Danh mục

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Địa chất: Đặc điểm quặng hóa wolfram-đa kim mỏ Núi Pháo ở Đại Từ - Thái Nguyên

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 623.02 KB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án đã làm rõ 3 yếu tố quan trọng khống chế sự thành tạo skarn và quặng hóa trong mỏ Núi Pháo là yếu tố magma (khối granit 2 mica Đá Liền-Phức hệ Pia Oắc tuổi K2), yếu tố thạch học-địa tầng (tầng đá carbonat-hệ tầng Phú Ngữ) và yếu tố đá biến chất trao đổi (các thể đá skarn, các thể đá bị greisen hóa). Khả năng sinh quặng W-đa kim của khối granit 2 mica Đá Liền đã được chứng minh, làm rõ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Địa chất: Đặc điểm quặng hóa wolfram-đa kim mỏ Núi Pháo ở Đại Từ - Thái Nguyên BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT ----------***---------- VÕ TIẾN DŨNGĐẶC ĐIỂM QUẶNG HÓA WOLFRAM - ĐA KIM MỎ NÚI PHÁO, ĐẠI TỪ, THÁI NGUYÊN Ngành: Kỹ thuật địa chất Mã số: 9.52.05.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA CHẤT HÀ NỘI - 2017 Công trình được hoàn thành tại: Bộ môn Khoáng sản, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội. Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Quang Luật 2. TS. Trần Mỹ Dũng Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Khắc Giảng Phản biện 2: PGS.TS. Đỗ Đình Toát Phản biện 3: TS. Đinh Hữu Minh Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá Cấp Trường họp tại Trường Đại Học Mỏ Địa Chất vào hồi ……. ngày...… tháng … năm 201….Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia, Hà Nội, - Thư viện Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội. 1 MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài Mặc dù đã được nghiên cứu và hiện đang trong quá trình khai thác,song mỏ W Núi Pháo vẫn còn nhiều vấn đề cấp thiết chưa được làmsáng tỏ hoặc còn nhiều tranh luận, cụ thể như: quặng hóa wolfram liênquan nguồn gốc với granit của phức hệ magma nào trong khu mỏ; cácTHCS khoáng vật quặng ứng với từng kiểu quặng và mối quan hệ thờigian - không gian của chúng với các kiểu đá biến chất trao đổi trongkhu mỏ chưa được phân chia & luận giải một cách hệ thống; mối quanhệ giữa quặng hóa wolfram và đá skarn là đồng thời, kéo theo hay nằmchồng; mối quan hệ giữa các giai đoạn thành tạo skarn với giai đoạngreisen và giai đoạn nhiệt dịch chưa được làm rõ; mô hình nguồn gốcmỏ cũng chưa được xây dựng. Đề tài Luận án “Đặc điểm quặng hóa wolfram-đa kim mỏ Núi Pháo,Đại Từ- Thái Nguyên” được NCS lựa chọn hoàn toàn xuất phát từ nhữngyêu cầu cấp thiết của thực tiễn khách quan nhằm giải quyết những vấn đềtồn tại nêu trên, tạo cơ sở khoa học cho việc dự báo, tìm kiếm và đánhgiá kiểu mỏ skarn-sheelit-sulfua ở Việt Nam.2. Mục tiêu của luận án Luận án có mục tiêu làm sáng tỏ thành phần vật chất và bản chấtnguồn gốc quặng hóa wolfram- đa kim của mỏ Núi Pháo, làm cơ sởkhoa học cho công tác dự báo, tìm kiếm - thăm dò, khai thác và chếbiến loại hình khoáng sản này.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận án là quặng wolfram - đa kim và cácthành tạo địa chất liên quan quặng hóa wolfram - đa kim trong toàn diệntích mỏ Núi Pháo thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. - Phạm vi vùng nghiên cứu thuộc phần tây nam đứt gãy sâu SôngHồng tại nơi giao nhau của 3 đới kiến tạo: đai tạo núi nội lục Paleozoisớm tây Việt bắc, Đông Bắc bộ và hệ rift nội lục Pecmi muộn -Mesozoi trũng An Châu. Diện tích mỏ là 0.92 km2.4. Nhiệm vụ của luận án - Nghiên cứu hoàn cảnh địa chất và vị trí mỏ Núi Pháo trong bình đồcấu trúc khu vực. - Nghiên cứu các yếu tố kiến trúc tạo nên cấu trúc mỏ Núi Pháo vàvai trò của các yếu tố này trong sự thành tạo và định vị quặng hóawolfram - đa kim, bao gồm: yếu tố cấu trúc kiến tạo, yếu tố magma,yếu tố thạch học - địa tầng, yếu tố đá biến chất trao đổi. - Nghiên cứu đặc điểm phân bố và đặc điểm hình thái, cấu trúc cácthân quặng wolfram - đa kim. 2 - Nghiên cứu thành phần vật chất, cấu tạo và kiến trúc quặngwolfram - đa kim, xác định các thời kỳ và giai đoạn tạo khoáng trongmỏ Núi Pháo. - Nghiên cứu điều kiện thành tạo và xây dựng mô hình nguồn gốctổng quát mỏ wolfram-đa kim Núi Pháo trên cơ sở các công tác đã tiếnhành ở các bước trên.5. Các phương pháp nghiên cứu Luận án được tổng hợp, xử lý và xây dựng trên cơ sở kết quả củacác phương pháp nghiên cứu truyền thống kết hợp phương pháp hiệnđại như sau: * Tổ hợp các phương pháp nghiên cứu tại thực địa: Xác định vị trícác thân quặng trong các mặt cắt địa chất chính cắt qua khu mỏ; Xác địnhmối liên quan (hoặc không liên quan) của quặng hóa với các đá xâmnhập; Xác định thành phần các đá vây quanh quặng; Xác định các điềukiện kiến tạo khống chế, định vị thân quặng; Xác định hình thái, kíchthước và thành phần của các thân quặng và v.v.; Mô tả mẫu khoan, hiệntrường; Thu thập các loại mẫu tại khai trường, vết lộ cũng như mẫu lõikhoan. * Tổ hợp các phương pháp nghiên cứu trong phòng: Phương phápphân tích khoáng tướng ; Phương pháp phân tích lát mỏng thạch học ;Phương pháp phân tích hoá silicat; Phương pháp phân tích quang phổplasma (ICP, ICP-MS); Phương pháp phân tích hiển vi điện tử quét(SEM); Phương pháp phân tích tuổi đồng vị U-Pb zircon; Phương phápphân tích tuổi đồng vị Re-Os molybdenit; Phương pháp tin học trongtổng hợp, xử lý, đối sánh và luận giải số liệu; Phương pháp so sánhtương tự; Phương pháp Toán địa chất nhận dạng và so sánh các đốitượng địa chất; Phương pháp mô hình hóa các quá trình tạo quặng.6. Những điểm mới của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án đã đạt được một số điểm mới sau: 1 - Luận án đã làm rõ 3 yếu tố quan trọng khống chế sự thành tạoskarn và quặng hóa trong mỏ Núi Pháo là yếu tố magma (khối granit 2mica Đá Liền-Phức hệ Pia Oắc tuổi K2), yếu tố thạch học-địa tầng (tầngđá carbonat-hệ tầng Phú Ngữ) và yếu tố đá biến chất trao đổi (các thểđá skarn, các thể đá bị greisen hóa). Khả năng sinh quặng W-đa kimcủa khối granit 2 mica Đá Liền đã được chứng minh, làm rõ. 2 - Làm rõ điều kiện thế nằm, đặc điểm phân bố cũng như hìnhthái và cấu trúc các thể đá biến đổi cũng như các thân quặng W - đakim trong mỏ Núi Pháo. Làm rõ quan hệ giữa skarn và quặng hóa làquan hệ nằm chồng. Những kết quả nghiên cứu mới về tuổi đồng vịU-Pb zircon của 2 phức hệ magma: Núi Điệng và Pia Oắc có mặt 3trong mỏ đã góp phần làm sáng tỏ thêm và khẳng định về t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: