Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Giải pháp hạn chế nghề lưới kéo hoạt động trong vùng biển ven bờ huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh

Số trang: 22      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.08 MB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (22 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm điều tra thực trạng hoạt động của nghề lưới kéo, đánh giá mức độ xâm hại của nghề lưới kéo đến nguồn lợi thuỷ sản và đề xuất các giải pháp hạn chế nghề lưới kéo hoạt động khai thác nhằm bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tại vùng biển ven bờ huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Giải pháp hạn chế nghề lưới kéo hoạt động trong vùng biển ven bờ huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG ĐỖ ĐÌNH MINHGIẢI PHÁP HẠN CHẾ NGHỀ LƢỚI KÉO HOẠT ĐỘNG TRONG VÙNG BIỂN VEN BỜ HUYỆN VÂN ĐỒN TỈNH QUẢNG NINH Ngành đào tạo : Khai thác thuỷ sản Mã số : 9620304 TÓM TẮT LUẬN ÁN KHÁNH HÒA - 2020 1Công trình này được hoàn thành tại Trường Đại học Nha TrangNgười hướng dẫn khoa học: 1. TS. Hoàng Văn Tính 2. TS. Phan Trọng HuyếnPhản biện 1: Tiến sĩ Nguyễn Long Viện NC Hải sản, Hải PhòngPhản biện 2: Tiến sĩ Trần Văn Vinh Chi cục Thuỷ sản Bình ĐịnhPhản biện 3: Tiến sĩ Nguyễn Văn Lục Thành phố Nha TrangLuận án được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án cấp trường họp tại Trường Đạihọc Nha Trang vào hồi 14h giờ ngày 10 tháng 12 năm 2020Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Thư viện Trường Đại học Nha Trang 2 MỞ ĐẦU Huyện đảo Vân Đồn ở phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh, có diện tích khoảng2.171,33 km2, phần đất nổi là 551,33 km2; có 11 xã và 01 thị trấn, trong đó có 5 xãđảo. Vùng biển ven bờ (VBVB) huyện Vân Đồn có diện tích khoảng 1.620 km2, vớihơn 600 hòn đảo lớn nhỏ, tạo thành vùng biển kín; đáy biển tương đối bằng phẳng, chấtđáy chủ yếu là bùn, bùn cát; nguồn lợi thuỷ sản (NLTS) đa dạng và phong phú về thànhphần loài, nhiều loài có giá trị kinh tế cao, phân bổ đều các tháng trong năm, nên tàuthuyền có thể hoạt động khai thác thủy sản (KTTS) quanh năm. Toàn huyện có 1.501 tàu cá, với 5.100 lao động, hoạt động KTTS với nhiềunghề, ngư cụ khác nhau, trong đó có NLK, mặc dù đã bị cấm từ năm 2005, nhưng hiệnnay hàng năm vẫn có khoảng 721 tàu (2013) đến 708 tàu lưới kéo (2017) thườngxuyên hoạt động trong VBVB huyện Vân Đồn bất chấp các quy định của nhà nước.Xét về phương thức sử dụng có 3 dạng: Lưới kéo truyền thống (LKTT), lưới kéo kếthợp xung điện (LKXĐ) và lưới kéo biến tướng (LKBT). Do lực lượng chức năngthường xuyên tổ chức tuần tra, kiểm soát nên nhiều chủ tàu lưới kéo đã chuyển sangLKBT nhằm lách luật; các hoạt động này diễn ra quanh năm, đánh bắt cả ngày, lẫnđêm, tác động tiêu cực đến hệ sinh thái biển, NLTS và môi trường thuỷ sinh. Lựclượng bảo vệ nguồn lợi thủy sản địa phương đã làm hết khả năng của mình trong việctuần tra, kiểm soát, giáo dục, tuyên truyền, xử phạt... nhưng vẫn không ngăn chặnđược sự hoạt động của tàu lưới kéo trong vùng biển nghiên cứu (VBNC). Với cách đặt vấn đề như trên NCS thấy rằng việc lựa chọn đề tài luận án Giảipháp hạn chế nghề lưới kéo hoạt động trong vùng biển ven bờ huyện Vân Đồn tỉnhQuảng Ninh là cần thiết và cấp bách.MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI: Điều tra thực trạng hoạt động của nghề lưới kéo, đánh giá mức độ xâm hại củanghề lưới kéo đến nguồn lợi thuỷ sản và đề xuất các giải pháp hạn chế nghề lưới kéohoạt động khai thác nhằm bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tại vùng biển ven bờ huyện VânĐồn tỉnh Quảng NinhNỘI DUNG NGHIÊN CỨU: 1. Điều tra thực trạng hoạt động khai thác của nghề lưới kéo 2. Đánh giá mức độ gây hại đến nguồn lợi thuỷ sản của nghề lưới kéo 3. Phân tích làm rõ nguyên nhân tàu lưới kéo tập trung hoạt động tại vùng biểnven bờ huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh 4. Đề xuất giải pháp hạn chế tàu lưới kéo hoạt động khai thác tại vùng biển ven bờhuyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh 3Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀIÝ nghĩa khoa học: Bổ sung dữ liệu khoa học về thực trạng hoạt động của nghề lướikéo và cung cấp dẫn liệu khoa học về mức độ gây hại của nghề lưới kéo đến nguồnlợi thuỷ sản tại vùng biển ven bờ huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh.Ý nghĩa thực tiễn: Cung cấp cơ sở khoa học giúp cơ quan quản lý địa phương tổ chứcquản lý, hoạt động khai thác thuỷ sản, trong đó có nghề lưới kéo tại vùng biển ven bờnhằm bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và môi trường sinh thái.TÍNH MỚI CỦA LUẬN ÁN 1. Điều tra toàn diện thực trạng tàu thuyền nghề lưới kéo hoạt động khai thácthuỷ sản trong vùng biển ven bờ huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. 2. Đánh giá mức độ gây hại đến nguồn lợi thuỷ sản, môi trường sinh thái củanghề lưới kéo hoạt động tại vùng biển nghiên cứu một cách khoa học. 3. Phân tích làm rõ nguyên nhân tàu lưới kéo hoạt động ở vùng biển ven bờ, làmcơ sở khoa học để xây dựng giải pháp chuyển đổi nghề lưới kéo sang nuôi biển; thựchiện thả rạn nhân tạo nhằm hạn chế nghề lưới kéo hoạt động tại vùng biển nghiên cứu. 4. Đề xuất 3 giải pháp nhằm hạn chế hoạt động của nghề lưới kéo bước đầu cóhiệu quả tốt tại vùng biển nghiên cứu gồm: Giải pháp chuyển đổi nghề lưới kéo sangnuôi biển; thực hiện thả rạn nhân tạo kết hợp trồng phục ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: