Danh mục

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Địa chất: Đặc điểm quặng hoá Li vùng Đức Phổ - Sa Huỳnh

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 516.02 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (26 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của đề tài là làm sáng tỏ đặc điểm thành phần vật chất, nguồn gốc và điều kiện thành tạo quặng Li trong vùng nghiên cứu, tạo cơ sở khoa học cho việc xác lập kiểu mỏ khoáng phục vụ cho công tác tìm kiếm-thăm dò.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Địa chất: Đặc điểm quặng hoá Li vùng Đức Phổ - Sa Huỳnh 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT DƯƠNG NGỌC TÌNH ĐẶC ĐIỂM QUẶNG HOÁ LITI VÙNG ĐỨC PHỔ - SA HUỲNHNgành: Kỹ thuật địa chấtMã số: 9520501TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ ĐỊA CHẤT Hà Nội - 2019 2 Công trình được hoàn thành tại Bộ môn Tìm kiếm - Thăm dò Khoa Khoa học và Kỹ thuật Địa chất, Trường Đại học Mỏ - Địa chất NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS Nguyễn Quang Luật, Trường Đại học Mỏ - Địa chất 2. TS Đỗ Văn Nhuận, Trường Đại học Mỏ - Địa chất Phản biện 1: PGS.TS Đặng Xuân Phong, Tổng hội Địa chất Việt Nam Phản biện 2: TS Trần Ngọc Thái, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản Phản biện 3: TS. Nguyễn Văn Nguyên, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Trường tại TrườngĐại học Mỏ - Địa chất, P. Đức Thắng, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội Vào hồi …....... giờ, ngày ..... tháng ...... năm 2019 Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia - Hà Nội hoặc Thư viện Trường Đại học Mỏ - Địa chất 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Liti (Li) là một trong những kim loại chiến lược, có ứng dụng đặc biệtquan trọng trong các lính vực khoa học công nghệ, năng lượng và bảo vệ môitrường. Nhu cầu sử dụng Li cho các lĩnh vực ngày càng tăng cao, trong khi đótài nguyên, trữ lượng Li trên thế giới không nhiều. Việc tìm kiếm, phát hiện vàđánh giá các mỏ Li đặt ra ngày càng cấp thiết. Đới khoáng hoá Li trong vùng vùng Đức Phổ - Sa Huỳnh được phát hiệnnăm 2002 trong quá trình lập bản đồ địa chất điều tra khoáng sản tỷ lệ 1:50.000nhóm tờ Ba Tơ và được đánh giá khoáng sản từ 2004-2009. Đây là kiểu khoánghoá tương đồng với kiểu mỏ pegmatit granit Na-Li, là kiểu mỏ có giá trị côngnghiệp, là nguồn cung cấp Li chủ yếu, cũng như các khoáng sản quý hiếm khác:Sn, Ta, Nb, Be, Rb. Có thể nói đây là mỏ Li đầu tiên ở Việt Nam đã được đánh giá khá chitiết, là cơ sở cho việc thăm dò và khai thác khoáng sản Li trong thời gian tới.Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu làm rõ, cụ thể là: làmsáng tỏ đặc điểm thành phần vật chất; xác định điều kiện địa chất tạo quặng, mốiquan hệ với các thành tạo magma, biến chất, điều kiện hoá - lý thành tạo quặng;xác định các yếu tố khống chế quặng: magma, cấu trúc kiến tạo, thạch học - địatầng, các hoạt động metasomatism; xác lập kiểu mỏ, phân chia các kiểu quặng. Đề tài Luận án “Đặc điểm quặng hoá Li vùng Đức Phổ - Sa Huỳnh” đượcđặt ra có tính thời sự hoàn toàn xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của khoa học vàthực tiễn khách quan nêu trên. 2. Mục tiêu của đề tài Mục tiêu của đề tài là làm sáng tỏ đặc điểm thành phần vật chất, nguồngốc và điều kiện thành tạo quặng Li trong vùng nghiên cứu, tạo cơ sở khoa họccho việc xác lập kiểu mỏ khoáng phục vụ cho công tác tìm kiếm-thăm dò. 3. Nhiệm vụ của đề tài - Nghiên cứu đặc điểm thành phần vật chất quặng Li: thành phần khoángvật, THCSKV, cấu tạo, kiến trúc quặng; thành hoá học quặng Li và tổ hợp thànhphần có ích đi kèm. - Nghiên cứu điều kiện thành tạo: nghiên cứu điều kiện địa chất, điều kiệnhóa-lý thành tạo quặng Li. - Nghiên cứu các yếu tố khống chế quặng Li. - Xác lập kiểu mỏ, phân chia các kiểu quặng. - Xác lập các tiền đề và dấu hiệu tìm kiếm-dự báo. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là quặng Li và các đối tượng địa chất có liên quantrong vùng Đức Phổ - Sa Huỳnh. 2 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa khoa học: Việc xác lập kiểu mỏ quặng Li trong vùng nghiên cứu là cơ sở khoa học -thực tiễn góp phần bổ sung lý luận cho khoa học địa chất mỏ quặng. Ý nghĩa thực tiễn Các kết quả nghiên cứu sẽ góp phần định hướng cho công tác tìm kiếmphát hiện các mỏ khoáng tương tự phục vụ Quy hoạch điều tra cơ bản địa chấtvề tài nguyên khoáng sản. 6. Các luận điểm bảo vệ 1. Khoáng sản Li vùng Đức Phổ - Sa Huỳnh thuộc kiểu mỏ Pegmatitgranit Na-Li, phụ kiểu Pegmatit lepidolit, được thành tạo trong quá trình biếnchất trao đổi các thân pegmatit, và bị biến chất trao đổi greisen hoá kèm theokhoáng hoá thiếc chồng lên. 2. Các yếu tố khống chế quặng bao gồm: yếu tố magma xâm nhập là cácthành tạo granitoid phức hệ Sa Huỳnh (P3-T1 sh); yếu tố cấu trúc kiến tạo là hệthống đứt gãy phương tây bắc đông nam; yếu tố thạch học - địa tầng là đá phiến kếttinh thuộc phức hệ Kan Nack đóng vai trò vây quanh quặng. 7. Các điểm mới của đề tài 1. Từ c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: