Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Dược học: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và tác dụng chống viêm của loài Tỏa dương (Balanophora laxiflora Hemsl.)

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.01 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Dược học "Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và tác dụng chống viêm của loài Tỏa dương (Balanophora laxiflora Hemsl.)" được nghiên cứu với mục tiêu là: Xác định tên khoa học, mô tả đặc điểm hình thái và đặc điểm vi học của Tỏa dương; Nghiên cứu thành phần hóa học của Tỏa dương; Đánh giá tác dụng chống viêm của cao toàn phần, cao phân đoạn và một số hợp chất phân lập từ Tỏa dương.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Dược học: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và tác dụng chống viêm của loài Tỏa dương (Balanophora laxiflora Hemsl.) BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN DƯỢC LIỆU Nguyễn Thị Hồng Anh NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT, THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG CHỐNG VIÊM CỦA LOÀI TỎA DƯƠNG (BALANOPHORA LAXIFLORA HEMSL.) Chuyên ngành: Dược liệu - Dược học cổ truyền Mã số: 972.02.06 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC Hà Nội, năm 2022 Công trình hoàn thành tại: - Viện Dược liệu - Trường Đại học Dược Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Đỗ Thị Hà 2. PGS. TS. Nguyễn Thùy Dương Phản biện 1: PGS. TS. Phương Thiện Thương Phản biện 2: PGS. TS. Nguyễn Thu Hằng Phản biện 3: PGS. TS. Bùi Thanh Tùng Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện tổ chức tại Viện Dược liệu. Vào hồi……….giờ, ngày……..tháng……….năm …….. Có thể tìm đọc Luận án tại: - Thư viện Quốc gia Hà Nội. - Thư viện Viện Dược liệu. A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN 1. Tính cấp thiết của luận án Ở Việt Nam, có nhiều loài thuộc chi Dó đất (Balanophora) họ Dó đất (Balanophoraceae) đã và đang được sử dụng nhiều trong dân gian dùng làm thuốc bổ, kích thích tiêu hóa và tăng cường khả năng sinh dục …, trong đó loài Tỏa dương B. laxiflora được dùng phổ biến nhất. Loài Tỏa dương B. laxiflora được sử dụng làm thuốc chữa đau đầu, đau lưng, đinh nhọt, tăng cường khả năng sinh dục và trong các bài thuốc kích thích tiêu hóa hoặc phục hồi sức khỏe cho phụ nữ sau sinh. Các nghiên cứu về thành phần hóa học của loài B. laxiflora cho thấy loài này chứa đa dạng các nhóm hợp chất như: tannin, lignan, flavonoid, terpenoid, steroid … Tổng quan tài liệu nghiên cứu về tác dụng sinh học của loài Tỏa dương này cho thấy cao toàn phần, cao phân đoạn và một số hợp chất phân lập từ loài Tỏa dương B. laxiflora có tác dụng chống viêm khá rõ rệt. Cho đến nay, những nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài B. laxiflora ở Việt Nam còn rất hạn chế, mới chỉ có một vài công trình nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng sinh học của Tỏa dương như tăng cường sinh dục nhưng chưa có công bố nào về hoạt tính chống viêm của loài này. Chính vì vậy, nhằm làm rõ thành phần hóa học và hoạt tính chống viêm của loài loài B. laxiflora ở Việt Nam tạo cơ sở khoa học trong việc sử dụng bền vững tài nguyên cây thuốc này, đồng thời tạo tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo trong việc tạo ra các chế phẩm có hoạt tính sinh học cao phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, tôi lựa chọn thực hiện đề tài luận án: “Nghiên cứu về thực vật, thành phần hoá học và tác dụng chống viêm của loài Tỏa dương (Balanophora laxiflora Hemsl.)”. 2. Mục tiêu và nội dung của Luận án 2.1. Mục tiêu của Luận án Mục tiêu 1. Xác định tên khoa học, mô tả đặc điểm hình thái và đặc điểm vi học của Tỏa dương. Mục tiêu 2. Nghiên cứu thành phần hóa học của Tỏa dương. 1 Mục tiêu 3. Đánh giá tác dụng chống viêm của cao toàn phần, cao phân đoạn và một số hợp chất phân lập từ Tỏa dương. 2.2. Nội dung của Luận án ➢ Về thực vật - Mô tả đặc điểm hình thái, giám định tên khoa học mẫu nghiên cứu - Xác định đặc điểm giải phẫu một số bộ phận của cây và đặc điểm bột dược liệu Tỏa dương ➢ Về thành phần hóa học - Định tính sự có mặt của các nhóm hợp chất chủ yếu có trong Tỏa dương - Chiết xuất, phân lập và xác định cấu trúc của một số hợp chất tinh khiết từ Tỏa dương ➢ Về tác dụng chống viêm - Đánh giá tác dụng chống viêm và chống oxy hóa in vitro của cao chiết và các hợp chất phân lập từ Tỏa dương - Đánh giá tác dụng chống viêm in vivo (chống viêm cấp và viêm mạn) của cao chiết và một số hợp chất phân lập từ Tỏa dương. 3. Những đóng góp mới của Luận án 3.1. Về thực vật học Luận án là tài liệu đầu tiên mô tả chi tiết đặc điểm hình thái thực vật, đặc điểm vi phẫu thân, rễ và bột thân của loài Tỏa dương (Balanophora laxiflora Hemsl.). 3.2. Về hóa học Từ phần trên mặt đất loài Tỏa dương Balanophora laxiflora Hemsl. đã phân lập và xác định cấu trúc hóa học của 27 hợp chất, trong đó có 5 hợp chất mới (8S,8ʹS)- secoisolariciresinol-9ʹ-O-β-ᴅ-glucopyranosid, balanophorosid B, balanophoron, balanophoroside A, balanolaxin; 10 hợp chất lần đầu tiên phân lập được từ chi Dó đất Balanophora: salicifoliol, (8S,7ʹR,8ʹS)-isolariciresinol 9-O-β- ᴅ-glucopyranosid, p-hydroxybenzaldehyd, piceol (p-hydroxy acetophenon), trans–p–coumaryl aldehyd, 6-O-galloyl-1-O-E-caffeoyl-β-ᴅ-glucopyranose, (21β)-22-hydroxyhopan-3-on, (21α)-22-hydroxyhopan-3-on, deacetyl asperulosidic acid, 1-O-(3-methylbutyl)-6-O-β-ᴅ-xylopyranosyl- (1→6)-β-ᴅ- 2 glucopyranose; 4 hợp chất lần ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: