Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Đo lường và đánh giá trong giáo dục: Mối quan hệ giữa đặc điểm người học và kết quả trong các chu kỳ đánh giá PISA của Việt Nam và một số nước Đông Á
Số trang: 27
Loại file: docx
Dung lượng: 93.93 KB
Lượt xem: 38
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục đích nghiên cứu của luận án là nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để đánh giá mối quan hệ giữa đặc điểm người học và kết quả học tập của người học dựa trên dữ liệu trong các chu kỳ đánh giá PISA của Việt Nam và một số nước Đông Á; từ đó gợi mở suy nghĩ về các biện pháp hỗ trợ người học nâng cao kết quả học tập.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Đo lường và đánh giá trong giáo dục: Mối quan hệ giữa đặc điểm người học và kết quả trong các chu kỳ đánh giá PISA của Việt Nam và một số nước Đông Á ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC VŨ THỊ HƯƠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẶC ĐIỂM NGƯỜI HỌC VÀ KẾT QUẢ TRONG CÁC CHU KỲ ĐÁNH GIÁ PISA CỦA VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG Á CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC Mã số: 9140115 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC HÀ NỘI – 2020 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học 1: GS, TS Nguyễn Quý Thanh Người hướng dẫn khoa học 2: TS Lê Thị Mỹ Hà Phản biện 1:……………………………………………….. Phản biện 2:……………………………………………….. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến họp tại………………………………………... Vào hồi……giờ……ngày……tháng…..năm……… Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Việt Nam Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội. 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tác động của toàn cầu hóa cùng với các yêu cầu quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội đã tạo ra nhiều cạnh tranh ở các quốc gia trên thế giới. Tình trạng này đã đẩy mạnh đà tăng trưởng và cải thiện hệ thống giáo dục của nhiều quốc gia trên thế giới. Lý do thúc đẩy nhu cầu về một hệ thống giáo dục chất lượng ngày càng cao là do sự đóng góp của giáo dục trong việc tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế, cải thiện nguồn nhân lực (Glewwe et al., 2011). Vì vậy, nhiều quốc gia đã dành nhiều sự chú ý và đầu tư cho giáo dục. Ở Việt Nam, “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu” (Nghị quyết 29). Trong năm 2019 khoảng 5,8% GDP hay 20% tổng chi ngân sách đã được chi cho giáo dục (MOET, 2019. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức đó, nghiên cứu về các đặc điểm người học với những đặc điểm khác biệt của cá nhân người học đã trở thành một hướng nghiên cứu quan trọng trong giáo dục thời kỳ hiện đại (El Mawas, Ghergulescu, Moldovan, & Muntean, 2018). Nhu cầu nghiên cứu này ngày càng trở nên cấp thiết khi mà môi trường học tập thông minh và các đặc điểm cá nhân hóa ngày càng trở nên rõ rệt về trình độ kiến thức, động cơ, phong cách học, sở thích và chiến lược học khác nhau. Nghiên cứu về đặc điểm người học và ảnh hưởng của đặc điểm người học đến kết quả học tập của học sinh đã thu hút nhiều nghiên cứu ở nhiều quốc gia và nhiều lĩnh vực trên thế giới. Ở Châu Á, nhiều tác giả nghiên cứu đặc điểm người học, so sánh các đặc điểm học tập của học sinh trong mối tương quan với nhiều quốc gia với nhau và so sánh với một số quốc gia phương Tây như E. S.c. Ho (2009), Leung (2005). Theo tác giả này, nhiều nhà nghiên cứu đã phân tích, so sánh, lý giải nguyên nhân thành công của các quốc gia/vùng lãnh thổ đó dựa trên các đặc điểm người học Á Đông liên quan đến chiến lược học tập, giảng dạy và môi trường học tập, đặc biệt chú ý đến đặc điểm nhận thức và truyền thống văn hóa có sự thừa hưởng của các giá trị văn hóa phương Đông trong sự so sánh với các quốc gia Phương Tây. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đó thường nghiên cứu các học sinh Châu Á trong những nghiên cứu tập trung, chưa phân biệt các nhóm khác nhau của người Châu Á (E. S.c. Ho, 2009). Đây là một khoảng trống để các nhà nghiên cứu tiếp cận và cần lấp đầy trong tương lai. 3 Tham gia Chương trình Đánh giá quốc tế kết quả học tập học sinh (PISA) bắt đầu từ chu kỳ 2012 đến nay không chỉ là một trong những bước tiến của nước ta trong việc đổi mới kiểm tra kết quả học tập học sinh theo xu hướng hội nhập quốc tế mà còn là cơ hội để Việt Nam cũng như các nước đưa ra những góc nhìn về chính sách và thực tiễn giáo dục, giúp theo dõi các xu hướng trong việc chiếm lĩnh kiến thức và kỹ năng của học sinh giữa các nước tham gia và các nhóm dân cư khác nhau ở mỗi nước (OECD, 2013). Đây là một dữ liệu thứ cấp khổng lồ, có quy mô lớn và đáng tin cậy để kết nối, so sánh dưới góc độ quốc tế cho các quốc gia tham gia. Với sự tiến bộ của đo lường và đánh giá trong những năm gần đây về kết quả học tập của học sinh, nhiều nghiên cứu chỉ ra nhiều yếu tố liên quan đến nhà trường, gia đình, xã hội và bản thân ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh từ dữ liệu PISA. Tuy nhiên, ngoài các báo cáo phân tích chung được cung cấp bởi OECD, các nghiên cứu khai thác dữ liệu PISA Việt Nam còn rất hạn chế so với tiềm năng của nó. Do vậy, việc phân tích cơ sở dữ liệu PISA của Việt Nam để nghiên cứu các yếu tố tác động đến thành tích của học sinh Việt Nam có ý nghĩa quan trọng. Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Mối quan hệ giữa đặc điểm người học và kết quả trong các chu kỳ đánh giá PISA của Việt Nam và một số nước Đông Á” để thực hiện luận án Tiến sĩ. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để đánh giá mối quan hệ giữa đặc điểm người học và kết quả học tập của người học dựa trên dữ liệu trong các chu kỳ đánh giá PISA của Việt Nam và một số nước Đông Á; từ đó gợi mở suy nghĩ về các biện pháp hỗ trợ người học nâng cao kết quả học tập. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Mối quan hệ giữa đặc điểm người học và kết quả học tập của người học Khách thể nghiên cứu: Học sinh Việt Nam và học sinh một số quốc gia Đông Á được lựa chọn tham gia PISA chu kỳ 2012, 2015. 4. Câu hỏi nghiên cứu Luận án tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: 1. Cần xây dựng mô hình nghiên cứu như thế nào để có thể đo lường, đánh giá mộ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Đo lường và đánh giá trong giáo dục: Mối quan hệ giữa đặc điểm người học và kết quả trong các chu kỳ đánh giá PISA của Việt Nam và một số nước Đông Á ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC VŨ THỊ HƯƠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẶC ĐIỂM NGƯỜI HỌC VÀ KẾT QUẢ TRONG CÁC CHU KỲ ĐÁNH GIÁ PISA CỦA VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG Á CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC Mã số: 9140115 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC HÀ NỘI – 2020 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học 1: GS, TS Nguyễn Quý Thanh Người hướng dẫn khoa học 2: TS Lê Thị Mỹ Hà Phản biện 1:……………………………………………….. Phản biện 2:……………………………………………….. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến họp tại………………………………………... Vào hồi……giờ……ngày……tháng…..năm……… Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Việt Nam Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội. 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tác động của toàn cầu hóa cùng với các yêu cầu quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội đã tạo ra nhiều cạnh tranh ở các quốc gia trên thế giới. Tình trạng này đã đẩy mạnh đà tăng trưởng và cải thiện hệ thống giáo dục của nhiều quốc gia trên thế giới. Lý do thúc đẩy nhu cầu về một hệ thống giáo dục chất lượng ngày càng cao là do sự đóng góp của giáo dục trong việc tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế, cải thiện nguồn nhân lực (Glewwe et al., 2011). Vì vậy, nhiều quốc gia đã dành nhiều sự chú ý và đầu tư cho giáo dục. Ở Việt Nam, “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu” (Nghị quyết 29). Trong năm 2019 khoảng 5,8% GDP hay 20% tổng chi ngân sách đã được chi cho giáo dục (MOET, 2019. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức đó, nghiên cứu về các đặc điểm người học với những đặc điểm khác biệt của cá nhân người học đã trở thành một hướng nghiên cứu quan trọng trong giáo dục thời kỳ hiện đại (El Mawas, Ghergulescu, Moldovan, & Muntean, 2018). Nhu cầu nghiên cứu này ngày càng trở nên cấp thiết khi mà môi trường học tập thông minh và các đặc điểm cá nhân hóa ngày càng trở nên rõ rệt về trình độ kiến thức, động cơ, phong cách học, sở thích và chiến lược học khác nhau. Nghiên cứu về đặc điểm người học và ảnh hưởng của đặc điểm người học đến kết quả học tập của học sinh đã thu hút nhiều nghiên cứu ở nhiều quốc gia và nhiều lĩnh vực trên thế giới. Ở Châu Á, nhiều tác giả nghiên cứu đặc điểm người học, so sánh các đặc điểm học tập của học sinh trong mối tương quan với nhiều quốc gia với nhau và so sánh với một số quốc gia phương Tây như E. S.c. Ho (2009), Leung (2005). Theo tác giả này, nhiều nhà nghiên cứu đã phân tích, so sánh, lý giải nguyên nhân thành công của các quốc gia/vùng lãnh thổ đó dựa trên các đặc điểm người học Á Đông liên quan đến chiến lược học tập, giảng dạy và môi trường học tập, đặc biệt chú ý đến đặc điểm nhận thức và truyền thống văn hóa có sự thừa hưởng của các giá trị văn hóa phương Đông trong sự so sánh với các quốc gia Phương Tây. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đó thường nghiên cứu các học sinh Châu Á trong những nghiên cứu tập trung, chưa phân biệt các nhóm khác nhau của người Châu Á (E. S.c. Ho, 2009). Đây là một khoảng trống để các nhà nghiên cứu tiếp cận và cần lấp đầy trong tương lai. 3 Tham gia Chương trình Đánh giá quốc tế kết quả học tập học sinh (PISA) bắt đầu từ chu kỳ 2012 đến nay không chỉ là một trong những bước tiến của nước ta trong việc đổi mới kiểm tra kết quả học tập học sinh theo xu hướng hội nhập quốc tế mà còn là cơ hội để Việt Nam cũng như các nước đưa ra những góc nhìn về chính sách và thực tiễn giáo dục, giúp theo dõi các xu hướng trong việc chiếm lĩnh kiến thức và kỹ năng của học sinh giữa các nước tham gia và các nhóm dân cư khác nhau ở mỗi nước (OECD, 2013). Đây là một dữ liệu thứ cấp khổng lồ, có quy mô lớn và đáng tin cậy để kết nối, so sánh dưới góc độ quốc tế cho các quốc gia tham gia. Với sự tiến bộ của đo lường và đánh giá trong những năm gần đây về kết quả học tập của học sinh, nhiều nghiên cứu chỉ ra nhiều yếu tố liên quan đến nhà trường, gia đình, xã hội và bản thân ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh từ dữ liệu PISA. Tuy nhiên, ngoài các báo cáo phân tích chung được cung cấp bởi OECD, các nghiên cứu khai thác dữ liệu PISA Việt Nam còn rất hạn chế so với tiềm năng của nó. Do vậy, việc phân tích cơ sở dữ liệu PISA của Việt Nam để nghiên cứu các yếu tố tác động đến thành tích của học sinh Việt Nam có ý nghĩa quan trọng. Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Mối quan hệ giữa đặc điểm người học và kết quả trong các chu kỳ đánh giá PISA của Việt Nam và một số nước Đông Á” để thực hiện luận án Tiến sĩ. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để đánh giá mối quan hệ giữa đặc điểm người học và kết quả học tập của người học dựa trên dữ liệu trong các chu kỳ đánh giá PISA của Việt Nam và một số nước Đông Á; từ đó gợi mở suy nghĩ về các biện pháp hỗ trợ người học nâng cao kết quả học tập. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Mối quan hệ giữa đặc điểm người học và kết quả học tập của người học Khách thể nghiên cứu: Học sinh Việt Nam và học sinh một số quốc gia Đông Á được lựa chọn tham gia PISA chu kỳ 2012, 2015. 4. Câu hỏi nghiên cứu Luận án tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: 1. Cần xây dựng mô hình nghiên cứu như thế nào để có thể đo lường, đánh giá mộ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Luận án Tiến sĩ Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Đo lường và đánh giá trong giáo dục Luận án Đo lường và đánh giá trong giáo dục Chu kỳ đánh giá PISA Đặc điểm người học và kết quả học tậpGợi ý tài liệu liên quan:
-
205 trang 420 0 0
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển tín dụng xanh tại ngân hàng thương mại Việt Nam
267 trang 379 1 0 -
174 trang 308 0 0
-
206 trang 299 2 0
-
228 trang 265 0 0
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thú y trên địa bàn thành phố Hà Nội
25 trang 235 0 0 -
32 trang 216 0 0
-
Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Dấu ấn tư duy đồng dao trong thơ thiếu nhi Việt Nam từ 1945 đến nay
193 trang 214 0 0 -
208 trang 203 0 0
-
27 trang 195 0 0