Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Đánh giá hoạt động thể dục thể thao cho mọi người dưới tác động của chính sách phát triển thể dục thể thao

Số trang: 48      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.66 MB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án "Đánh giá hoạt động thể dục thể thao cho mọi người dưới tác động của chính sách phát triển thể dục thể thao" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu đánh giá hoạt động TDTT cho mọi người dưới tác động của chính sách TDTT do Đảng, Nhà nước, các ngành ban hành từ thời kỳ đổi mới đất nước đến nay; trên cơ sở đó, đưa ra những phản biện khoa học về quá trình thực thi chính sách và đề xuất các định hướng trong hoạch định chính sách phát triển TDTT cho mọi người trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Đánh giá hoạt động thể dục thể thao cho mọi người dưới tác động của chính sách phát triển thể dục thể thaoBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO NGUYỄN THỊ HỒNG LIÊN ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC THỂ THAO CHO MỌI NGƯỜI DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỂ DỤC THỂ THAO Chuyên ngành: Giáo dục học Mã ngành: 9140101 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC HÀ NỘI – 2022 1 Công trình được hoàn thành tại: Viện khoa học Thể dục thể thaoNgười hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn 1: GS.TS Lâm Quang Thành Hướng dẫn 2: GS.TS. Lê Văn LẫmPhản biện 1: PGS.TS Đặng Văn Dũng, Trường Đại học TDTT Bắc NinhPhản biện 2: TS Đàm Quốc Chính, Tổng cục Thể dục thể thaoPhản biện 3: PGS.TS Phạm Xuân Thành, Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà NộiLuận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại ViệnKhoa học Thể dục thể thao vào hồi..... giờ..... ngày..... tháng..... năm.....Có thể tìm luận án tại: 1. Thư viện quốc gia Việt Nam 2. Thư viện Viện Khoa học Thể dục thể thao 1 A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN PHẦN MỞ ĐẦU Tính cấp thiết: Chính sách TDTT là một công cụ quan trọng của quản lý nhà nước về lĩnh vựcTDTT. Thông qua việc ban hành và thực thi các chính sách, những mục tiêu phát triểnTDTT được hiện thực hóa. Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách về TDTT trong cácvăn bản quy phạm pháp luật về TDTT. Bản chất của TDTT cho mọi người là hoạt động tập luyện, vui chơi giải trí, thi đấu thểthao của các đối tượng nhân dân nhằm thỏa mãn nhu cầu giữ gìn sức khỏe, tăng cường thểchất, tinh thần của bản thân và tham gia các hoạt động văn hóa - xã hội của cộng đồng.Hiện nay ở nước ta, phong trào TDTT cho mọi người phát triển rộng rãi và có nhiều chuyểnbiến rõ rệt, theo hướng đẩy mạnh phát triển TDTT trong từng đối tượng. Đánh giá, phân tích tác động của chính sách đã ban hành trong thực thi chính sách làcông việc thường xuyên của nhà quản lý. Tuy nhiên, phân tích chính sách không chỉ lànhu cầu của nhà quản lý, mà còn là nhu cầu của các tổ chức kinh doanh, nhu cầu của nhândân; vì vậy, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng việc đánh giá, phân tích tác động của chínhsách là một phần của công tác phản biện xã hội về các chính sách đã ban hành. Đại hội X của Đảng đề cập đến một thuật ngữ mới là “phản biện xã hội”. Khái niệmphản biện xã hội chưa được đề cập trong từ điển Tiếng Việt, nhưng được giải thíchtrong cuốn “Phản biện xã hội là sự phản biện nói chung, nhưng có quy mô và lực lượngrộng rãi hơn của xã hội, của nhân dân và các nhà khoa học về nội dung, phương hướng,chủ trương, chính sách, giải pháp phát triển KT-XH, khoa học-công nghệ, giáo dục, ytế, môi trường, trật tự an ninh chung toàn xã hội của Đảng, Nhà nước và các tổ chứcliên quan” [42]. Như vậy, mọi công dân đều có quyền và trách nhiệm tham gia phảnbiện xã hội, do đó phản biện xã hội mang tính nhân dân cao và là một phần của đánhgiá phân tích tác động của chính sách. Thực tiễn thời gian qua hoạt động thể chế hóa chính sách trong lĩnh vực quản lýTDTT đã đồng nhất quy trình hoạch định xây dựng chính sách với quy trình xây dựngvăn bản quy phạm pháp luật. Xuất phát từ thực tiễn trên, vấn đề được nhiều nhà khoahọc, nhà quản lý TDTT quan tâm về nghiên cứu đánh giá mức độ tác động chính sáchTDTT đối với sự phát triển TDTT và hiệu quả của quá trình thực thi chính sách chưađược nghiên cứu có tính hệ thống, khoa học, đặc biệt trong hoạt động TDTT cho mọingười. Từ các nguyên nhân trên, nghiên cứu đề tài luận án “Đánh giá hoạt động thểdục thể thao cho mọi người dưới tác động của chính sách phát triển thể dục thểthao” là cần thiết, làm cơ sở khoa học đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoạch định chínhsách phát triển TDTT Việt Nam nói chung, phát triển TDTT cho mọi người nói riêng. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu đánh giá hoạt động TDTT cho mọi người dưới tác động của chính sáchTDTT do Đảng, Nhà nước, các ngành ban hành từ thời kỳ đổi mới đất nước đến nay;trên cơ sở đó, đưa ra những phản biện khoa học về quá trình thực thi chính sách và đềxuất các định hướng trong hoạch định chính sách phát triển TDTT cho mọi người trongthời gian tới. 2 Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu 1: Hệ thống hóa các chính sách phát triển TDTT cho mọi người. Mục tiêu 2: Đánh giá thực trạng hoạt động TDTT cho mọi người dưới tác độngcủa chính sách TDT. Mục tiêu 3: Đánh giá hiệu quả tác động của chính sách phát triển TDTT tới hoạtđộng TDTT cho mọi người và đề xuất các định hướng trong hoạch định chính sách pháttriển hoạt động TDTT ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: