Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Dược học: Nghiên cứu can thiệp việc sử dụng olanzapin trong điều trị tâm thần phân liệt nhằm đảm bảo hiệu quả, an toàn tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 626.20 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Dược học "Nghiên cứu can thiệp việc sử dụng olanzapin trong điều trị tâm thần phân liệt nhằm đảm bảo hiệu quả, an toàn tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I" được nghiên cứu với mục tiêu là: Phân tích tình hình sử dụng olanzapin trong điều trị tâm thần phân liệt tại bệnh viện Tâm thần trung ương 1; Xây dựng phần mềm quản lý có tích hợp các hệ thống hỗ trợ ra quyết định lâm sàng áp dụng cho bệnh nhân TTPL sử dụng olanzapin; Phân tích các can thiệp dược lâm sàng trong điều trị bệnh nhân TTPL sử dụng olanzapin thông qua phần mềm quản lý có tích hợp hệ thống hỗ trợ ra quyết định lâm sàng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Dược học: Nghiên cứu can thiệp việc sử dụng olanzapin trong điều trị tâm thần phân liệt nhằm đảm bảo hiệu quả, an toàn tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI KIỀU MAI ANH NGHIÊN CỨU CAN THIỆP VIỆC SỬ DỤNG OLANZAPIN TRONG ĐIỀU TRỊ TÂM THẦN PHÂN LIỆT NHẰM ĐẢM BẢO HIỆU QUẢ, AN TOÀN TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN TRUNG ƯƠNG I Chuyên ngành: Dược lý – Dược lâm sàng Mã số: 60720405 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC Hà Nội, năm 2023 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Dược Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Thành Hải 2. TS. Nguyễn Hữu Chiến Phản biện 1: …………………………………… Phản biện 2: …………………………………… Phản biện 3: …………………………………… Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Trường họp tại:… Vào hồi ...... giờ ......... ngày ....... tháng ...... năm ...... Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Việt Nam Thư viện Trường Đại học Dược Hà Nội DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Kiều Mai Anh, Cấn Khánh Linh, Nguyễn Thành Hải (2020), “Tổng quan về hiệu quả và độ an toàn của chế độ liều dùng olanzapin trong điều trị tâm thần phân liệt”, Tạp chí Dược học, Tập 60, Số 528, 2020 (trang 3-9). 2. Kiều Mai Anh, Nguyễn Thanh Tuyền, Nguyễn Hữu Chiến, Nguyễn Thành Hải (2022), 'Phân tích hiệu quả cải thiện lâm sàng của olanzapin trên bệnh nhân tâm thần phân liệt thông qua mô hình dự đoán cây quyết định”, Tạp chí Nghiên cứu dược và thông tin thuốc, Tập 13, Số 2, 2022 (trang 1-9 3. Kieu Mai Anh, Nguyen Thanh Tuyen, Nguyen Huu Chien, Nguyen Xuan Bach, Pham Thu Huong, Nguyen Chi Thanh, Nguyen Thanh Hai (2022), “Phân tích yếu tố ảnh hưởng và khả năng dự đoán hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tâm thần phân liệt điều trị olanzapin thông qua mô hình cây quyết định”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia - VNU Journal of Science: Medical and Pharmaceutical Sciences, Vol. 38, No. 3 (2022) 1-8 A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN 1. Bối cảnh luận án Tâm thần phân liệt (TTPL) là một trong những bệnh loạn thần nặng thường gặp, cần được theo dõi điều trị lâu dài, nguy cơ tái phát cao, thường để lại hậu quả nặng nề cho bệnh nhân, gia đình và gánh nặng cho xã hội. Olanzapin là thuốc an thần kinh thế hệ 2 được sử dụng phổ biến trong điều trị TTPL, có phổ tác dụng rộng trên cả triệu chứng dương tính và âm tính của TTPL. Thuốc được chứng minh có hiệu quả cải thiện các triệu chứng của bệnh, độ dung nạp cao và ít gây tác dụng trên hệ ngoại tháp như các thuốc an thần kinh cổ điển. Tuy nhiên người bệnh sử dụng olanzapin vẫn phải đối diện với các tác dụng phụ đặc trưng, phổ biến như hội chứng chuyển hóa (HCCH), tăng cân, hay kéo dài khoảng QTc đơn thuần hoặc do hậu quả tương tác thuốc. Để đảm bảo sử dụng olanzapin có hiệu quả, an toàn và nâng cao sự phối hợp tích cực giữa bác sĩ điều trị, dược sĩ lâm sàng, có nhiều cách tiếp cận khác nhau, một trong những cách đó là sử dụng hệ thống hỗ trợ quyết định lâm sàng (CDSS) tích hợp trên phần mềm quản lý bệnh viện, có tiềm năng giúp giảm bớt khối lượng công việc cho dược sĩ lâm sàng và giúp bác sĩ lâm sàng đưa ra các quyết định sử dụng thuốc phù hợp nhất. Xuất phát từ cơ sở đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu can thiệp việc sử dụng olanzapin trong điều trị tâm thần phân liệt nhằm đảm bảo hiệu quả, an toàn tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1”. 2. Mục tiêu của luận án 1. Phân tích tình hình sử dụng olanzapin trong điều trị tâm thần phân liệt tại bệnh viện Tâm thần trung ương 1 2. Xây dựng phần mềm quản lý có tích hợp các hệ thống hỗ trợ ra quyết định lâm sàng áp dụng cho bệnh nhân TTPL sử dụng olanzapin 1 3. Phân tích các can thiệp dược lâm sàng trong điều trị bệnh nhân TTPL sử dụng olanzapin thông qua phần mềm quản lý có tích hợp hệ thống hỗ trợ ra quyết định lâm sàng. 3. Tính mới của luận án Đây là nghiên cứu đầu tiên xây dựng được phần mềm quản lý bệnh nhân có tích hợp hệ thống hỗ trợ ra quyết định lâm sàng, bao gồm các tính năng có giá trị hỗ trợ cho bác sĩ điều trị cũng như nhóm đa ngành trong chăm sóc bệnh nhân TTPL. Nổi bật như mô hình dự đoán về hiệu quả đáp ứng và khả năng xuất hiện biến cố HCCH với các thuật toán trí tuệ nhân tạo, được tích hợp trên phần mềm quản lý điều trị bệnh nhân TTPL. Lần đầu tiên, mô hình cây quyết định đã xác định được các yếu tố có tính dự báo quan trọng đối với đáp ứng điều trị TTPL, và khả năng có biến cố HCCH. 4. Bố cục của luận án Luận án có 144 trang bao gồm: Đặt vấn đề (02 trang), Chương 1. Tổng quan (43 trang), Chương 2. Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu (21 trang), Chương 3. Kết quả nghiên cứu (40 trang), Chương 4. Bàn luậ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: