Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Dược học: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của cây Giảo cổ lam quả dẹt (Gynostemma compressum X.X. Chen & D.R. Liang)

Số trang: 29      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.09 MB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Dược học "Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của cây Giảo cổ lam quả dẹt (Gynostemma compressum X.X. Chen & D.R. Liang)" được nghiên cứu với mục tiêu: Mô tả đặc điểm thực vật và xác định đặc điểm vi học của loài Giảo cổ lam quả dẹt. Định tính các nhóm chất hữu cơ; chiết xuất, phân lập và xác định cấu trúc hóa học của một số hợp chất phân lập được từ phần trên mặt đất của loài Giảo cổ lam quả dẹt; Đánh giá độc tính cấp và một số tác dụng sinh học của cao chiết và một số hợp chất phân lập được từ phần trên mặt đất của loài Giảo cổ lam quả dẹt.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Dược học: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của cây Giảo cổ lam quả dẹt (Gynostemma compressum X.X. Chen & D.R. Liang)BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN DƯỢC LIỆU Đinh Thị Thanh ThuỷNGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT, THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ MỘT SỐ TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA CÂY GIẢO CỔ LAM QUẢ DẸT (Gynostemma compressum X.X. Chen & D.R. Liang) Chuyên ngành: Dược liệu - Dược học cổ truyền Mã số: 9720206 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC Hà Nội, năm 2023 A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁNCông trình được hoàn thành tại: Viện Dược liệu, Trường Đại họcDược Hà Nội, Bộ môn Dược lý - Trường Đại học Y Hà NộiNgười hướng dẫn khoa học1. HD1: GS.TS. Phạm Thanh Kỳ2. HD2: PGS.TS. Phạm Thanh HuyềnPhản biện 1: GS. TS. Nguyễn Mạnh CườngPhản biện 2: PGS. TS. Nguyễn Thái AnPhản biện 3: PGS. TS. Bùi Thanh TùngLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họptại:vào hồi 9 giờ ngày 10 tháng 11 năm 2023Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện;- Thư viện Quốc Gia Hà Nội- Thư viện Viện Dược liệu 11. Tính cấp thiết của luận án Giảo cổ lam là tên gọi chung cho các loài thuộc chi Gynostemma Blume, đãđược sử dụng từ lâu trên thế giới. Hiện nay, trên thế giới chi Gynostemma Blume có khoảng 17 loài, phân bốở vùng nhiệt đới châu Á tới Đông Á. Thành phần chính của Giảo cổ lam là cácsaponin dammaran (gọi là gypenosid) có nhiều tác dụng đáng chú ý như hạ lipid,hạ glucose huyết, điều hòa chức năng miễn dịch, chống oxy hoá, gây độc tế bào... Tại Việt Nam đã công bố 6 loài Giảo cổ lam, trong đó 5 loài đã được nghiêncứu về thành phần hoá học và tác dụng sinh học bao gồm: G. pentaphyllum(Thunb.) Makino, G. longipes C.V.Wu, G. burmanicum King ex Chakravi, G.laxum (Wall.) Cogn. và G. guangxiense X.X. Chen & D.H. Qin. Tuy nhiên, loàiG. compressum X.X. Chen & D.R. liang (Giảo cổ lam quả dẹt) ở Việt Nam chưacó công bố nào về thành phần hoá học và tác dụng sinh học. Luận án: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và một sốtác dụng sinh học của cây Giảo cổ lam quả dẹt (Gynostemma compressumX.X. Chen & D.R. Liang) được thực hiện nhằm tạo cơ sở khoa học cho việckhai thác, khẳng định giá trị và sử dụng hiệu quả hơn loài Giảo cổ lam quả dẹttại Việt Nam.2. Mục tiêu của luận án - Mô tả đặc điểm thực vật và xác định đặc điểm vi học của loài Giảo cổ lamquả dẹt. - Định tính các nhóm chất hữu cơ; chiết xuất, phân lập và xác định cấu trúchóa học của một số hợp chất phân lập được từ phần trên mặt đất của loài Giảo cổlam quả dẹt. - Đánh giá độc tính cấp và một số tác dụng sinh học của cao chiết và một sốhợp chất phân lập được từ phần trên mặt đất của loài Giảo cổ lam quả dẹt.3. Những đóng góp mới của luận án3.1. Về thực vật Đã mô tả chi tiết các đặc điểm hình thái, đối chiếu với khoá phân loại củaTrung Quốc và các tài liệu chuyên khảo, so sánh với mẫu lưu tại Phòng Tiêu bản,Bộ môn Dược liệu, Trường Đại học Dược Hà Nội và sự giúp đỡ chuyên môn củacác cán bộ Trường Đại học Dược Hà Nội (HNIP), Viện Dược liệu, giám định tênkhoa học của mẫu Giảo cổ lam nghiên cứu là G. compressum X.X.Chen &D.R.Liang (GCL quả dẹt). Đã xác định đặc điểm vi phẫu thân, lá và đặc điểm bột dược liệu GCL quảdẹt. 13.2. Về thành phần hoá học Từ phần trên mặt đất của GCL quả dẹt, bằng phương pháp định tính đã xácđịnh có 7 nhóm chất chính gồm: saponin, flavonoid, caroten, sterol, đường khử,acid amin và polysaccharid. Từ phần trên mặt đất của GCL quả dẹt, đã phân lập và xác định cấu trúc của17 hợp chất, trong đó: - 3 hợp chất đã biết là corchoinol C, hydroxymethylfurfural và gycomosidII (là một saponin). - 14 hợp chất mới, lần đầu tiên được xác định cấu trúc và phân lập từ loàiGCL quả dẹt, trong đó có 4 hợp chất triterpenoid (được gọi tên là Gycomol VN1-4) và 10 saponin mới (được gọi tên là Gycomosid VN1-10).3.3. Về tác dụng sinh học * Về độc tính cấp Lần đầu tiên công bố LD50 của cao chiết nước là 20,4 g cao/kg và LD50 củacao chiết cồn EtOH 80% là 23,78 g cao/kg tương đương 102 g dược liệu và90,23g dược liệu/kg ttc * Tác dụng ức chế tích tụ lipid trên tế bào gan HepG2 của cao chiết phânđoạn n-hexan và n-butanol in vitro đã được công bố lần đầu. * Đã xác định tác dụng hoạt hoá p-AMPK, p-ACC, ức chế FAS và SREBP-1c trên tế bào mô mỡ 3T3-L1 in vitro của cao chiết tổng (GCT), 4 cao chiết phânđoạn (n-hexan (GCH), ethyl acetat (GCE), n-butanol (GCB) và cắn nước(GCW)) và 14 hợp chất mới phân lập được. Ngoài ra tác dụng theo nồng độ vàthời gian của hợp chất GC13 trên tế bào 3T3-L1 cũng đã được báo cáo. * Tác dụng hạ glucose máu trên mô hình đái tháo đường type 2 thực nghiệmin vivo của cao chiết EtOH 80% Sau 2 tuần đánh giá tác dụng trên chuột nhắt được gây mô hình đái tháođường typ 2 đã thể hiện các tác dụng: giảm nồng độ glucose máu so với lô môhình; giảm chỉ số MDA ở tụy chuột so với lô mô hình, cải thiện cấu trúc vi thểgan, tụy so với lô mô hình. Cao EtOH 80% GCL quả dẹt liều 0,96 g/kg/ngày thểhiện tác dụng tương đương so với liều 2,88 g/kg/ngày.4. Ý nghĩa của luận án Đây là lần đầu tiên loài GCL quả dẹt được nghiên cứu đầy đủ về thực vật,thành phần hoá học và tác dụng sinh học. Tên khoa học của mẫu nghiên cứu đã được xác định do đó kết quả nghiêncứu về hoá học và tác dụng sinh học có nguồn gốc dược liệu rõ ràng. Mô tả chi tiết đặc điểm hình thái thực vật cũng như công bố đặc điểm viphẫu góp phần nhận biết và tiêu chuẩn hoá dược liệu. 2 Đã phân lập được 17 hợp chất, trong đó có 14 hợp chất mới trong tự nhiên.Kết quả nghiên cứu về hoá học đã giúp bổ sung tư liệu cho ngành hoá học về cáchợp chất thiên nhiên nói c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: