Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Di truyền và chọn giống cây trồng: Nghiên cứu nguồn vật liệu khởi đầu phục vụ công tác chọn tạo giống bí xanh (Benincasa hisphida) ăn tươi tại các tỉnh phía Bắc
Số trang: 27
Loại file: pdf
Dung lượng: 1,010.83 KB
Lượt xem: 25
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Luận án "Nghiên cứu nguồn vật liệu khởi đầu phục vụ công tác chọn tạo giống bí xanh (Benincasa hisphida) ăn tươi tại các tỉnh phía Bắc" được thực hiện với mục tiêu đánh giá thị hiếu người tiêu dùng và hiện trạng sản xuất bí xanh phục vụ ăn tươi tại một số tỉnh phía Bắc; thu thập, đánh giá và tạo nguồn vật liệu khởi đầu phục vụ công tác chọn tạo dòng bố, mẹ và tổ hợp bí xanh lai F1 mới phù hợp ăn tươi; chọn tạo được tổ hợp lai bí xanh mới có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, nhiễm nhẹ sâu bệnh, năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp thị hiếu ăn tươi của người tiêu dùng tại các tỉnh phía Bắc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Di truyền và chọn giống cây trồng: Nghiên cứu nguồn vật liệu khởi đầu phục vụ công tác chọn tạo giống bí xanh (Benincasa hisphida) ăn tươi tại các tỉnh phía Bắc HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ NGUYỄN ĐÌNH THIỀU NGHIÊN CỨU NGUỒN VẬT LIỆU KHỞI ĐẦU PHỤC VỤ CÔNG TÁC CHỌN TẠO GIỐNG BÍ XANH (Benincasa hispida) ĂN TƯƠI TẠI CÁC TỈNH PHÍA BẮC Ngành: Di truyền và Chọn giống cây trồng Mã số: 9 62 01 11 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2023 1 Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn: 1. PGS. TS. Trần Văn Quang 2. TS. Ngô Thị Hạnh Phản biện 1: PGS. TS. Trần Thị Minh Hằng Học viện Nông nghiệp Việt Nam Phản biện 2: PGS. TS. Khuất Hữu Trung Viện Di truyền Nông nghiệp Phản biện 3: PGS. TS. Lã Tuấn Nghĩa Trung tâm Tài nguyên thực vật Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2023 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin, Thư viện Lương Định Của, Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2 PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Cây bí xanh có tên khoa học là Benincasa hispida (Thunb. Ex Murray) Cogn, thuộc họ bầu bí Cucurbitaceae là cây rau ăn quả được trồng phổ biến ở các nước nhiệt đới và á nhiệt đới như Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Thái Lan … Bí xanh là một trong số ít loại rau trồng và thu hoạch trong mùa hè nắng nóng tại các tỉnh phía Bắc. Đây là cây rau ăn quả cho năng suất cao, khả năng bảo quản và vận chuyển quả tốt. Ngoài ăn tươi, quả bí còn là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm: nước uống, mứt, kẹo có giá trị. Do vậy, diện tích và sản lượng bí xanh ở nước ta tăng đều hàng năm .Trong những năm qua, diện tích sản xuất cây bí xanh liên tục được mở rộng ở nhiều vùng và có nhiều thời vụ trồng khác nhau: vụ Đông Xuân, vụ Xuân Hè, vụ Hè Thu và vụ Thu Đông. Năm 2021 diện tích sản xuất bí xanh cả nước đạt 38.900 ha, sản lượng 795.500 tấn. Trong đó, vùng đồng bằng sông Hồng diện tích khoảng 8.100 ha, chiếm 20,8% diện tích sản xuất trên cả nước, sản lượng 198.400 tấn. Các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc khoảng 7.500 ha, chiếm 19,2% và khu vực Bắc Trung Bộ 6.000 ha, chiếm 15,4% (Tổng cục Thống kê, 2022). Bí xanh là một loại rau được sử dụng để cung cấp nguồn dinh dưỡng, thực phẩm chức năng. Thông thường, các bộ phận của cây bí xanh như vỏ quả, hoa, hạt và lá đều được sử dụng. Các hoạt chất sinh hóa của quả có tác dụng chống oxy hóa, chống kích thích, giải độc,…Trong quả bí xanh đều chữa các khoáng chất thiết yếu như Ca, Mg, Fe, Cu, Zn và Se. Bí xanh góp phần làm đa dạng nguồn rau xanh, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon bổ dưỡng và hấp dẫn (Gupta & cs., 2021). Ngoài ra, trong ý học có tác dụng làm giảm bệnh liên quan đến thần kinh, dạ dày, tiểu đường, cổ chướng, gan, tiết liệu và bệnh tim (Jayasree & cs., 2011). Hiện nay, các giống bí xanh trồng ngoài sản xuất phần lớn là giống địa phương, tự để giống dẫn đến hiện tượng lẫn tạp, thoái hóa và dạng quả không đồng đều, chất lượng thấp. Các giống lai F1 sử dụng trong sản xuất còn hạn chế và chủ yếu là các giống nhập nội, thường giống lai có ưu điểm cho năng suất cao, chất lượng quả tốt. Tuy nhiên, các giống bí xanh nhập nội có khả năng kháng sâu bệnh kém, đặc biệt là bệnh phấn trắng. Các giống địa phương có khả năng sinh trưởng, phát triển khỏe, chống chịu được một số bệnh hại chính như giả sương mai, phấn trắng nhưng năng suất còn thấp. Đặc biệt, các giống bí xanh đang sản xuất có khối lượng quả lớn từ 1,7 - 2,5 kg, quả to và dài, trong đó mỗi hộ gia đình cần sử dụng từ 1,0 - 1,5 kg/bữa. Chính vì vậy việc chọn tạo được giống bí xanh lai F1 trong nước thông qua sử dụng nguồn gen địa phương, có khả năng thích ứng rộng, chống chịu với một số bệnh hại chính như giả sương mai và phấn trắng, chất lượng quả và dạng quả phù hợp với tiêu chí người tiêu dùng là rất cần thiết. 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Đánh giá thị hiếu người tiêu dùng và hiện trạng sản xuất bí xanh phục vụ ăn tươi tại một số tỉnh phía Bắc. Thu thập, đánh giá và tạo nguồn vật liệu khởi đầu phục vụ công tác chọn tạo dòng bố, mẹ và tổ hợp bí xanh lai F1 mới phù hợp ăn tươi. Chọn tạo được tổ hợp lai bí xanh mới có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, nhiễm nhẹ sâu bệnh, năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp thị hiếu ăn tươi của người tiêu dùng tại các tỉnh phía Bắc. 1.3. PHẠM Vİ NGHİÊN CỨU - Đánh giá thị hiếu người tiêu dùng được thực hiện tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và Hải Dương. Đánh giá hiện trạng sản xuất giống bí xanh trồng phổ biến tại các tỉnh miền núi phía Bắc (Bắc Giang, Hoà Bình); đồng bằng sông Hồng (Hà Nam, Nam Định); Bắc Trung bộ (Thanh Hoá, Nghệ An). Thời gian thực hiện năm 2015 và 2021. - Nghiên cứu nguồn vật liệu khởi đầu, tạo và đánh giá các dòng tự phối, lai tạo các tổ hợp lai mới được thực hiện tại Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, Gia Lộc, Hải Dương. Thời gian thực hiện từ năm 2015 - 2020. - Khảo nghiệm sinh thái tổ hợp bí xanh lai F1 triển vọng tại 2 tỉnh Hòa Bình và Thanh Hóa. Thời gian thực hiện năm 2021 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Xác định được thị hiếu tiêu dùng và tiêu chí chọn tạo giống bí xanh lai F1 ăn tươi tại các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng có những đặc điểm: vỏ quả xanh đậm, thịt quả màu xanh, cùi dày, đặc ruột, ăn mềm, có vị ngọt nhẹ; dạng quả thuôn dài, khối lượng trung bình từ 1,0 - 1,5 kg, đường kính từ 6,0 - 8,0 cm, chiều dài từ 35 - 45 cm; hàm lượng chất khô từ 4,45 - 4,99; chất xơ 10,12 - 18,56%, đường tổ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Di truyền và chọn giống cây trồng: Nghiên cứu nguồn vật liệu khởi đầu phục vụ công tác chọn tạo giống bí xanh (Benincasa hisphida) ăn tươi tại các tỉnh phía Bắc HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ NGUYỄN ĐÌNH THIỀU NGHIÊN CỨU NGUỒN VẬT LIỆU KHỞI ĐẦU PHỤC VỤ CÔNG TÁC CHỌN TẠO GIỐNG BÍ XANH (Benincasa hispida) ĂN TƯƠI TẠI CÁC TỈNH PHÍA BẮC Ngành: Di truyền và Chọn giống cây trồng Mã số: 9 62 01 11 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2023 1 Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn: 1. PGS. TS. Trần Văn Quang 2. TS. Ngô Thị Hạnh Phản biện 1: PGS. TS. Trần Thị Minh Hằng Học viện Nông nghiệp Việt Nam Phản biện 2: PGS. TS. Khuất Hữu Trung Viện Di truyền Nông nghiệp Phản biện 3: PGS. TS. Lã Tuấn Nghĩa Trung tâm Tài nguyên thực vật Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2023 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin, Thư viện Lương Định Của, Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2 PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Cây bí xanh có tên khoa học là Benincasa hispida (Thunb. Ex Murray) Cogn, thuộc họ bầu bí Cucurbitaceae là cây rau ăn quả được trồng phổ biến ở các nước nhiệt đới và á nhiệt đới như Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Thái Lan … Bí xanh là một trong số ít loại rau trồng và thu hoạch trong mùa hè nắng nóng tại các tỉnh phía Bắc. Đây là cây rau ăn quả cho năng suất cao, khả năng bảo quản và vận chuyển quả tốt. Ngoài ăn tươi, quả bí còn là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm: nước uống, mứt, kẹo có giá trị. Do vậy, diện tích và sản lượng bí xanh ở nước ta tăng đều hàng năm .Trong những năm qua, diện tích sản xuất cây bí xanh liên tục được mở rộng ở nhiều vùng và có nhiều thời vụ trồng khác nhau: vụ Đông Xuân, vụ Xuân Hè, vụ Hè Thu và vụ Thu Đông. Năm 2021 diện tích sản xuất bí xanh cả nước đạt 38.900 ha, sản lượng 795.500 tấn. Trong đó, vùng đồng bằng sông Hồng diện tích khoảng 8.100 ha, chiếm 20,8% diện tích sản xuất trên cả nước, sản lượng 198.400 tấn. Các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc khoảng 7.500 ha, chiếm 19,2% và khu vực Bắc Trung Bộ 6.000 ha, chiếm 15,4% (Tổng cục Thống kê, 2022). Bí xanh là một loại rau được sử dụng để cung cấp nguồn dinh dưỡng, thực phẩm chức năng. Thông thường, các bộ phận của cây bí xanh như vỏ quả, hoa, hạt và lá đều được sử dụng. Các hoạt chất sinh hóa của quả có tác dụng chống oxy hóa, chống kích thích, giải độc,…Trong quả bí xanh đều chữa các khoáng chất thiết yếu như Ca, Mg, Fe, Cu, Zn và Se. Bí xanh góp phần làm đa dạng nguồn rau xanh, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon bổ dưỡng và hấp dẫn (Gupta & cs., 2021). Ngoài ra, trong ý học có tác dụng làm giảm bệnh liên quan đến thần kinh, dạ dày, tiểu đường, cổ chướng, gan, tiết liệu và bệnh tim (Jayasree & cs., 2011). Hiện nay, các giống bí xanh trồng ngoài sản xuất phần lớn là giống địa phương, tự để giống dẫn đến hiện tượng lẫn tạp, thoái hóa và dạng quả không đồng đều, chất lượng thấp. Các giống lai F1 sử dụng trong sản xuất còn hạn chế và chủ yếu là các giống nhập nội, thường giống lai có ưu điểm cho năng suất cao, chất lượng quả tốt. Tuy nhiên, các giống bí xanh nhập nội có khả năng kháng sâu bệnh kém, đặc biệt là bệnh phấn trắng. Các giống địa phương có khả năng sinh trưởng, phát triển khỏe, chống chịu được một số bệnh hại chính như giả sương mai, phấn trắng nhưng năng suất còn thấp. Đặc biệt, các giống bí xanh đang sản xuất có khối lượng quả lớn từ 1,7 - 2,5 kg, quả to và dài, trong đó mỗi hộ gia đình cần sử dụng từ 1,0 - 1,5 kg/bữa. Chính vì vậy việc chọn tạo được giống bí xanh lai F1 trong nước thông qua sử dụng nguồn gen địa phương, có khả năng thích ứng rộng, chống chịu với một số bệnh hại chính như giả sương mai và phấn trắng, chất lượng quả và dạng quả phù hợp với tiêu chí người tiêu dùng là rất cần thiết. 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Đánh giá thị hiếu người tiêu dùng và hiện trạng sản xuất bí xanh phục vụ ăn tươi tại một số tỉnh phía Bắc. Thu thập, đánh giá và tạo nguồn vật liệu khởi đầu phục vụ công tác chọn tạo dòng bố, mẹ và tổ hợp bí xanh lai F1 mới phù hợp ăn tươi. Chọn tạo được tổ hợp lai bí xanh mới có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, nhiễm nhẹ sâu bệnh, năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp thị hiếu ăn tươi của người tiêu dùng tại các tỉnh phía Bắc. 1.3. PHẠM Vİ NGHİÊN CỨU - Đánh giá thị hiếu người tiêu dùng được thực hiện tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và Hải Dương. Đánh giá hiện trạng sản xuất giống bí xanh trồng phổ biến tại các tỉnh miền núi phía Bắc (Bắc Giang, Hoà Bình); đồng bằng sông Hồng (Hà Nam, Nam Định); Bắc Trung bộ (Thanh Hoá, Nghệ An). Thời gian thực hiện năm 2015 và 2021. - Nghiên cứu nguồn vật liệu khởi đầu, tạo và đánh giá các dòng tự phối, lai tạo các tổ hợp lai mới được thực hiện tại Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, Gia Lộc, Hải Dương. Thời gian thực hiện từ năm 2015 - 2020. - Khảo nghiệm sinh thái tổ hợp bí xanh lai F1 triển vọng tại 2 tỉnh Hòa Bình và Thanh Hóa. Thời gian thực hiện năm 2021 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Xác định được thị hiếu tiêu dùng và tiêu chí chọn tạo giống bí xanh lai F1 ăn tươi tại các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng có những đặc điểm: vỏ quả xanh đậm, thịt quả màu xanh, cùi dày, đặc ruột, ăn mềm, có vị ngọt nhẹ; dạng quả thuôn dài, khối lượng trung bình từ 1,0 - 1,5 kg, đường kính từ 6,0 - 8,0 cm, chiều dài từ 35 - 45 cm; hàm lượng chất khô từ 4,45 - 4,99; chất xơ 10,12 - 18,56%, đường tổ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Di truyền học Chọn giống cây trồng Chọn tạo giống bí xanh Sản xuất bí xanh Kỹ thuật trồng bí xanhGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thú y trên địa bàn thành phố Hà Nội
25 trang 226 0 0 -
27 trang 189 0 0
-
27 trang 150 0 0
-
29 trang 144 0 0
-
27 trang 132 0 0
-
8 trang 125 0 0
-
27 trang 116 0 0
-
27 trang 113 0 0
-
28 trang 113 0 0
-
26 trang 109 0 0