Mục đích chính của luận án này là nghiên cứu áp dụng các phương pháp phân tích thuộc tính địa chấn, phân tích tổng hợp tài liệu ĐVLGK để xây dựng mô hình địa chất mới cho tầng chứa dầu khí trầm tích Mioxen hạ, mỏ Bạch Hổ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Địa chất: Mô hình hóa tầng chứa dầu khí trên cơ sở phân tích các thuộc tính địa chấn và tài liệu địa vật lý giếng khoan trong trầm tích Mioxen, mỏ Bạch Hổ (bồn trũng Cửu Long) 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT NGUYỄN XUÂN TRUNG MÔ HÌNH HÓA TẦNG CHỨA DẦU KHÍ TRÊN CƠ SỞ PHÂNTÍCH CÁC THUỘC TÍNH ĐỊA CHẤN VÀ TÀI LIỆU ĐỊA VẬT LÝGIẾNG KHOAN TRONG TRẦM TÍCH MIOXEN, MỎ BẠCH HỔ (BỒN TRŨNG CỬU LONG) Chuyên ngành: Địa chất dầu khí Mã số: 62.44.59.05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA CHẤT Hà Nội - 2011 2Công trình được hoàn thành tại:Bộ môn Địa chất dầu khí, Khoa Dầu khíTRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT HÀ NỘINGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:1. PGS. TS. Lê Hải An - Trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội2. TS. Hoàng Ngọc Đang - Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt NamPhản biện 1:Phản biện 2:Phản biện 3:Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh luận án cấp Trường, họp tạitrường Đại học Mỏ - Địa chất, Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội vào hồi8 giờ 30’ ngày tháng năm 20Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện Quốc gia, Hà Nội hoặc thưviện trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội. 1 Mở đầu1. Tính cấp thiết của luận án Mỏ Bạch Hổ thuộc bồn trũng Cửu Long, đã phát hiện dầu khí cả ở trongđá móng trước Kainozoi và trầm tích Paleogen và được đưa vào khai thác hơn20 năm. Trong giai đoạn tận khai thác hiện nay, với số lượng giếng khoanthăm dò và khai thác không nhỏ, đối tượng chứa dầu khí trong trầm tíchMioxen hạ đang được các nhà nghiên cứu tập trung đánh giá lại. Luận án“Mô hình hóa tầng chứa dầu khí trên cơ sở phân tích các thuộc tính địa chấnvà tài liệu địa vật lý giếng khoan trong trầm tích Mioxen, mỏ Bạch Hổ (bồntrũng Cửu Long)” là công trình tổng kết các đóng góp của nghiên cứu sinh(NCS) trong việc nghiên cứu và đánh giá chất lượng tầng chứa của trầm tíchMioxen. Nghiên cứu này đã tổng hợp kết quả phân tích tài liệu địa chấn, đặcbiệt là áp dụng các công nghệ hiện đại sử dụng các thuộc tính địa chấn và tiếpcận mới về các đơn vị dòng chảy (hydraulic flow units - HU) trong phân tíchtổng hợp tài liệu ĐVLGK – mẫu lõi nhằm cung cấp các thông tin có độ tincậy cao hơn để xây dựng mô hình tầng chứa dầu khí.2. Mục đích của luận án Mục đích chính của luận án là nghiên cứu áp dụng các phương pháp phântích thuộc tính địa chấn, phân tích tổng hợp tài liệu ĐVLGK để xây dựng môhình địa chất mới cho tầng chứa dầu khí trầm tích Mioxen hạ, mỏ Bạch Hổ.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các tầng chứa dầu khí từ 23-27 trongtrầm tích Mioxen hạ, mỏ Bạch Hổ. Phạm vi nghiên cứu giới hạn trong phầndiện tích 400km2 tài liệu địa chấn 3D PSDM của mỏ Bạch Hổ, nơi có cấu trúcđịa chất không quá phức tạp và có tài liệu khá đầy đủ, có chất lượng để ápdụng các phương pháp nghiên cứu trong luận án.4. Nội dung nhiệm vụ của luận án: Tổng hợp tài liệu địa chất, địa vật lý của mỏ Bạch Hổ nhằm làm sáng tỏ cácđặc điểm cấu trúc địa chất của trầm tích Mioxen. Nghiên cứu khả năng áp dụng phân tích các thuộc tính địa chấn và phântích tổng hợp tài liệu ĐVLGK, mẫu lõi, thử vỉa ... nhằm xác định các đơn vị 2dòng chảy cũng như phân bố của chúng trên toàn bộ trầm tích Mioxen, mỏBạch Hổ. Mô hình hóa các tầng chứa dầu khí của trầm tích Mioxen trên quan điểm mớivà đánh giá tính chính xác và khả năng ứng dụng của mô hình địa chất đó. Đề xuất quy trình phân tích xử lý tổng hợp tài liệu địa chất - địa vật lý phùhợp với điều kiện địa chất phức tạp của trầm tích Mioxen của mỏ Bạch Hổ vàđịnh hướng cho phát triển và quản lý mỏ trong giai đoạn tiếp theo.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:a. Ý nghĩa khoa học Làm sáng tỏ khả năng áp dụng các phương pháp phân tích địa chấn hiệnđại, kiểm chứng cách tiếp cận mới trong phân tích tổng hợp tài liệu địa vật lýgiếng khoan nhằm xây dựng mô hình tầng chứa dầu khí trong điều kiện địachất mỏ Bạch Hổ, bể Cửu Long Việt Nam.b. Ý nghĩa thực tiễn Góp phần làm sáng tỏ đặc điểm tầng chứa trầm tích Mioxen giúp cho nângcao hiệu quả công tác phát triển và quản lý mỏ Bạch Hổ. Cung cấp thông tin tin cậy cho đánh giá lại tiềm năng chứa dầu khí củatrầm tích Mioxen, mỏ Bạch Hổ.6. Cơ sở tài liệu và phương pháp nghiên cứu a. Cơ sở tài liệu Tài liệu địa chấn 3D (400km2 PSDM) Tài liệu địa vật lý giếng khoan, đo kiểm tra khai thác, thử vỉa Tài liệu mẫu lõi, phân tích thạch học, PVT. b. Phương pháp nghiên cứu Phân tích tổng hợp tài liệu địa chất - địa vật lý. Phân tích thống kê đơn biến, đa biến và mạng nơ-ron Phân tích các thuộc tính địa chấn, phương pháp xác định các đơn vịdòng chảy được nhiều nhà khoa học trên thế giới đang quan tâm nghiên cứu. Mô hình hóa địa chất nhằm làm sáng tỏ đặc điểm địa chất và đánh giámột cách hiệu quả hệ tầng chứa dầu khí Mioxen hạ. 37. Các điểm mới của luận án Minh giải chi tiết 2 tầng phản xạ SH-5, SH-7 và hệ thống hóa lại toàn bộcác đứt gãy. Minh giải mới tầng phản xạ SH-6, bất chỉnh hợp trong trầm tíchMioxen hạ, tương ứng với nóc vỉa 24. Xây dựng các bản đồ phân bố các tầngsản phẩm trong Mioxen hạ tạo cơ sở cho xây dựng mô hình địa chất 3D. Lựa chọn các tham số phù hợp cho áp dụng tính toán các thuộc tính địa chấnbiên độ trung bình bình phương (RMS) và tổng biên độ dương (SPA) để xácđịnh diện phân bố của các thân cát trong hệ tầng chứa sản phẩm Mioxen hạ. Tích hợp tài liệu ĐVLGK và mẫu lõi để xác định và lựa chọn mô hình 4đơn vị dòng chảy sử dụng phương pháp phân tích thống kê và mạng nơ-ronnhằm đánh giá chất lượng tầng chứa bất đồng nhất của trầm tích Mioxen hạ. Ứng dụng các phương pháp địa thống kê xây dựng mô hình 3D tướ ...