Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Di truyền và chọn giống cây trồng: Phát triển vật liệu di truyền phục vụ chọn tạo giống lúa chịu mặn cho các tỉnh ven biển phía Bắc Việt Nam

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 976.78 KB      Lượt xem: 2      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Di truyền và chọn giống cây trồng "Phát triển vật liệu di truyền phục vụ chọn tạo giống lúa chịu mặn cho các tỉnh ven biển phía Bắc Việt Nam" được nghiên cứu với mục tiêu: Phát triển vật liệu tạo giống lúa chịu mặn và chọn lọc dòng, giống lúa thuần có khả năng chịu mặn, năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ sản xuất tại các tỉnh ven biển phía Bắc Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Di truyền và chọn giống cây trồng: Phát triển vật liệu di truyền phục vụ chọn tạo giống lúa chịu mặn cho các tỉnh ven biển phía Bắc Việt Nam HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN ANH DŨNG PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU DI TRUYỀN PHỤC VỤ CHỌN TẠO GIỐNG LÚA CHỊU MẶNCHO CÁC TỈNH VEN BIỂN PHÍA BẮC VIỆT NAM Ngành: Di truyền và chọn giống cây trồng Mã số: 9 62 01 11 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2024Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAMNgười hướng dẫn: GS.TS. Vũ Văn LiếtPhản biện 1: PGS.TS. Đặng Trọng Lương Viện Di truyền nông nghiệpPhản biện 2: PGS.TS. Tăng Thị Hạnh Học viện Nông nghiệp Việt NamPhản biện 3: TS. Phạm Văn Dân Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện, họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ phút, ngày tháng năm 2024Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Việt Nam Trung tâm Thông tin - Thư viện Lương Định Của, Học viện Nông nghiệp Việt Nam PHẦN 1. MỞ ĐẦU1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Sản xuất lúa của các tỉnh phía Bắc hiện nay có nhiệm vụ chính là đảm bảo an ninh lươngthực, đáp ứng tiêu thụ nội địa. Tuy nhiên, xâm nhập mặn có xu hướng trầm trọng hơn do mựcnước biển dâng và lưu lượng nước từ thượng nguồn suy giảm, nước mặn đang xâm nhập sâuvào đất liền, tiếp tục diễn biến theo chiều hướng phức tạp khiến cho người dân những vùngnày gặp rất nhiều khó khăn về nước trong sinh hoạt đặc biệt là nước cung cấp cho hoạt độngsản xuất lúa. Một trong những giải pháp có tính bền vững để hạn chế ảnh hưởng của mặn đến sảnxuất lúa là nghiên cứu chọn tạo và phát triển các giống lúa có khả năng chống chịu mặn tốt,thời gian sinh trưởng phù hợp, năng suất và phẩm chất tốt. Để đạt được mục tiêu này, trướctiên cần có nguồn vật liệu với đặc điểm nông sinh học tốt, mang gen chịu mặn phục vụ chocông tác lai tạo nguồn biến dị mới. Kế thừa những thành tựu về nghiên cứu chọn tạo giống lúa chịu mặn trong và ngoàinước; nhằm ứng phó với sự biến đổi khí hậu toàn cầu, giảm bớt chi phí sản xuất, nâng caohiệu quả kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực và xây dựng được hệ thống “nông nghiệpmặn”; việc chọn tạo giống lúa mới có khả năng chịu mặn tốt, ngắn ngày, năng suất cao,nhiễm nhẹ sâu bệnh, chất lượng tốt, thích ứng vùng canh tác lúa ven biển Việt Nam nóichung và vùng ven biển phía Bắc Việt Nam nói riêng là hết sức cần thiết..1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Đánh giá và sàng lọc khả năng chịu mặn của nguồn vật liệu lúa thu thập trong nướcvà nhập nội bằng gây mặn nhân tạo và ứng dụng chỉ thị phân tử. - Tạo biến dị và chọn lọc được một số dòng lúa chịu mặn có thời gian sinh trưởngngắn, năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng với điều kiện nhiễm mặn ở các tỉnh ven biểnphía Bắc Việt Nam.1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Vật liệu được sử dụng trong nghiên cứu này gồm các dòng, giống lúa chịu mặn trongnước do Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm thu thập, duy trì, chọn lọc và phát triển, cùngvới các giống lúa chịu mặn được nhập nội ở nước ngoài. Giống đối chứng: giống IR29 chuẩnnhiễm mặn; giống FL478 chuẩn chịu mặn và giống Bắc thơm 7 là giống lúa chất lượngđược trồng phổ biến tại các tỉnh phía Bắc.1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Đề tài tập trung đánh giá đặc điểm nông sinh học, năng suất, chất lượng và khả năngchịu mặn của nguồn vật liệu; đồng thời ứng dụng chỉ thị phân tử nhận biết vật liệu manggen chịu mặn của QTL Saltol. Lai hữu tính và tiến hành đánh giá, chọn lọc các thế hệ phân 1ly sau lai hữu tính, khảo sát, so sánh và khảo nghiệm sinh thái các dòng lúa chịu mặn triểnvọng tại một số tỉnh ven biển miền Bắc Việt Nam. - Các thí nghiệm được thực hiện trong phòng thí nghiệm, nhà lưới, đồng ruộng củaViện Cây lương thực và Cây thực phẩm, các cơ quan nghiên cứu trong nước và một số tỉnhven biển miền Bắc Việt Nam. Thời gian triển khai các thí nghiệm từ năm 2016 – 2022.1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN - Đánh giá đa dạng di truyền nguồn vật liệu dựa trên kiểu hình, đồng thời xác địnhđược các mẫu giống lúa có băng gen trùng với QTL Saltol để phục vụ cho công tác chọntạo giống lúa chịu mặn mới cho các tỉnh ven biển phía Bắc Việt Nam. - Thông qua sử dụng phương pháp lai đơn và lai trở lại giữa các giống lúa có tiềmnăng năng suất cao, chất lượng tốt được chọn tạo tại Viện Cây lương thực và Cây thựcphẩm nhưng không có khả năng chịu mặn với các giống lúa địa phương, các giống chọntạo trong nước và các giống nhập nội có khả năng chịu mặn tốt và có băng gen trùng vớiQTL Saltol có thể chọn tạo được giống lúa chịu mặn tốt, năng suất cao, phẩm chất tốt chocác tỉnh ven biển phía Bắc Việt Nam. - Chọn tạo thành công một số dòng lúa có khả năng chịu mặn tốt, năng suất cao, chấtlượng tốt (CM2025, CM2033, CM2045), góp phần vào công tác chọn tạo các giống lúa chịumặn ở các tỉnh ven biển phía Bắc Việt Nam.1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI1.5.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài - Đây là công trình nghiên cứu được thực hiện có hệ thống từ việc đánh giá đa dạng ditruyền nguồn vật liệu dựa trên kiểu hình, đồng thời xác định được các mẫu giống lúa cóbăng gen trùng với QTL Saltol; sử dụng phương pháp lai hữu tính giữa các dòng bố, mẹ cósự khác xa về nguồn gốc, yếu tố cấu thành năng suất cũng như khả năng chịu mặn; kết hợpphương pháp chọn lọc (phả hệ) và gây mặn nhân tạo chọn lọc được các dòng, giống lúa cókhả năng chịu mặn tốt, năng suất cao và chất lượng tốt. - Kết quả nghiên cứu của đề tài bổ sung thêm cơ sở lý luận và phương pháp đánhgiá khả năng chịu mặn, đồng thời là dẫn liệu khoa học có ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: