thay đổi hệ thống quản trị toàn cầu trong thế kỷ 21 nghiên cứu và nhằm đề xuất một số kiến nghị cho "tầm nhìn chiến lược Hàn Quốc - Việt Nam trung hạn va dài hạn mới" như một hình mẫu phát triển chiến lược trong những năm tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế: Quan hệ đối tác hợp tác chiến lược Hàn Quốc – Việt Nam và triển vọng trong bối cảnh thay đổi hệ thống quản trị toàn cầu trong thế kỷ 21 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO ----------------------------------- PARK NOH WAN QUAN HỆ ĐỐI TÁC HỢP TÁC CHIẾN LƢỢC HÀN QUỐC – VIỆT NAM VÀ TRIỂN VỌNG TRONG BỐI CẢNH THAY ĐỔI HỆ THỐNG QUẢN TRỊ TOÀN CẦU TRONG THẾ KỶ 21 Chuyên ngành : QUAN HỆ QUỐC TẾ MÃ SỐ : 62 31 0206 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ HANOI – 2014 Công trình được hoàn thành tại Học viện Ngoại giao Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thái Yên Hương Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Ngoại giao vào hồi giờ ngày tháng năm 2014 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc năm 1991, trật tự thế giới và quản trị toàn cầu đã và đang thay đổi nhanh chóng. Thế giới đang trải qua một giai đoạn chuyển tiếp chưa từng có. Các chuyên gia dự đoán trong tương lai thế giới sẽ bước vào “Kỷ nguyên G2 (Hoa Kỳ và Trung Quốc)”, hay “Kỷ nguyên Năng lượng-Khí hậu” Trong giai đoạn hậu Chiến tranh Lạnh, thế giới đã và đang thay đổi đáng kể nhờ quá trình toàn cầu hóa nhanh chóng. Toàn cầu hóa có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng GDP toàn cầu cũng như tăng cường mối quan hệ giữa các quốc gia. Thế giới ngày càng trở nên thống nhất cũng như thay đổi nhanh chóng. Cùng với bước tiến vượt bậc về tăng trưởng kinh tế ở các nước mới nổi như BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi), trật tự và hệ thống thế giới đang được đổi mới và tái cấu trúc. Trong thế kỷ 21, những thay đổi trong quan hệ giữa các cường quốc sẽ trở thành một trong những vấn đề trọng tâm trong nền chính trị thế giới. Nói ngắn gọn, có 3 thay đổi chính như sau: i) thay đổi cấu trúc trong hệ thống chủ nghĩa xã hội, ii) thay đổi quyền lực trong nền chính trị thế giới, iii) thay đổi hành động của các quốc gia/tổ chức trên thế giới. Trong bối cảnh phức tạp đó, sự thay đổi hệ thống quản trị toàn cầu là yếu tố có tính quyết định có ảnh hưởng toàn diện đối với quan hệ Hàn Quốc-Việt Nam. Khoảng giữa thập niên 1980, Việt Nam và Hàn Quốc chịu áp lực phải đổi mới và điều chỉnh chính sách ngoại giao nhằm nhanh chóng thích ứng với thay đổi trật tự toàn cầu. Việt Nam và Hàn Quốc đã rất kịp thời ứng phó với thay đổi trật tự toàn cầu, khẳng định chính sách ngoại giao đổi mới và mở cửa nhằm tăng cường lợi ích quốc gia trong thế kỷ 21. Điều này góp phần thúc đẩy sự phát triển quan hệ ngoại giao song phương được thiết lập vào năm 1992 lên tầm cao mới chỉ trong vòng 20 năm. 1 Trong bối cảnh thay đổi hệ thống quản trị toàn cầu, Việt Nam và Hàn Quốc cần xây dựng khuôn khổ và mô hình hợp tác chiến lược mới. Do đó, rất cần thiết phải tiến hành nghiên cứu về chính sách ứng phó của hai nước đối với thay đổi hệ thống quản trị toàn cầu, quan hệ hợp tác song phương trên mọi lĩnh vực, cũng như định hướng quan hệ hai nước trong tương lai ở thế kỷ 21. 2. Tình hình nghiên cứu vấn đề Đã có nhiều cuốn sách, bài báo và nghiên cứu về chủ đề quản trị toàn cầu. Tuy nhiên định nghĩa và khái niệm về “quản trị toàn cầu” còn rất rộng và mơ hồ. Nhìn chung, Nhiệm vụ Quản trị toàn cầu được định nghĩa là “sự kết hợp của nhiều cách thức mà các cá nhân, tổ chức cộng đồng hoặc tư nhân sử dụng để giải quyết các vấn đề chung. Đó là một quá trình liên tục mà qua đó, những lợi ích khác nhau hoặc đối lập có thể được đáp ứng và việc hợp tác hành động có thể được diễn ra.” Tuy nhiên, các định nghĩa về thuật ngữ này tùy thuộc vào đối tượng và ngữ cảnh sử dụng, vẫn chưa có một định nghĩa nào đạt được sự thống nhất. Một số tác giả như James Rosenau đã dùng thuật ngữ “quản trị” để nói về việc kiểm soát các mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau khi thiếu vắng một quyền lực chính trị bao quát, giống như trong hệ thống quốc tế. Ngoài ra còn có nhiều nguồn tài liệu với các góc nhìn khác nhau về sự thay đổi trong cơ chế quản trị toàn cầu, ví dụ như R. Gilfin với Thuyết ổn định bá quyền (hegemonic stability theory - HST). Thuyết này cho rằng hệ thống quốc tế sẽ ổn định hơn khi có một quốc gia trở thành bá chủ thế giới. Về cơ chế quản trị toàn cầu sau Chiến tranh Lạnh, cũng có nhiều tài liệu được viết dựa trên các quan điểm khác nhau theo nhiều phong cách đa dạng. Joseph Nye cho rằng các mối liên kết phức tạp xuyên quốc gia và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước và các tổ chức đang ngày càng tăng, trong khi việc sử dụng sức mạnh quân sự và cân bằng quyền lực đang ngày càng giảm nhưng vẫn giữ vai trò quan trọng. Bài báo có tiêu đề “China: Rise, 2 Fall, and Re-emergence as a Global Power” lại thể hiện quan điểm khác: Trung Quốc sẽ thế chỗ Hoa Kỳ để trở thành cường quốc về kinh tế hàng đầu thế giới trong vòng một thập kỷ tới, tuy nhiên về khả năng tiến hành chiến tranh thì Trung Quốc vẫn thua xa Hoa Kỳ. Hiện nay vai trò dẫn dắt thế giới đang dần chuyển sang các quốc gia mới nổi, tuy nhiên bài báo “The End of US hegemony: Legacy of 9/11” lại khẳng định Hoa Kỳ vẫn có sức mạnh vượt trội dù không còn nắm bá quyền nữa. Về định hướng đổi mới của Hoa Kỳ, cuốn sách “The United Nations and Changing World Politics” đề cập ba vấn đề chính: hòa bình và an ninh quốc tế, quyền con người và ảnh hưởng gia tăng của các tổ chức phi chính phủ, và phát triển bền vững/phát triển sinh thái. Tuy nhiên cuốn sách chưa đưa ra được một câu trả lời thỏa đáng cho vấn đề quan trọng mà Liên Hợp Quốc đang phải đối mặt – đó là làm sao để cải tổ Hội đồng Bảo an. Khi toàn cầu hóa được đẩy mạnh, nhiều vấn đề toàn cầu chưa từng có cũng theo đó phát sinh. Một số cuốn sách, bài báo, tạp chí cũng đã ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: