Danh mục

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Công nghệ chế biến thủy sản: Nghiên cứu điều chế alginate khối lượng phân tử thấp dùng làm thực phẩm chức năng hỗ trợ phòng chống đông máu

Số trang: 37      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.97 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu chính của luận án: Điều chế được alginate khối lượng phân tử thấp từ rong nâu thu mẫu tại vịnh Nha Trang, có hoạt tính chống đông máu dùng làm nguyên liệu để sản xuất thực phẩm chức năng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Công nghệ chế biến thủy sản: Nghiên cứu điều chế alginate khối lượng phân tử thấp dùng làm thực phẩm chức năng hỗ trợ phòng chống đông máu BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG NGUYỄN VĂN THÀNHNGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ ALGINATE KHỐI LƯỢNG PHÂNTỬ THẤP DÙNG LÀM THỰC PHẨM CHỨC NĂNG HỖ TRỢ PHÒNG CHỐNG ĐÔNG MÁU TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT Chuyên ngành: Công nghệ chế biến thủy sản Mã số : 9540105 KHÁNH HÒA - 2019 Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Nha Trang Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Vũ Ngọc Bội 2. PGS. TS. Trần Thị Thanh Vân Phản biện 1: PGS.TS. Ngô Đăng Nghĩa Phản biện 2: PGS.TS. Ngô Đại Nghiệp Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Hữu Đại Luận án được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án cấp Trường họp tại TrườngĐại học Nha Trang vào hồi…....giờ, ngày……tháng……năm 2019 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Thư viện Trường Đại học Nha Trang ii TÓM TẮT NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁNĐề tài luận án: Nghiên cứu điều chế alginate khối lượng phân tử thấp dùng làm thựcphẩm chức năng hỗ trợ phòng chống đông máu.Chuyên ngành: Công nghệ Chế biến Thủy sản Mã số: 9540105Nghiên cứu sinh: Nguyễn Văn Thành Khóa: 2012Người hướng dẫn: 1. PGS. TS. Vũ Ngọc Bội 2. PGS. TS. Trần Thị Thanh VânCơ sở đào tạo: Trường Đại học Nha TrangNội dung: Luận án đã thu được một số kết quả mới bổ sung vào lĩnh vực nghiên cứu, sản xuấtalginate và alginate khối lượng phân tử thấp từ rong mơ: 1) Luận án đã xác định được 3 loài rong mơ S. mcclurei, S. polycystum và T. ornatacó hàm lượng fucoidan cao nhất khi thu hoạch vào các tháng 4 và tháng 5. Ngoài ra, 2loài rong nâu S. mcclurei và T. ornata có hàm lượng alginate đạt cao nhất khi thu hoạchvào tháng 4 và loài S. polycystum có hàm lượng alginate đạt cao nhất khi thu hoạch vàotháng 5. Trong số 3 loài rong đã nghiên cứu thì T. ornata là loài thích hợp dùng làmnguyên liệu cho quá trình sản xuất đồng thời cả fucoidan và alginate. 2) Luận án đã xác định được điều kiện tối ưu cho quá trình nấu chiết sodiumalginate có độ nhớt cao từ rong mơ T. ornata: dung dịch nấu chiết có pH thích hợp là11 (điều chỉnh bằng Na2CO3), nhiệt độ nấu chiết thích hợp là 59oC và thời gian nấuchiết là 1,5 giờ, nồng độ ethanol thích hợp để kết tủa sodium alginate từ dịch chiết là70%. Sodium alginate sản xuất từ rong mơ T. ornata có độ tinh sạch cao, có tỷ lệ M/Glà 1,06 và có khối lượng phân tử trung bình 648,32 kDal, độ polymer hóa phân tử trungbình là 1037, chỉ số đa phân tán là 3,56 với hiệu suất nấu chiết đạt 87,93%. Sản phẩmsodium alginate sản xuất theo quy trình đạt tiêu chuẩn cảm quan, hóa học và vi sinh vậttheo quy định hiện hành của Bộ Y tế. 3) Luận án đã điều chế được sodium alginate khối lượng phân tử thấp bằngphương pháp thủy phân bằng acid. Sản phẩm sodium alginate khối lượng phân tử thấpthu được bao gồm sodium guluronate chiếm 49,17 ± 1,21%, sodium mannuronate chiếm38,13 ± 1,16% và sodium guluronate - mannuronate chiếm 3,96 ± 1,08%. Sodiumguluronate và sodium mannuronate thu được đều có độ tinh sạch cao, có khối lượng iiiphân tử trung bình tương ứng là 21,661 kDa và 33,759 kDa, độ polymer hóa phân tửtrung bình tương ứng là 89 và 128, chỉ số đa phân tán tương ứng là 1,38 và 1,49. 4) Luận án đã xác định được các điều kiện thích hợp cho quá trình điều chế SGSnhư sau: các điều kiện của phản ứng điều chế tác nhân sulfate hóa là: tỷ lệNaHSO3/NaNO2 là 4,25/1 mol/g, nhiệt độ phản ứng 90oC và thời gian phản ứng 90 phút;các điều kiện của quá trình tổng hợp SGS là: pH = 9, tỷ lệ nồng độ tác nhân sulfatehóa/sodium guluronate là 2/198 mol/g, nhiệt độ phản ứng là 40oC và thời gian phảnứng tổng hợp là 4 giờ. Từ đó, xây dựng được quy trình sản xuất SGS từ sodium alginatecủa rong nâu T. ornata. Chế phẩm SGS sản xuất theo quy trình có độ tinh sạch cao, cókhối lượng phân tử trung bình 25,408 kDa, độ polymer hóa phân tử trung bình là 107,chỉ số đa phân tán là 1,35. 5) Kết quả đánh giá hoạt tính chống đông máu của SGS cho thấy hoạt tính chốngđông máu phụ thuộc vào khối lượng phân tử trung bình và nồng độ của SGS. Chế phẩmSGS có tác dụng kéo dài thời gian đông máu nội sinh (APTT) và thời gian đông máuchung (TT), nhưng tác dụng kéo dài thời gian đông máu ngoại sinh (PT) không đáng kể.Bên cạnh đó, SGS không độc đối với chuột thí nghiệm. Do vậy, SGS có thể sử dụng làmnguyên liệu để sản xuất thực phẩm chức năng hỗ trợ phòng chống đông máu ở người. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU SINHPGS. TS. Vũ Ngọc Bội PGS ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: