Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên tiểu học

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 526.08 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học "Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên tiểu học" được nghiên cứu với mục tiêu: Nghiên cứu đề xuất chủ đề và kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên để triển khai thực hiện hoạt động trải nghiệm tại các trường tiểu học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên tiểu học BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HÀ VĂN TÚBỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2023 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HÀ VĂN TÚ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 9140101Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS. VÕ THỊ NGỌC LANNgười hướng dẫn khoa học 2: TS. HOÀNG MAI KHANHPhản biện 1:...................................................................Phản biện 2:...................................................................Phản biện 3:................................................................... Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2023 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hoạt động trải nghiệm (HĐTN) là hoạt động giáo dục mới, bắt buộc thực hiệntừ bậc tiểu học (TH) nhằm hình thành những phẩm chất chủ yếu, năng lực (NL)chung và một số NL đặc thù cho học sinh tiểu học (HSTH). Tuy nhiên, quá trìnhthực hiện HĐTN ở TH còn khá nhiều khó khăn do giáo viên tiểu học (GVTH)chưa được đào tạo, bồi dưỡng (BD) chuyên sâu về HĐTN, năng lực tổ chức(NLTC) HĐTN của GVTH chưa tốt. Vì vậy để tổ chức (TC) hiệu quả HĐTN, cầncủng cố, phát triển NLTC HĐTN cho GVTH. Hoạt động BD về HĐTN và NLTC HĐTN cho GVTH đã được thực hiện tuynhiên còn nhiều vấn đề cần khắc phục. Đã có một số công trình nghiên cứu vềHĐTN cho GVTH tuy nhiên, chưa có nghiên cứu quy mô được thực hiện về bồidưỡng NLTC HĐTN. Do đó, tiếp tục nghiên cứu nhằm xác định khung NLTCHĐTN cần có của GVTH và đề xuất chủ đề, kế hoạch bồi dưỡng để bồi dưỡngNLTC HĐTN cho GVTH, giúp GVTH thực hiện hiệu quả HĐTN trong giai đoạnhiện nay là cần thiết. Đó là lý do tác giả lựa chọn thực hiện luận án “Bồi dưỡngnăng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên tiểu học”. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu đề xuất chủ đề và kế hoạch bồi dưỡngNLTC HĐTN cho giáo viên để triển khai thực hiện HĐTN tại các trường TH. 3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu Khách thể nghiên cứu: Hoạt động bồi dưỡng NL dạy học cho GVTH. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động bồi dưỡng NLTC HĐTN cho GVTH. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng cơ sở lý luận về bồi dưỡng NLTC HĐTN cho GVTH. - Đánh giá thực trạng TCHĐTN, NLTC HĐTN của GVTH và hoạt động bồidưỡng NLTC HĐTN cho GVTH trên địa bàn TP.HCM. - Đề xuất chủ đề, kế hoạch bồi dưỡng để bồi dưỡng 3 NLTC HĐTN cho giáoviên tiểu học. - Kiểm nghiệm đánh giá tính khả thi, phù hợp và hiệu quả của 3 chủ đề và kếhoạch bồi dưỡng NLTC HĐTN cho giáo viên tiểu học. 5. Giả thuyết khoa học: Nếu các chủ đề, kế hoạch bồi dưỡng NLTC HĐTNcho GVTH đảm bảo tính khả thi, phù hợp và hiệu quả thì sẽ phát triển được nănglực chuyên môn về HĐTN, năng lực phối hợp các lực lượng giáo dục để tổ chứcHĐTN và năng lực tổ chức thực hiện HĐTN của GVTH. 6. Giới hạn nghiên cứu Về nội dung: tập trung nghiên cứu nghiên cứu lý luận và thực tiễn về NLTCHĐTN của GVTH để đề xuất chủ đề và kế hoạch bồi dưỡng NLTC HĐTN choGVTH. Về thời gian khảo sát: Đánh giá thực trạng TCHĐTN, NLTC HĐTN và 1bồi dưỡng NLTC HĐTN cho GVTH được tiến hành trong hai năm học 2020– 2021 và 2021 – 2022. Về địa bàn khảo sát: 19 trường TH tại Tp.HCM. 7. Hướng tiếp cận nghiên cứu: tiếp cận hệ thống, tiếp cận lịch sử và tiếp cậnthực tiễn. 8. Phương pháp nghiên cứu: luận án sử dụng phối hợp các phương pháp (PP)nghiên cứu tài liệu, PP điều tra bằng phiếu hỏi, PP phỏng vấn sâu, PP chuyên gia,PP thực nghiệm, PP xử lý số liệu. 9. Đóng góp của luận án - Về lý luận: Xây dựng được khung NLTC HĐTN cho GVTH với 6 năng lựcvà 34 chỉ báo năng lực; Hệ thống, xây dựng được lý luận về bồi dưỡng NLTCHĐTN cho GVTH. - Về thực tiễn: Làm rõ được thực trạng TCHĐTN của GVTH; Thực trạngNLTC HĐTN của GVTH; Thực trạng hoạt động bồi dưỡng NLTC HĐTN choGVTH; Đề xuất được ba chuyên đề và kế hoạch bồi dưỡng NL chuyên môn vềHĐTN, NL phối hợp các lực lượng GD để TCHĐTN và NLTC thực hiện HĐTNcho GVTH. 10. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và tài liệu tham khảo, luận án có 5 chương.Nội dung cụ thể của luận án gồm:Chương1: Tổng quan nghiên cứu về BD NLTC HĐTN cho giáo viên tiểu họcChương 2: Cơ sở lý luận về bồi dưỡng NLTC HĐTN cho giáo viên tiểu họcChương 3: Thực trạng bồi dưỡng NLTC HĐTN cho giáo viên tiểu họcChương 4: Tổ chức bồi dưỡng NLTC HĐTN cho giáo viên tiểu họcChương 5: Kiểm nghiệm đánh giá CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC 1.1. Nghiên cứu về tổ chức hoạt động trải nghiệm ở tiểu học HĐTN là chủ đề thu hút sự nghiên cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nước.Các tác giả đã tập trung nghiên cứu về khái niệm, vai trò, hình thức tổ chức cũngnhư cách thức đánh giá kết quả, vai trò của giáo viên trong học tập thông qua trảinghiệm cũng như tích hợp hoạt động trải nghiệm vào dạy học ở tiểu học và thựctiễn TCHĐTN ở TH, chưa có nhiều nghiên cứu về TCHĐTN với tư cách là mộthoạt động độc lập. 1.2. Nghiên cứu về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáoviên tiểu học 2 Các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước đã xác định đượcnhững phẩm chất, NL cốt lõi của giáo viên ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: