Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa chất: Đặc điểm hệ thống dầu khí trầm tích Kainozoi khu vực ngoài khơi Đông Bắc bể Sông Hồng

Số trang: 29      Loại file: pdf      Dung lượng: 991.04 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án Tiến sĩ Địa chất, chuyên ngành Kỹ thuật địa chất với đề tài "Đặc điểm hệ thống dầu khí trầm tích Kainozoi khu vực ngoài khơi Đông Bắc bể Sông Hồng" của Trần Châu Giang nhằm mục tiêu làm sáng tỏ đặc điểm và diện phân bố của đá mẹ sinh dầu khí của các trầm tích Kainozoi khu vực ngoài khơi Đông Bắc bể Sông Hồng, góp phần hoàn thiện phương pháp luận trong đánh giá đặc điểm hệ thống dầu khí và phân tích rủi ro trong tìm kiếm thăm dò.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa chất: Đặc điểm hệ thống dầu khí trầm tích Kainozoi khu vực ngoài khơi Đông Bắc bể Sông Hồng BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT TRẦN CHÂU GIANG ĐẶC ĐIỂM HỆ THỐNG DẦU KHÍ TRẦM TÍCH KAINOZOI KHU VỰC NGOÀI KHƠI ĐÔNG BẮC BỂ SÔNG HỒNG Ngành: Kỹ thuật địa chất Mã số: 62.52.05.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA CHẤT HÀ NỘI – 2014 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Mỏ - Địa chất Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TSKH. Mai Thanh Tân – Trường ĐH Mỏ - Địa chất 2. TS. Lê Tuấn Việt – TCTy Thăm dò Khai thác Dầu khí Phản biện 1: PGS.TS Phạm Huy Tiến – Hội Trầm tích Việt nam Phản biện 2: TS. Nguyễn Huy Quý – Hội Dầu khí Việt nam Phản biện 3: TS. Cù Minh Hoàng – Công ty Điều hành Thăm dò – Khai thác Dầu khí nước ngoài (PVEP OVERSEA) Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường đại học Mỏ - Địa chất vào hồi ……. giờ…….ngày…..tháng……năm…. Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà nội hoặc Thư viện Trường đại học Mỏ - Địa chất 1 MỞ ĐẦU Tính cấp thiết Bể Sông Hồng là một bể trầm tích có cấu trúc địa chất rất phức tạp, bao gồm nhiều đơn vị kiến tạo với tiềm năng dầu khí khác nhau. Dự án nghiên cứu địa hóa VPI-IDENMITSU (2005-2007) đã xác nhận tồn tại hai hệ thống dầu khí trong bể gồm dầu đầm hồ và hỗn hợp condensat châu thổ với dầu đầm hồ. Do chưa có kết quả kiểm chứng dầu-đá mẹ nên đặc điểm hệ thống dầu khí khu vực ngoài khơi Đông Bắc đứt gãy Sông Lô vẫn chưa được khẳng định. Năm 2008, đối tượng móng ở bể Sông Hồng được chứng minh bằng GK 106-HR-1X. Giếng 106-HR-2X đã khoan hết đới móng cacbonat chứa dầu và gặp một tập sét dầy bên dưới. Điều đó đặt ra giả thiết tập sét cổ trước Kainozoi này có phải là tầng đá mẹ hay không. Cấu tạo 107-PL được khoan năm 2013 có vị trí nằm trong khu vực tồn tại đá mẹ giầu VCHC, và cùng hướng cấu trúc với cấu tạo 106-HR, nhưng kết quả là giếng khô. Các GK thăm dò mới nhất trong khu vực phát hiện khí - condensat, chất lượng rất biến đổi với cả H2S và CO2 ô nhiễm trong dầu khí. Thực tế nêu trên cho thấy còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết như chất lượng và phân bố của đá mẹ, hay rủi ro của yếu tố địa chất nào trong hệ thống dầu khí đã ảnh hưởng đến kết quả thăm dò ở khu vực ngoài khơi Đông Bắc bể Sông Hồng. Do vậy, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài “Đặc điểm hệ thống dầu khí trầm tích Kainozoi khu vực ngoài khơi Đông Bắc bể Sông Hồng” với các mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu như sau: Mục tiêu: Làm sáng tỏ đặc điểm và diện phân bố của đá mẹ sinh dầu khí của các trầm tích Kainozoi khu vực ngoài khơi Đông Bắc bể Sông Hồng. 2 Góp phần hoàn thiện phương pháp luận trong đánh giá đặc điểm hệ thống dầu khí và phân tích rủi ro trong tìm kiếm thăm dò. Nhiệm vụ: - Tổng hợp tài liệu địa chất, địa vật lý làm sáng tỏ đặc điểm địa chất khu vực nghiên cứu. - Nghiên cứu làm rõ đặc điểm, mức độ trưởng thành và thời gian di cư HC của đá mẹ, xác định nguồn gốc đá mẹ sinh dầu trong khu vực ngoài khơi Đông Bắc bể Sông Hồng. - Xác định diện phân bố của đá mẹ và phân vùng triển vọng cho khu vực nghiên cứu. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu gồm diện tích lô 106, một phần tây bắc lô 102, và bắc lô 107 nằm ngoài khơi phía đông bắc đứt gẫy Sông Lô ở bể Sông Hồng. Đối tượng nghiên cứu là hệ thống dầu khí trầm tích Kainozoi. Luận điểm bảo vệ: Luận điểm 1. Các kết quả nghiên cứu đặc điểm địa hóa xác định khu vực ngoài khơi Đông Bắc bể Sông Hồng tồn tại một hệ thống dầu khí liên quan đến đá mẹ Oligocen. Loại đá mẹ này được thành tạo trong môi trường đầm hồ, có tổng hàm lượng VCHC từ trung bình đến tốt, kerogen loại II và hỗn hợp loại II/III, phân bố trong các địa hào và bán địa hào hẹp. Với nguồn tài liệu hiện có, các tập sét tuổi Miocen và sét cổ trước Kainozoi chưa đủ điều kiện là đá mẹ. Luận điểm 2. Trên cơ sở nghiên cứu các yếu tố tác động đến mức độ rủi ro của hệ thống dầu khí như nguồn gốc, mức độ trưởng thành của đá mẹ, bề dầy trầm tích Oligocen và sự phân bố các cấu tạo triển vọng, khôi phục lịch sử phát triển địa chất qua các thời kỳ 3 cho phép xác định khu vực bán địa hào Thủy Nguyên có rủi ro thăm dò thấp nhất. Tiếp đến là địa hào Kiến An. Khu vực nam đảo Bạch Long Vĩ và rìa tây bắc lô 102 là những khu vực có rủi ro thăm dò cao. Những điểm mới của luận án: - Trên cơ sở khai thác nguồn tài liệu mới góp phần chính xác hóa đặc điểm địa hóa khu vực ngoài khơi Đông Bắc bể Sông Hồng. Tập sét có tuổi trước Kainozoi nằm dưới tập cacbonat chứa dầu có tướng lục địa, thành tạo trong điều kiện oxy hóa, nghèo VCHC, chưa đủ điều kiện được coi là đá mẹ. - Trên cơ sở bản đồ cấu trúc mới được xây dựng đã góp phần sáng tỏ yếu tố nghịch đảo kiến tạo xảy ra vào cuối Oligocen ảnh hưởng tới tiềm năng dầu khí khu vực ngoài khơi Đông Bắc bể Sông Hồng. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn: * Ý nghĩa khoa học: Các kết quả nghiên cứu cho phép xác định đặc điểm và diện phân bố của đá mẹ ở ngoài khơi Đông Bắc bể Sông Hồng, góp phần làm sáng tỏ đặc điểm hệ thống dầu khí của khu vực. * Ý nghĩa thực tiễn: Các kết quả nghiên cứu góp phần nâng cao hiệu quả đánh giá tiềm năng dầu khí khu vực ngoài khơi Đông Bắc bể Sông Hồng, phục vụ công tác qui hoạch thăm dò khai thác dầu khí. Bố cục của luận án: Luận án gồm 04 chương chính chưa kể phần mở đầu và kết luận, kiến nghị, các công trình khoa học và danh mục tài liệu tham khảo. Toàn bộ nội dung luận án được trình bày trong 139 trang, 24 bảng biểu và 89 hình vẽ. 4 Chương 1 TỔNG QUAN CẤU TRÚC ĐỊA CHẤ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: