Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước giữa cơ quan thực hiện quyền hành pháp và quyền tư pháp ở Việt Nam

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 294.90 KB      Lượt xem: 2      Lượt tải: 0    
thaipvcb

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của luận án là nghiên cứu, làm sáng tỏ cơ chế pháp lý về kiểm soát QLNN giữa cơ quan thực hiện quyền hành pháp và quyền tư pháp; đồng thời, nghiên cứu, xây dựng luận cứ thực tiễn cho việc đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ chế pháp lý về kiểm soát QLNN giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền hành pháp và quyền tư pháp ở Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước giữa cơ quan thực hiện quyền hành pháp và quyền tư pháp ở Việt Nam HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHẠM HỒNG PHONG CƠ CHẾ PHÁP LÝ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC GIỮA CƠ QUAN THỰC HIỆN QUYỀN HÀNH PHÁP VÀ QUYỀN TƯ PHÁP Ở VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨNGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Mã số: 9 38 01 06 HÀ NỘI - 2021 Công trình được hoàn thành tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: GS,TS. Trần Ngọc Đường Phản biện 1: ..................................................... ..................................................... Phản biện 2: ..................................................... ..................................................... Phản biện 3: ..................................................... .....................................................Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 20.... Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quyền lực nhà nước (QLNN) là thuộc tính của nhà nước, khẳng địnhưu thế và tầm quan trọng của nhà nước so với các tổ chức khác của hệ thốngchính trị trong quản lý xã hội. Tuy nhiên, QLNN bên cạnh khả năng vượttrội bởi tính hướng đích hiệu quả, sức mạnh bắt buộc trong điều chỉnh cácquan hệ xã hội để thiết lập, duy trì trật tự xã hội thì còn có yếu tố cấu thànhkhách quan gắn liền với sự tồn tại và phát triển của nó là sự tha hóa củaQLNN. Sự tha hóa của QLNN luôn có nguy cơ đe dọa phá hủy tất cả cácthành quả của chính nó, thông qua việc phá vỡ các giới hạn trật tự, nền tựdo dân chủ và thành tựu nhân quyền mà QLNN tạo ra. Ở nước ta, một trong những nguyên tắc nền tảng của công cuộc xâydựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) của Nhân dân, doNhân dân và vì Nhân dân là nguyên tắc “Tất cả quyền lực nhà nước thuộcvề Nhân dân”. Nguyên tắc này đã được ghi nhận trong các Cương lĩnh củaĐảng Cộng sản Việt Nam và được thể chế hóa bằng quy định của Hiếnpháp và pháp luật. Nguyên tắc “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhândân” xuất phát từ bản chất QLNN có nguồn gốc từ Nhân dân. Để bảo đảmcho QLNN không bị lũng đoạn, các cơ quan nhà nước không thể lạm dụngquyền lực được giao, cần phải xây dựng một cơ chế kiểm soát việc thựchiện QLNN một cách minh bạch và chặt chẽ. Đây cũng là đòi hỏi tất yếucủa nguyên tắc tất cả QLNN thuộc về Nhân dân, bảo đảm ngăn chặn sự lạmdụng QLNN, xâm phạm chủ quyền nhân dân, bảo đảm cho Nhân dân luôn ởvị thế là chủ thể tối cao của QLNN. Hiến định vấn đề kiểm soát QLNN là cả một quá trình. Nếu như Hiếnpháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 chưa đề cậpđến sự cần thiết phải phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhànước trong thực hiện QLNN; Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm2001) mới khẳng định QLNN là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữacác cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp,tư pháp, thì đến Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung nguyên tắc kiểm soát giữacác cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Sự thay đổi nhận thức trong tổ chức và thực hiện QLNN nêu trên xuấtphát từ những thay đổi quan trọng trong quan điểm của Đảng. Nếu nhưCương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 2được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII thông qua mới khẳng định: “Nhànước Việt Nam thống nhất ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, vớisự phân công rành mạch ba quyền đó”, thì Cương lĩnh xây dựng đất nướctrong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đãkhẳng định: Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa củanhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc vềnhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấpnông dân và đội ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Quyềnlực nhà nước là thống nhất; có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữacác cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Trong cơ chế kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiệnQLNN thì cơ chế kiểm soát giữa cơ quan thực hiện quyền hành pháp vàquyền tư pháp đóng vai trò quan trọng, bởi vì: Quyền hành pháp với chứcnăng nhiệm vụ của mình, hoạch định chính sách và tổ chức thi hành phápluật trong mọi lĩnh vực của cuộc sống xã hội, có tác động đến quyền conngười, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Các chính sách do quyềnhành pháp hoạch định được chuyển hóa thành quy định của pháp luật đểđưa vào cuộc sống xã hội. Tuy nhiên, pháp luật không bao giờ có thể dựliệu được tất cả mọi tình huống phát sinh trong thực tiễn của đời sống. Vìvậy, về nguyên tắc, trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật, quyền hànhpháp phải thực hiện một cách chủ động, sáng tạo để thích ứng kịp thời vớinhững diễn biến đa dạng và sinh động của thực tiễn đời sống. Tuy nhiên, đểbảo đảm cho việc thực hiện quyền hành pháp không đi quá giới hạn, xâmphạm quyền con người, quyền công dân, lợi ích hợp pháp của các chủ thểkhác trong xã hội, đòi hỏi cần xây dựng cơ chế ngăn cản sự lạm quyền củacơ quan hành pháp. Trong đó, cơ quan tư pháp phải đóng vai trò là chốtchặn, ngăn cản sự lạm quyền của cơ quan hành pháp. Nhiệm vụ bảo vệcông lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân của cơ quan tư pháp đượcthực hiện thông qua chức năng xét xử của tòa án. Tòa án c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: