Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Đổi mới tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân các cấp ở Việt Nam hiện nay

Số trang: 23      Loại file: pdf      Dung lượng: 347.60 KB      Lượt xem: 2      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án đánh giá thực trạng đổi mới tổ chức và hoạt động của UBNDViệt Nam hiện nay, đề xuất các kiến nghị, giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của UBND các cấp góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Đổi mới tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân các cấp ở Việt Nam hiện nay 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong quản lý nhà nước ở địa phương, UBND là cơ quan có vaitrò nổi trội qua hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Cùng vớiHĐND, quản lý của UBND quan hệ trực tiếp và đóng vai trò hết sứcquan trọng đến sự phát triển xã hội ở địa phương, đến việc thực hiệnquyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức, đồng thời liên quan đến hiệu lựcvà hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung. Vì vậy, nó luônlà tâm điểm chú ý của người dân địa phương, là mối quan tâm lớn củaĐảng, Nhà nước và toàn xã hội. Trong quá trình tiến hành đổi mới đất nước toàn diện từ năm1986 đến nay, cùng với quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước phápquyền XHCN Việt Nam, chính quyền địa phương nói chung, UBND cáccấp nói riêng đã có những thay đổi quan trọng. Sau rất nhiều văn bảnpháp luật quy định về tổ chức chính quyền địa phương được ban hành kếtiếp nhau, ngày 19/6/2015, Luật tổ chức chính quyền địa phương (Luậtnăm 2015) đã được Quốc hội thông qua thay thế Luật Tổ chức Hội đồngnhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 (Luật năm 2003). Trong Luậtnăm 2015, cùng với HĐND, UBND các cấp đã có những điều chỉnh theohướng đổi mới. Nhưng, điều đó không có nghĩa là đã là quá trình đổi mớichính quyền địa phương cũng như UBND đã hoàn tất. Vẫn còn có các ýkiến khác nhau xung quanh mô hình chính quyền địa phương và các vấnđề khác liên quan đến UBND. Đáng chú ý là có cả những ý kiến đề xâydựng chính quyền địa phương tự quản - mô hình đang là xu hướng chungđang hiện diện ở rất nhiều nước dân chủ trên thế giới. Mặt khác, các quyđịnh trong Luật năm 2015 áp dụng vào thực tiễn sẽ đòi hỏi phải có cácquy định pháp luật cụ thể hơn và tiến hành các hoạt động tổ chức thực tếnhư: xác định chức năng, nhiệm vụ, phân cấp quản lý, về đa dạng hoá tổchức bộ máy UBND, các cơ quan chuyên môn (CQCM) thuộc UBND, 2xác định các mối quan hệ với các tổ chức trong hệ thống chính trị, vềnhân sự UBND, về các phương thức, hình thức hoạt động, vấn đề mốiquan hệ của UBND với người dân, doanh nghiệp, tổ chức UBND tươngthích với các thành tựu khoa học và công nghệ, v.v. Ngoài ra, việc tổchức và hoạt động của UBND sẽ còn phải tính đến tác động của các tácđộng của kinh tế thị trường định hướng XHCN, của quá trình xây dựngvà hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN nước ta, của hội nhập quốctế, của các vấn đề có tính thời đại hiện nay là dân chủ và quyền conngười,… Sau các quy định của Hiến pháp năm 2013 và Luật năm 2015 vềchính quyền địa phương, vấn đề tiếp tục đổi mới chính quyền địa phươngnói chung, UBND nói riêng đang tiếp tục được đặt ra. Chính vì vậy, NCSnghiên cứu đã chọn đề tài: “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Ủy bannhân dân các cấp ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ luậthọc. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn vềđổi mới tổ chức và về hoạt động của UBND các cấp nước ta nhằm tiếptục đổi mới cơ quan này phù hợp với các điều kiện hiện nay ở nước tatrong giai đoạn hiện nay. Luận án nghiên cứu tổ chức và hoạt động củaUBND các cấp trên cơ sở thực tiễn Luật năm 2003, có tính đến Luật năm2015. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu tổ chức và hoạt động của UBND các cấp theođơn vị hành chính ở Việt Nam (không bao gồm đơn vị hành chính - kinhtế đặc biệt). Về thời gian, nghiên cứu UBND tập trung chủ yếu từ thời gianHiến pháp 1992 với việc ban hành Luật năm 2003 đến nay. 33. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nhận thức lý luận về đổi mới tổ chức và hoạt độngcủa UBND, đánh giá thực trạng đổi mới tổ chức và hoạt động của UBNDViệt Nam hiện nay, luận án đề xuất các kiến nghị, giải pháp đổi mới tổchức và hoạt động của UBND các cấp góp phần xây dựng Nhà nướcpháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Một là, làm rõ những vấn đề lý luận về đổi mới UBND các cấp. Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động củaUBND các cấp trong đổi mới. Ba là, đề xuất các quan điểm và giải pháp tiếp tục đổi mới tổchức và hoạt động của UBND các cấp. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở phép duy vật biệnchứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các quan điểm của Đảng và Nhà nước tavề các vấn đề nhà nước và pháp luật, về nhà nước XHCN, về chính quyềnđịa phương, trong đó có UBND các cấp. Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được luận án sử dụng đểnghiên cứu đề tài luận án là: phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống,phương pháp luật học so sánh, phương pháp lịch sử cụ thể, phương phápthống kê, tiếp cận liên ngành, đa ngành… 5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án Thứ nhất, luận án hệ thống hoá, làm rõ và bổ sung các vấn đề lýluận về tổ chức và hoạt động của UBND các cấp trong tổng thể và trêncác khía cạnh khác nhau với nhãn quan mới về vị trí, vai trò, chức năng,tổ chức, phương thức và hình thức hoạt động …của cơ quan hành chínhnhà nước địa phương trong các điều kiện mới. Thứ hai, trình bày khái quát những nét mới trong tổ chức và hoạtđộng của UBND các cấp qua các thời kỳ phát triển. Thứ ba, luận án đánh giá thực trạng đổi mới tổ chức và hoạt 4động của UBND qua các năm đổi mới, dự báo về vai trò của UBND theoLuật năm 2015, chỉ ra mặt tích cực cũng như hạn chế trong tổ chức vàhoạt động của UBND các cấp. Từ đó, chỉ ra nguyên nhân của các hạn chếtrong tổ chức và hoạt động của UBND các cấp. Thứ tư, với nhận thức mới và quan điểm thực tiễn, luận án đềxuất các gi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: